Trong khoảng thời gian người mẹ mang thai, chắc chắn ai cũng sẽ mong chờ đến ngày chào đón con yêu chào đời. Do đó, mẹ bầu cần cập nhật các kiến thức, tìm hiểu kỹ các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, mục đích chuẩn bị tâm lý trước khi lên bàn đẻ. Cùng tham khảo qua bài viết này, My Auris sẽ giúp bạn biết các dấu hiệu chuyển dạ, cũng như cung cấp một số lưu ý khi người mẹ thấy các hiện tượng này nhé!
Mục Lục
Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh người mẹ cần lưu ý
Theo quan niệm, quá trình người mẹ mang thai được 9 tháng 10 ngày là đã đến ngày sinh. Tuy nhiên, việc sinh nở thường khó theo đúng được kế hoạch và các con có thể chào đời bất kể lúc nào. Vì vậy, mẹ bầu cần nắm qua các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh để chuẩn bị tốt tâm lý vượt cạn, bước vào giai đoạn chuyển dạ và chào đón thiên thần nhỏ của gia đình.
Bị sa bụng dưới
Ở giai đoạn những ngày cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ dần chuyển dần xuống khu vực xương chậu của người mẹ, chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hay thậm chí chỉ vài giờ trước lúc người mẹ sinh thật. Đặc biệt dễ dàng nhận viết đối với trường hợp sinh con đầu lòng.
Song, đối với những người mẹ sinh con lần thứ 2 trở đi, các dấu hiệu chuyển dạ thường sẽ khá mơ hồ, không rõ ràng, chỉ cảm nhận được khi quá trình sinh con chính thức bắt đầu. Lúc này, các bé đã ở trong tư thế sẵn sàng chào đời, đầu bé đã quay xuống phía dưới, ở tại vị trí thấp.
Lúc này, đầu của bé sẽ chèn lên bàng quang và làm cho các mẹ đi tiểu nhiều hơn, giống như 3 tháng đầu thai kỳ. Cảm giác nặng ở bụng dưới nhiều hơn nên mẹ sẽ thấy mình di chuyển khó khăn.
Cơn gò tử cung
Cơn gò tử cung chuyển dạ là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thường gặp nhất. Trong thai kỳ, những cơn co thắt tử cung đôi khi xuất hiện nhưng với tần suất không đều, không gây đau cho người mẹ, gọi là cơn gò chuyển dạ giả Braxton Hicks. Điều quan trọng là mẹ cần phải hiểu đúng và nhận biết đặc điểm của cơn gò chuyển dạ thật.
Con gò co thắt thật thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ với cường độ, cũng như tần suất tăng dần. Lúc này, thai phụ sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều và không giảm cho dù đã đổi tư thế.
Tần suất cơn gò diễn ra liên tục, điều đặn, cứ khoảng 5 đến 10 phút sẽ xuất hiện cơn gò kéo dài từ 30 đến 60 giây, sau đó sẽ răng dần từ 2 đến 3 phút/cơn. Do đó, sẽ không khó để mẹ bầu có thể nhận biết được cơn co thắt bình thường hay co thắt chuyển dạ.
Bị vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu chuyển dạ cực kỳ chuẩn xác. Vỡ nước ối là hiện tượng các chất dịch lỏng chảy từ từ hay ồ ạt dưới âm đạo của người mẹ. Lúc này, mẹ cần lau sạch dịch bằng khăn giấy hay khăn bông mềm. Với trường hợp nước ối có màu bất thường hay xuất hiện mùi hôi khó chịu thì mẹ bầu cần tới bệnh viện gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cổ tử cung bắt đầu giãn nở
Trong các tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của phần tử cung sẽ bắt đầu chuẩn bị cho quá trình sinh con, bằng cách giãn ra và mỏng đi trước khi mẹ chuyển dạ, mục đích thông thường cho con chào đời. Khi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đánh giá, theo dõi độ mở của tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo.
Tuy nhiên, tốc độ này ở mỗi thai phụ nhanh hay chậm sẽ khác nhau. Trung bình cổ tử cung phải mở 10cm mới được xem là thuận lợi cho quá trình sinh con. Bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Cổ tử cung bắt đầu dấu hiệu mở đến khoảng 3cm, tiến triển chậm khoảng 6 đến 8 giờ, trung bình 2 giờ sẽ mở được 1cm.
- Giai đoạn 2: Cổ tử cung mở 3 đến 10cm, tiến triển khá nhanh, mất khoảng 7 giờ. Trung bình mỗi giờ sẽ giãn nở thêm 1cm hay có thể là nhiều hơn.
Có dịch nhầy ở quần lót
Khi vào nhà vệ sinh, các mẹ bầu thấy ở đáy quần lót của mình xuất hiện nhiều dịch nhày màu vàng, hay hồng nhạt tiết ra thì cần phải lưu ý. Bởi dịch tiết âm đạm này là do nút nhầy ở trong tử cung bị bong ra.
Đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mà người mẹ sẽ gặp phải. Lúc này, bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên môn vì âm đạo đã chảy dịch, biểu hiện này chứng tỏ cổ tử cung đã mở và sắp chuyển dạ.
Bị đau lưng
Hiện tượng đau lưng có thể theo người mẹ đến cuối thai kỳ. Nhưng khi sắp sinh, những cơn đau này sẽ diễn ra thường xuyên hơn và có thể dữ dội hơn. Đồng thời còn kèm theo những cơn chuột rút.
Đây là dấu hiệu chuyển dạ mà người mẹ cần lưu ý. Theo chia sẻ của các chuyên gia, khi mẹ bầu chuẩn bị sinh con thì các khớp sẽ căng ra vị trí phần lưng, khung xương chậu, tạo điều kiện thuận lợi cho em bé trong bụng dễ dàng chui ra ngoài hơn.
Thai nhi đạp liên tục
Khi chuẩn bị chào đón con ra đời, em bé trong bụng sẽ đạp liên tục. Nguyên nhân là do em bé đã ngày một lớn hơn và diện tích trong tử cung không còn không gian rộng rãi nữa, khiến cơ thể con cảm thấy chật chội và có thể đạp mẹ liên tục nhằm đòi ra ngoài.
Giãn khớp
Trong quá trình mang thai, hormone relaxin đã hỗ trợ cho các dây chằng của mẹ trở nên mềm và giãn hơn. Lúc này, các khớp xương có thể trở nên linh hoạt hơn, giúp khung xương chậu mở rộng vào tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lâm bồn. Thực tế, đây là phản ứng tự nhiên nên các mẹ không cần phải hốt hoảng.
Khi có các dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ nên làm gì?
Thực tế, ngày dự sinh mà bác sĩ cung cấp chỉ là ngày dự kiến, có nhiều trường hợp sẽ không đúng. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, người mẹ cần bình tĩnh và không lo lắng cũng như thực hiện theo những điều sau:
- Trước hết, người mẹ cần khám thai theo lịch hẹn bác sĩ để được theo dõi và biết chính xác đã đến thời điểm cần phải nhập viện hay chưa. Khi đó, bạn sẽ được bác sĩ và nữ hộ sinh hướng dẫn chuẩn bị những vật dụng, các loại giấy tờ cần mang theo,…
- Cần làm quen với những cơn đau: Những cơn gò chuyển dạ đều gây nên cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, cơn gò chuyển dạ chính là một phần tích cực và cần phải có. Vì cứ sau mỗi lần co thắt thì thời điểm chào đời của con đang đến gần hơn.
- Kiểm soát tốt hơi thở, thả lỏng cơ thể bằng cách thở chậm và nhẹ nhàng. Điều này giúp bạn giảm bớt lo âu và những cơn đau.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Người mẹ cần chú ý, thận trọng với những dấu hiệu kể trên, nhằm thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. Điều quan trọng, người mẹ cần giữ cho mình một tâm lý thoải mái, ăn uống hợp lý để quá trình sinh con được thuận lợi. Hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Yến Nhi