Bọc răng sứ là kỹ thuật tối ưu nhất hiện nay khi muốn cải thiện khuyết điểm răng hàm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người dùng không thể sử dụng răng sứ trọn đời. Điều này đồng nghĩa người bệnh phải thay mới các răng sứ nhằm khắc phục khuyết điểm răng miệng và cải thiện tình trạng hư hỏng. Để biết lúc nào nên răng mới răng sứ và tháo răng sứ có đau không thì cùng theo dõi các thông tin chi tiết có trong bài viết này với nha khoa My Auris nhé!
Mục Lục
Có thực hiện thay mới răng sứ được không?
Bọc răng sứ là kỹ thuật “thay áo mới” cho những chiếc răng bị hô, khấp khểnh, lệch lạc,… ở mức độ nhẹ. Sau đó dùng răng sứ để bọc lên trên, những chiếc răng này đều có kích thước và hình dáng giống với răng thật, do đó đảm bảo tốt tính thẩm mỹ.
Thực tế, răng sứ sau khi bọc vẫn có thể tháo ra dù những chiếc răng này đã được bác sĩ cố định chắc chắn trên cung hàm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên quyết định tháo bỏ khi xuất hiện dấu hiệu bị viêm nhiễm, đen viền nướu,… Quá trình tháo bỏ răng sứ cần có sự hỗ trợ bởi bác sĩ chuyên môn và các dụng cụ y khoa chuyên dụng.
Thông thường sẽ có hai cách hỗ trợ tháo răng sứ:
- Cách 1: Cắt mão sứ thành nhiều mảnh nhỏ, sao đó tháo ra theo thứ tự để tránh làm tổn thương đến cùi răng gốc bên trong.
- Cách 2: Mài nhỏ răng sứ theo chiều dọc thân răng cho đến khi lộ sườn mão sứ. Việc này có mục đích khi tháo răng sứ sẽ không gây vướng vào những răng kế cận. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tháo răng một cách nhẹ nhàng.
Tháo răng sứ cần được thực hiện một cách khéo léo, đảm bảo tiến trình đúng kỹ thuật nhằm hạn chế gây các tổn thương hay nhiễm trùng lên mô nướu. Do đó, tháo răng sứ là kỹ thuật khi bắt buộc bạn đến trực tiếp nha khoa để thực hiện, không được tự ý tháo răng tại nhà.
Bác sĩ giải đáp: Tháo răng sứ có đau không?
Theo chia sẻ của bác sĩ, tháo răng sứ có đau không thì quá trình sẽ không hề gây đau nhức. Một phần do toàn bộ kỹ thuật được thực hiện trên răng giả, do đó bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nhiều. Đồng thời, trước khi tháo răng, bác sĩ có tiêm tê cho người bệnh, nhằm đảm bảo quá trình diễn ra an toàn và hạn chế các biến chứng.
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình không đau đớn, bạn cần chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Bác sĩ có tay nghề và chuyên môn không cao sẽ không đủ khả năng kiểm soát được độ hở, độ dày của răng sứ cần phải cắt. Đồng thời việc thay mới răng sứ không đúng kỹ thuật cũng khiến dụng cụ chạm vào ngà răng gây cảm giác đau nhức.
Đặc biệt, với những khách hàng lắp mão vàng, mão kim loại quý thì độ cứng sẽ khá cao. Nếu quá trình bác sĩ thực hiện không ổn định có thể gây xâm lấn ngà răng bên trong. Vào những ngày đầu sau khi bọc răng sứ mới, bạn có thể có cảm giác hơi khó chịu và ê buốt. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng một số loại thuốc giảm đau. Bạn cần thực hiện theo đúng chỉ định và các hướng dẫn từ bác sĩ, điều này giúp bạn hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn.
Xem thêm: Bọc răng sứ có đau không?
Quy trình tháo răng sứ và thay mới mão sứ diễn ra mấy bước?
Quy trình tháo răng sứ và bọc răng sứ mới sẽ được bác sĩ thực hiện theo 5 bước tiêu chuẩn sau:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn từ bác sĩ: Trước khi đi vào bất kỳ kỹ thuật nào, bác sĩ cũng cần tiến hành thăm khám. Điều này giúp kiểm tra tình trạng răng và xác định lý do cần phải tháo răng sứ cũ.
- Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê: Khoang miệng được bác sĩ vệ sinh sạch sẽ và gây tê nhằm hạn chế tình trạng đau nhức khi thực hiện.
- Bước 3: Tháo răng sứ: Bạn được bác sĩ cắt bỏ từng miếng răng sứ và gỡ ra từng phần.
- Bước 4: Khắc phục sự cố và lấy dấu răng: Tiến hành điều trị các nguyên nhân gây hư hỏng răng sứ hoặc nếu không có sẽ thực hiện bước lấy dấu răng nhằm làm lại các răng sứ mới.
- Bước 5: Thay mới răng sứ: Sau khi răng sứ mới được chế tác xong, người bệnh cần quay lại phòng khám để bác sĩ gắn cố định trên cùi răng. Thông qua đó, bác sĩ cần kiểm tra khớp cắn một lần nữa để đảm bảo khả năng ăn nhai có thể diễn ra một cách bình thường.
Xem thêm: [Hỏi đáp] Làm răng bọc sứ có bị hôi miệng không?
Đối tượng nào nên thực hiện tháo răng sứ và làm lại?
Tháo răng sứ để làm lại răng sứ mới được bác sĩ kiểm tra và chỉ định thực hiện một trong những trường hợp sau:
- Răng sứ kim loại sau nhiều năm sử dụng, các răng bắt đầu xuất hiện vệt đen viền nướu.
- Khi người bệnh có nhu cầu thay mới để sử dụng một dòng răng sứ cao cấp hơn.
- Người có nhu cầu thay đổi hình dáng răng sứ phù hợp với khuôn mặt hơn.
- Xuất hiện biến chứng gây nguy hiểm và bắt buộc người bệnh phải gặp bác sĩ để tháo răng sứ để làm lại cái mới.
- Nướu răng của người bệnh có dấu hiệu bị viêm.
Lưu ý: Người bệnh không được tự ý thực hiện tháo bỏ các răng sứ tại nhà. Quá trình này cần có sự chỉ định từ bác sĩ và được thực hiện bởi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bọc sứ.
Bọc răng sứ mới cần lưu ý điều gì?
Việc đau trong quá trình tháo răng sứ luôn được bác sĩ kiểm soát tốt. Tuy nhiên, sau khi điều trị và làm răng sứ mới, bạn sẽ cần lưu ý một số điểm sau:
- Vệ sinh răng miệng: Thực hiện tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Khi đánh răng nên chọn dùng loại bàn chải lông mềm, ngoài ra bạn cũng nên đầu tư thêm máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để giúp làm sạch mảng bám thức ăn trong kẽ răng.
- Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm quá dai, cứng, nóng và lạnh. Vì các thực phẩm này dễ gây tình trạng tổn thương và ê buốt răng. Bên cạnh đó, để duy trì màu sắc và chất lượng của răng sứ bạn cần tránh uống nước có gas, nước ngọt, cà phê,…
- Chú ý tăng cường những món ăn có chứa nhiều canxi để giúp tăng độ chắc khỏe cho răng như cá, tôm cua, trứng, sữa,…
- Chỉ nên thực hiện điều trị các vấn đề về răng ở nha khoa uy tín. Từ đó giúp tránh các biến chứng bất lợi cho sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, việc khám răng định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thăm khám ngay khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Bọc lại răng sứ mới có mức giá bao nhiêu?
Khi phải tháo răng sứ và làm lại lần hai thì các nha khoa thường tháo miễn phí răng sứ cũ. Đồng thời chi phí bọc mới răng sứ của mỗi người sẽ phụ thuộc vào loại răng sứ bạn chọn khi điều trị.
Hiện có hai dòng răng sứ phổ biến là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Răng sứ kim loại có chi phí phụ hình rẻ hơn, độ chịu lực tốt. Tuy nhiên tính thẩm mỹ của dòng răng sứ kim loại không cao vì nó dễ gây đen viền nướu sau vài năm sử dụng.
Mặt khác, răng sứ toàn sứ sẽ có giá cao hơn vì đảm bảo tốt tính thẩm mỹ, màu sắc răng tự nhiên và không gây đen viền nướu. Cụ thể, mức chi phí phục hình răng sứ, bạn có thể tham khảo qua bảng giá của nha khoa My Auris:
Loại răng | Chi phí |
Răng sứ không kim loại Zirconia (Đức) | ~ 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ/răng
(Giá theo Combo – Bảo hành 5 năm) |
Răng sứ Vita USA | ~ 2.500.000 – 4.500.000 VNĐ/răng
(Giá theo Combo – Bảo hành 8 năm) |
Răng sứ Cercon HT/ Nacera | ~ 3.500.000 – 6.000.000 VNĐ/răng
(Giá theo Combo – Bảo hành 10 đến 15 năm) |
Răng sứ Lava | ~ 5.500.000 – 9.000.000 VNĐ/răng
(Giá theo Combo – Bảo hành 20 năm) |
Răng sứ Emax Press | ~ 6.000.000 – 12.000.000 VNĐ/răng
(Giá theo combo – Bảo hành 25 năm) |
Răng sứ tinh thể Amira (Lisi) | ~ 8.000.000 – 14.000.000 VNĐ/răng
(Giá theo Combo – Bảo hành 30 năm) |
Răng sứ tinh thể Lucy | ~ 10.000.000 – 16.000.000 VNĐ/răng
(Giá theo Combo – Bảo hành trọn đời) |
Răng sứ tinh thể Irisa Orodent high Translucent | ~ 12.000.000 – 20.000.000 VNĐ/răng
(Giá theo Combo – Bảo hành trọn đời) |
Răng sứ tinh thể kim cương Endora | ~ 15.000.000 – 30.000.000 VNĐ/răng
(Giá theo Combo – Bảo hành trọn đời) |
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về việc tháo răng sứ có đau không? Quá trình thực hiện luôn được đảm bảo an toàn và không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn cần chọn đến cơ sở nha khoa uy tín. Nếu có nhu cầu làm răng sứ, hãy thăm khám ngay với My Auris để được đội ngũ chuyên môn hỗ trợ, tiến hành điều trị mang lại thẩm mỹ cao.
Yến Nhi