Sau khi kết thúc quá trình niềng răng chỉnh nha, hàm răng của bạn đã trở nên thẳng đều và chắc chắn hơn trên cung hàm. Khớp cắn được cải thiện sẽ giúp người bệnh tự tin hơn trong giao tiếp thường ngày, đem lại nụ cười có tình thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp tháo niềng răng bị chạy lại, kết quả không như mong muốn. Vậy thực tế nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì, hãy cùng tìm hiểu với nha khoa My Auris nhé!
Mục Lục
Tháo niềng răng bị chạy lại là hiện tượng gì?
Niềng răng là phương pháp phổ biến trong nha khoa, kỹ thuật có sử dụng các loại khí cụ bao gồm mắc cài, dây cung, khay niềng trong suốt,… Hỗ trợ liên kết các răng trên cung hàm với nhau, tạo sự dịch chuyển nhằm nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy có thể cải thiện tốt các khuyết điểm như vẫn không tránh được một số trường hợp tháo niềng răng bị chạy lại, khiến người bệnh lo lắng.
Trong quá trình thực hiện chỉnh nha thì răng sẽ bị tác động bởi lực kéo đẩy của các loại khí cụ như mắc cài hay khay niềng trong suốt. Mục đích dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, đồng thời cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về cấu trúc hàm của bác sĩ. Mặt khác còn có ý thức của người chỉnh nha.
Hiện tượng răng chạy lại còn gọi là di răng, tình trạng răng dịch chuyển trong khoang miệng dẫn đến thay đổi vị trí của răng. Tình trạng này nếu không được kiểm soát tốt thì hiện lượng này có thể khiến răng bị xô lệch, nghiêng vẹo, sai vị trí và có thể làm cho các răng trên cung hàm yếu đi. Bên cạnh đó, còn làm thay đổi khớp cắn và biến đổi khuôn mặt.
Nguyên nhân khiến răng bị chạy sau khi tháo niềng
Tháo niềng răng bị chạy lại đã không còn là tình trạng quá hiếm gặp ở nhiều người. Trong thực tế, không phải trường hợp nào niềng răng chỉnh nha cũng có thể mang lại kết quả như mong đợi. Có một số trường hợp răng chạy lại làm cho hiệu quả chỉnh nha giảm sút mà còn phải tốn thêm nhiều chi phí điều trị. 2 nguyên nhân chính sẽ dẫn đến tình trạng này:
Sau khi tháo niềng không chịu đeo hàm duy trì
Hiện tượng răng bị chạy lại sau khi tháo niềng phần lớn bắt nguồn từ người bệnh không tuân thủ quá trình đeo hàm duy trì, hay sử dụng hàm sai cách, điều này khiến răng không được cố định lại chắc chắn.
Các chỉ định đeo hàm duy trì của bác sĩ chuyên môn sẽ giúp răng được ổn định tại vị trí và duy trì kết quả sau khi niềng. Thời gian đeo hàm duy trì sẽ kéo dài đến khi mà bác sĩ kiểm tra xương hàm, răng có bạn đã ổn định hoàn toàn.
Vì trước đó răng của bạn được neo giữ nhờ vào các mắc cài, hỗ trợ giữ vững nên hàm duy trì sẽ rất cần thiết để giúp mô xương và nướu được ổn định khi có lực tác động trong quá trình ăn nhai thường ngày.
Tay nghề bác sĩ niềng răng không cao
Nếu trong quá trình niềng răng, bác sĩ thực hiện siết răng quá mạnh hay quá yếu sẽ khiến quá trình dịch chuyển gặp sai lệch, lúc này bạn sẽ gặp tình trạng tháo niềng răng bị chạy lại. Với trường hợp khớp cắn chưa về đúng vị trí mà đã tiến hành tháo niềng thì lực tác động quá mức lên răng sẽ khiến răng chạy đi.
Do đó, việc điều chỉnh khớp cắn và lập một phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng người sẽ rất được chú trọng. Đây cũng là lưu ý dành cho người niềng, hãy tìm đến các cơ sở nha khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nha khoa uy tín để đảm bảo tính an toàn nhất.
Cách khắc phục răng chạy lại sau khi tháo niềng bằng cách nào?
Từ 2 nguyên nhân kể trên thì tình trạng tháo niềng răng bị chạy lại hoàn toàn có thể được ngăn ngừa hiệu quả. Cụ thể bạn chỉ cần tuân thủ đúng theo với các chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình đeo hàm duy trì, lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín thì bạn sẽ không phải lo lắng đến vấn đề này.
Với những người đang trong giai đoạn đeo hàm duy trì thì bác sĩ cũng hướng dẫn cách đeo như thế nào cho đúng, thời gian cụ thể để răng có được sự ổn định trên cung hàm. Trung bình, bạn cần đeo hàm duy trì 22 tiếng/ngày vào thời gian đầu mới tháo niềng. Sau có thể giảm bớt thời gian, chỉ đeo hàm vào buổi tối đi ngủ.
Mặt khác, sau khi niềng răng mà răng bị chạy lại quá nhiều thì bạn bắt buộc phải niềng răng lại lần 2. Lúc này bạn cần phải tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được đảm bảo tính chính xác, an toàn trong quá trình chẩn đoán. Đồng thời phải có thiết bị hiện đại hỗ trợ niềng răng để phòng ngừa tình trạng này diễn ra một lần nữa.
Nên sử dụng hàm duy trì như thế nào cho đúng?
Để đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng được đúng cách, hạn chế tối đa tình trạng tháo niềng răng bị chạy lại thì người bệnh phải tuân thủ đúng 2 nguyên tắc sau:
Thời gian đeo hàm duy trì
Sau khi tháo niềng răng, bác sĩ cần tiến hành lấy mẫu dấu hàm để chế tác hàm duy trì. Việc sử dụng hàm duy trì này được kéo dài cho đến khi cấu trúc xương hàm cũng như răng hoàn toàn cố định, không còn xuất hiện tình trạng chạy lại nữa.
Thời gian đầu sau khi tháo niềng, bạn phải đeo hàm ít nhất 22 tiếng. Thời gian mang hàm sẽ được rút ngắn lại tùy vào chỉ định của bác sĩ, mức độ dài hay ngắn sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng của từng người.
Cách giữ gìn vệ sinh hàm duy trì
Vì là loại khí cụ dễ dàng tháo lắp nên rất thuận tiện cho quá trình vệ sinh răng miệng và hàm duy trì mỗi ngày. Nếu không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cho hàm răng của mỗi người.
Đồng thời, ngoài việc chú ý vệ sinh hàm duy trì thì vệ sinh răng miệng cũng quan trọng không kém. Bạn cần trang bị các loại như bàn chải, máy tăm nước để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng, tránh vi khuẩn tấn công và gây thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu được vì sao tháo niềng răng bị chạy lại. Đây là tình trạng không ai mong muốn, do đó hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình đeo hàm duy trì. Cần đeo đúng và đủ thời gian, vệ sinh hàm thường xuyên để không gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Mặt khác nếu bạn đang muốn tìm một cơ sở nha khoa để niềng răng, hãy đến ngay với nha khoa My Auris, đội ngũ bác sĩ chuyên môn của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn có được kết quả chỉnh nha như mong đợi.
Yến Nhi