Bọc răng sứ là dịch vụ giúp răng được trắng sáng một cách tự nhiên. Do đó nó luôn nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng trong các năm gần đây. Tuy nhiên, một số người bệnh vẫn e ngại làm răng bọc sứ có bị hôi miệng không? Thực tế vấn đề này như thế nào thì mời bạn cùng tham khảo qua bài viết chi tiết sau. Bác sĩ chuyên môn thuộc nha khoa My Auris sẽ giúp bạn có được lời giải đáp chính xác nhất.
Mục Lục
Giải đáp làm răng bọc sứ có bị hôi miệng không?
Làm răng sứ bị hôi miệng là tình trạng mà nhiều người đã gặp phải. Kỹ thuật bọc răng sứ sẽ sử dụng các mão sứ để chụp cố định lên phần trụ răng thật đã được mài sẵn. Cách khắc phục này giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho người đang có răng thưa, hô, hay móm nhẹ,… Đem lại hàm răng trắng sáng như mong muốn. Vấn đề làm răng sứ có bị hôi miệng, các bác sĩ cho biết, tình trạng này sẽ không có cơ hội diễn ra nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Các bác sĩ đảm bảo thực hiện đúng chỉ định, đúng kỹ thuật chuẩn xác trong quá trình bọc răng sứ.
- Bác sĩ có tay nghề cao và quá trình điều trị có sự hỗ trợ từ các loại máy móc hiện đại.
- Sau khi bọc răng sứ, người bệnh cần chăm sóc và có biện pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng đúng cách.
- Các loại răng sứ được làm với chất liệu lành tính, khi bọc sẽ không làm kích ứng nướu và răng. Người bệnh cần đến những cơ sở nha khoa uy tín để chọn được loại răng sứ chất lượng.
Tại sao làm răng sứ bị hôi miệng?
Hiện nay vẫn có một số trường hợp bị hôi miệng sau làm răng sứ, thực tế nó bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Tay nghề bác sĩ không cao, chuyên môn kém
Kinh nghiệm của bác sĩ sẽ quyết định nhiều đến thành công, kết quả của một ca điều trị. Bác sĩ cần có những thao tác cẩn thận và chính xác từ khâu mài răng, lấy dấu răng đến chụp các mão sứ. Tất cả vì mục đích đảm bảo răng sứ lắp sát khít với phần viền nướu răng. Nếu không được thực hiện theo đúng quy trình, phần viền nướu sẽ tạo các khe hở. Từ đó các mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng sẽ xâm nhập, hoạt động mạch, tạo các viêm nhiễm và mùi hôi khó chịu, khiến bạn mất đi tự tin trong giao tiếp thường ngày.
Vật liệu sứ không đảm bảo mặt chất lượng
Một số nha khoa hiện nay vì muốn hạ giá thành nên đã nhập về các loại vật liệu sứ không đảm bảo chất lượng. Vì kim loại bền trong răng sứ giá rẻ rất dễ oxy hóa theo thời gian sử dụng, khiến chúng xuất hiện viền đen hoặc bị sứt mẻ. Từ đó về lâu dài còn tạo tình trạng sâu răng và hôi miệng đi kèm.
Người bệnh mắc các bệnh liên quan đến nướu hoặc sâu răng
Răng yếu có thể do thói quen vệ sinh răng miệng kém hoặc do di truyền. Thông thường, trước khi làm răng sứ, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem bạn có đang mắc bệnh lý răng miệng không, nếu có sẽ điều trị dứt điểm trước khi bọc sứ. Nếu thực hiện không đúng quy trình, phần trụ răng bên trong sẽ dễ gãy và bạn sẽ phải tháp lớp mão sứ bên ngoài.
Vệ sinh và chăm sóc răng miệng sai cách
Thói quen chăm sóc răng miệng ở nhà cũng quyết định rất nhiều đến việc bọc răng sứ có bị hôi miệng không. Đôi khi do cách vệ sinh sai khiến vi khuẩn vẫn có thể tích tụ, tạo ra nhiều chất lưu huỳnh phát ra mùi hôi khó chịu, miệng bắt đầu nghe có mùi kim loại. Thông thường, sau khi làm răng sứ, các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Do đó bạn nên tuân thủ để duy trì tốt kết quả lâu dài hơn.
Cách xử trí khi làm răng sứ bị hôi miệng
Để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng, trước tiên người bệnh cần gặp qua bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể. Từ đó, bác sĩ mới có cơ sở đưa ra biện pháp khắc phục cụ thể:
- Nếu bắt nguồn từ lỗi kỹ thuật, bác sĩ sẽ cần điều chỉnh lại răng hoặc thực hiện bọc lại răng sứ mới cho người bệnh.
- Nếu do mắc bệnh lý, người bệnh cần được điều trị dứt điểm để loại bỏ tình trạng hôi miệng.
- Với những người bệnh bị dị ứng với sườn kim loại của răng sứ hay có cơ địa nhạy cảm. Bác sĩ nha khoa có thể thay thế bằng loại răng sứ toàn sứ để không gây nên tình trạng kích ứng nào cho người bệnh.
Phòng tránh bọc răng sứ bị hôi miệng bằng cách nào?
Bạn hãy chú ý thăm khám với bác sĩ chuyên môn và thực hiện các phòng tránh theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Cụ thể, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn để thực hiện phòng tránh hôi miệng sau bọc răng sứ được tốt nhất:
- Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour cùng loại bàn chải lông mềm, chú ý đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, lưu ý đánh răng cần đúng kỹ thuật và đánh răng một cách nhẹ nhàng.
- Để tránh tình trạng vi khuẩn tồn đọng và gây hại đối với sức khỏe răng miệng. Bạn cần chú ý thay mới bàn chải đánh răng mới sau khoảng 3 tháng sử dụng.
- Để loại bỏ mảnh vụn thức ăn còn sót lại tại các vị trí mà bàn chải không thể tiếp cận làm sạch được. Lúc này bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để hỗ trợ làm sạch tốt nhất.
- Ngoài ra, để làm sạch khoang miệng, bạn nên dùng thêm nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý.
- Để hạn chế làm răng sứ có bị hôi miệng không cũng như tình trạng răng sứ bị bể, vỡ. Bạn cần hạn chế ăn các món quá cứng hay quá dai.
- Để tránh tình trạng lệch khớp cắn, bạn cần tập thói quen ăn nhai ở cả hai bên hàm. Đồng thời, thực hiện động tác nhai cần đúng cách để giúp răng có thể tự làm sạch.
- Duy trì thói quen kiểm tra với bác sĩ nha khoa khoảng 2 lần mỗi năm. Thông qua đó, bác sĩ sẽ giúp loại bỏ vôi răng, kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát, đồng thời kiểm tra được độ sát khít của răng sứ. Qua đó bác sĩ sẽ chủ động xử lý kịp thời khi có dấu hiệu bất thường xảy ra để giữ cho răng miệng luôn trong trạng thái sạch sẽ.
Những rủi ro khác có thể gặp phải khi bọc răng sứ
Ngoài việc làm răng sứ bị hôi miệng, phương pháp này nếu không được chăm sóc kỹ sẽ còn gây nên một số rủi ro như:
- Đau nhức kéo dài: Vi khuẩn tồn đọng, phát triển trong khoang miệng nếu mài răng quá mỏng, xâm phạm vào khoảng sinh học của răng gây tình trạng đau nhức kéo dài. Bên cạnh đó, đau nhức sau khi làm răng sứ có thể do điều chỉnh sai khớp cắn, lực ăn nhai dồn hết lên chân răng sứ.
- Viêm nướu và tụt lợi: Nếu sử dụng răng sứ không rõ nguồn gốc sẽ nhanh chóng làm nướu bị viêm, sưng đỏ, có mùi hôi,…
- Cấu trúc hàm bị lệch: Thao tác gắn mão sứ được thực hiện không đúng kỹ thuật do bác sĩ có tay nghề kém có thể làm vênh răng sứ, dẫn đến khớp cắn lệch. Từ đó làm cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn.
- Nút vỡ răng sứ: Nếu dùng răng sứ kém chất lượng thì sau khoảng thời gian ngắn, răng sứ sẽ bị nứt, vỡ,… Từ đó răng thật bên trong không được bảo vệ tốt, về sau dễ dẫn đến lung lay.
Thực tế, tình trạng hôi miệng ở răng sứ sẽ không diễn ra nếu bạn được thực hiện điều trị đúng quy trình, kỹ thuật và bản thân bạn có cách chăm sóc răng miệng khoa học. Do đó khi muốn bọc răng sứ, bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn hướng điều trị phù hợp theo tình trạng.
Yến Nhi