Top 3 cách khắc phục bọc răng sứ bị sưng lợi

bọc răng sứ bị sưng lợi

Bọc răng sứ là phương pháp làm răng sứ hiện đại giúp khách hàng sở hữu một hàm răng trắng sáng tự nhiên với khả năng ăn nhai hiệu quả. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi bọc sứ sẽ bị viêm lợi, mô mềm sưng đỏ gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi. Nếu bạn không may gặp tình trạng tương tự, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân bọc răng sứ bị sưng lợi cũng như cách khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị sưng lợi 

Bọc răng sứ là giải pháp phục hình mang đến nhiều lợi ích về thẩm mỹ hàm cũng như chức năng ăn nhai cho người sử dụng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng sẽ gặp một số biến chứng khi bọc sứ, trong đó phổ biến nhất là tình trạng viêm nướu do 3 nguyên nhân chính dưới đây:

Quy trình bọc sứ không chuẩn xác 

Để kết quả bọc răng sứ thành công, đồng thời không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cần phải bắt buộc thực hiện theo đúng quy trình. Thế nhưng, không phải nha khoa nào cũng đáp ứng được các vấn đề này và khiến nhiều khách hàng gặp các biến chứng bọc răng sứ bị đau nướu, cụ thể như:

  • Bác sĩ không tiến hành kiểm tra và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu trước khi bọc sứ. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn tiếp tục tấn công và gây viêm nhiễm, sưng đau nướu và răng nhiều hơn.Thậm chí gây ra vấn đề viêm tủy hoặc áp xe răng vô cùng nguy hiểm;
  • Quá trình thực hiện sai cách dẫn đến tỷ lệ mài cùi răng quá nhiều, làm gây phá vỡ khoảng sinh học. Nhờ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phá hủy tổ chức quanh răng.
  • Lắp răng sứ xong nếu không chú ý về vấn đề chất keo dán sứ còn dư cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm chân răng bọc sứ. 

Kỹ thuật chế tác răng sứ sai cách

Sau khi mài răng thật, bác sĩ sẽ chụp một mão răng sứ lên trên. Trường hợp chế tác răng sứ sai cách kích thước hoặc không khớp với cùi răng thật sẽ gây ra tình trạng hở, cộm, công vênh,.. Từ đó, khiến cho thức ăn giắt vào kẽ răng và rất khó vệ sinh,  lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm chân răng bọc sứ cũng như một số bệnh lý khác.

Không chú trọng vào quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày 

Nếu bạn không chú trọng trong quá trình vệ sinh răng miệng, sẽ khiến các thức ăn thừa không được làm sạch trong khoang miệng, dần dần hình thành các mảng bám vôi răng chứa đầy vi khuẩn. Từ đó, chúng sẽ phát triển và tấn công chân răng thật bên trong và gây ra tình trạng viêm nướu cấp sau khi gắn răng sứ.

bọc răng sứ bị sưng lợi
Dấu hiệu nhận biết bọc răng sứ bị sưng lợi

Dấu hiệu nhận biết bọc sứ bị sưng lợi 

Vậy làm thế nào để nhận biết bọc răng sứ bị sưng lợi? Đây sẽ là một trong những câu hỏi mà nhiều khách hàng quan tâm mà phải kể đến như:

  • Quan sát thấy nướu răng bị sưng to hơn bình thường. Một số trường hợp viêm chân răng bọc sứ nặng hón sẽ xuất hiện ổ mủ có màu trắng đục;
  • Nướu răng dễ bị chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Đồng thời mức độ này ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian;
  • Tụt nướu và làm lộ chân răng gây ra mất thẩm mỹ;
  • Nướu không còn bám chắc vào răng, điều này khiến cho răng bị lung lay;
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Nếu bạn thấy những triệu chứng trên hãy nhanh chóng liên hệ cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Quan trọng nhất là bạn cần phải tiến hành điều trị đúng thời điểm và đúng cách có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng này.

Top 3 cách khắc phục bọc răng sứ bị sưng lợi

Nếu bạn không may gặp tình trạng bọc răng sứ bị viêm lợi thì chắc hẳn mọi người sẽ đang lo lắng cách điều trị như thế nào. Hơn nữa, nhiều trường hợp các triệu chứng ở mỗi người xảy ra khác nhau nên bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau. 

Điều trị sưng lợi bằng thuốc 

Những trường hợp không quá nghiêm trọng khi bọc răng sứ bị viêm lợi, bác sĩ sẽ thể khuyên bạn nên áp dụng răng miệng bằng cách chải răng đúng cách hoặc chữa trị bằng các biện pháp không xâm lấn. Chẳng hạn như uống thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen hoặc Ibuprofen. Ngoài ra, bạn nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không tự mua thuốc bên ngoài và tự điều trị.

Điều trị sưng lợi bằng cách bọc lại răng sứ 

Nếu trường hợp khách hàng không thể sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh nên bọc răng sứ mới. Khi bọc răng sứ lần hai, phần mão răng sứ và thân răng sẽ sát khít với nhau, đồng thời sẽ không bị ảnh hưởng đến khoang miệng và tránh tình trạng viêm nhiễm như trước.

bọc răng sứ bị sưng lợi
Bọc răng sứ lần 2 sau khi điều trị viêm nướu 

Điều trị sưng lợi bằng phương pháp xâm lấn 

Điều trị sưng lợi bằng phương pháp xâm lấn đối với những trường hợp viêm lợi ở mức độ nặng hơn. Trường hợp quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị cắt nướu, cụ thể như:

Cắt nướu 

Cắt nướu là trường hợp áp dụng cho tình trạng tiêu xương ổ răng dẫn đến tình trạng viêm nướu kéo dài. Phần lợi bị viêm được làm sạch, sau đó mới tiến hành cắt bỏ một phần. Mục đích của kỹ thuật này chính là hạn chế sự tiếp xúc giữa lợi và mão răng sứ, nhằm giảm bớt các kích ứng liên quan khác.

Phẫu thuật ghép lợi 

Phẫu thuật ghép lợi trong trường hợp sau khi bọc răng sứ đã gây ra tình trạng nghiêm trọng làm phá vỡ khoáng sinh học. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ mão răng sứ cũ, sau đó tiểu phẫu di dời và tái sinh khoáng sinh học. Đợi từ 20 – 30 ngày khi khoáng sinh học đã ổn định, bác sĩ bọc răng sứ lần 2 cho người bệnh.

Bên cạnh việc điều trị nha khoa, khách hàng cần phải chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng tại nhà. Hãy đảm bảo răng đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng tối đa. Ngoài ra, khách hàng cũng nên khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để bác sĩ tiến hành cạo vôi răng và kiểm tra tình trạng của răng sứ.

bọc răng sứ bị sưng lợi
Bọc răng sứ lần 2 bạn cần phải chú ý những điều gì?

Một số lưu ý khi bọc răng sứ lần 2 tại nha khoa 

Để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến răng, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:

  • Thực hiện bọc răng sứ ở những địa chỉ nha khoa uy tín, đặc biệt có giấy phép hoạt động minh bạch;
  • Quá trình thực hiện cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn của Bộ Y tế;
  • Cơ sở vật chất của nha khoa thẩm mỹ phải khang trang, hiện đại và sạch sẽ;
  • Đội ngũ bác sĩ thực hiện nhiều kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề hợp pháp. Đồng thời có khả năng xử lý được tình huống một cách linh hoạt;
  • Răng sứ phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ, vật liệu cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng;

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục về tình trạng bọc răng sứ bị sưng lợi. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về sức khỏe răng miệng hiện tại. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe răng miệng nhé.

Kim Dung

chat zalo
messenger