Tác hại của việc trám răng và những điều cần lưu ý

Tác hại của việc trám răng và những điều cần lưu ý

Phương pháp trám răng thật sự rất hữu ích đối với nhiều người, không những mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị răng bị sâu hay răng bị mẻ mà còn giúp bạn có thể cải thiện tốt tính thẩm mỹ cho răng hàm bị thưa. Tuy đây được đánh giá là một kỹ thuật chỉnh nha tương đối đơn giản nhưng những tác hại của việc trám răng mà bạn có thể gặp phải là gì, có nguy hiểm gì đến sức khỏe không. Thông tin có trong bài viết này sẽ cung cấp đến bạn những lưu ý cần thiết nhất.

Tìm hiểu phương pháp trám răng

Tác hại của việc trám răng sẽ được bật mí ngay sau khi bạn tìm hiểu sơ lược về phương pháp này. Hàn răng là một tên gọi khác cũng khá phổ biến của phương pháp trám răng, đây là một kỹ thuật trong nha khoa có sử dụng các vật liệu nhân tạo để bổ sung cho phần mô răng đang bị thiếu. 

Tìm hiểu phương pháp trám răng
Tìm hiểu phương pháp trám răng

Phương pháp trám răng có thể mang lại hiệu quả cao về tính thẩm mỹ cũng như cải thiện tốt chức năng ăn nhai của bạn. Ngoài việc áp dụng trám răng cho răng bị sâu – một nguyên nhân phổ biến nhất thì bạn cần nhờ đến sự can thiệp trực tiếp từ các nha sĩ khi có lỗ hổng hình thành trên răng. 

Dưới đây là những đối tượng được bác sĩ khuyến khích trám răng, gồm:

  • Người có răng sâu hỏng do vi khuẩn có trong mảng bám hay phần cao răng tấn công làm men răng bị mòn, lúc này có thể tạo thành những lỗ sâu trên bề mặt răng.
  • Người gặp tai nạn hay bị chấn thương khiến răng bị vỡ, mẻ gây mất thẩm mỹ trong lúc giao tiếp.
  • Răng đang có dấu hiệu bị mòn men răng ở vị trí của cổ răng, bề mặt ăn nhai hay phần rìa răng.
  • Trám răng cho các trẻ em ở bề mặt ăn nhai, vị trí xuất hiện nhiều hố rãnh được xem như một phương pháp ngừa sâu răng hiệu quả.

Tuy rằng phương pháp này có thể mang lại hiệu quả về tính thẩm mỹ hay cải thiện chức năng ăn nhai bạn, nhưng những tác hại trám răng có thể gặp phải khi thực hiện không đúng kỹ thuật là gì? Mời bạn tham khảo tiếp những thông tin sau nhé!

Những tác hại của việc trám răng

Việc trám răng được đánh giá là một kỹ thuật khá đơn giản và được sử dụng phổ biến hiện nay. Khi thực hiện trám sẽ không gây ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn lại chủ quan vì vẫn có một số trường hợp gặp phải các tác hại của việc trám răng.

Tình trạng này có nguyên nhân chủ yếu bạn thực hiện trám răng tại các cơ sở nha khoa không đảm bảo về mặt chất lượng. sử dụng các chất liệu trám răng rẻ, người thực hiện điều trị có trình độ chuyên môn không cao. Điều này đã gây nên các tác hại trám răng sau:

Những tác hại của việc trám răng bạn cần biết
Những tác hại của việc trám răng bạn cần biết

Ảnh hưởng xấu đến vùng răng xung quanh, có thể bị sâu

Theo chia sẻ của các bác sĩ tại nha khoa My Auris, có khá nhiều trường hợp gặp tác hại của việc trám răng là sau khi trám làm sâu các răng kế cận. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc vết trám sần sùi khiến phần thức ăn thừa dễ dắt vào. 

Lúc này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sinh sôi phát triển làm bạn bị sâu răng trở lại. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ không thực hiện điều trị triệt để tủy bị viêm do sâu răng gây ra thì cũng có thể làm xuất hiện tình trạng trên.

Sức khỏe có thể bị ảnh hưởng từ vật liệu trám răng

Tác hại của việc trám răng tiếp theo có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Thông thường tại các cơ sở nha khoa sẽ sử dụng các vật liệu trám răng phổ biến như: Sứ, vàng hay Composite. Những vật liệu này được đánh giá cao về độ bệ và độ an toàn với người sử dụng trong môi trường khoang miệng.

Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác với các cơ sở nha khoa không có độ uy tín cao thì thường sử dụng các loại vật liệu kém chất lượng. Điển hình như Amalgam, một chất liệu chế tác từ thủy ngân, khi sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe. Một vài biểu hiện có thể gặp khi cơ thể bạn bị nhiễm thủy ngân như: Cơ thể run rẩy, bị mất ngủ hay đau đầu,…

Các tác hại của việc trám răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Các tác hại của trám răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Vết trám có dấu hiệu bị bong tróc

Dấu hiệu vết trám bị bong tróc cũng là một trong những tác hại của việc trám răng mà bạn có thể gặp phải. Kỹ thuật hàm răng nếu được thực hiện từ các bác sĩ có chuyên môn tay nghề kém hay sử dụng các chất liệu keo dính không đảm bảo chất lượng có thể gây hiện tượng bong tróc.

Điều này có thể khiến người bệnh mất thêm thời gian cho việc đi trám lại mà còn gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trường hợp vết trám bong ra thành từng lỗ nhỏ mà bạn không phát hiện kịp thời thì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây hiện tượng viêm nhiễm. Lúc này rất dễ bị sâu răng trở lại.

Hiện tượng đau nhức, ê buốt xuất hiện

Hiện tượng đau nhức, ê buốt xuất hiện
Hiện tượng đau nhức, ê buốt xuất hiện

Một trong những tác hại việc trám răng mà bạn rất dễ mắc phải. Nhiều trường hợp sử dụng các loại chất liệu trám răng có chứa thành phần Amalgam hoạc bạc. Đây là những kim loại sở hữu khả năng truyền nhiệt lớn nên khi bạn ăn những thực phẩm quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến răng có cảm giác bị ê buốt.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp bạn trám răng tại các cơ sở không có đủ độ uy tín, những bác sĩ tại đó có tay nghề chuyên môn không cao, thao tác trám răng không đúng kỹ thuật. Hậu quả của việc này là khiến răng có dấu hiệu sai khớp cắn, làm bạn bị đau nhức trong quá trình ăn nhai.

Lưu ý những loại thực phẩm có thể làm hỏng trám răng

Sau khi tìm hiểu về những tác hại của việc trám răng mà bạn có thể gặp phải, hãy cùng tìm hiểu thêm những thực phẩm mà bạn cần nên tránh để không gây ảnh hưởng gì đến vết trám.

Lưu ý những loại thực phẩm có thể làm hỏng trám răng
Lưu ý những loại thực phẩm có thể làm hỏng trám răng
  • Loại thực phẩm có chứa quá nhiều đường, đây là một yếu tố có khả năng làm giảm tuổi thọ của lớp trám răng. Chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Thậm chí gây nên những phản ứng hóa học khiến men răng bị mòn, tạo nên các lỗ sâu mới bên dưới miếng trám. Đây cũng là nguyên nhân gây tác hại trám răng mà bạn cần lưu ý.
  • Tránh ăn những loại kẹo cứng, các loại hạt và nước đá vì có thể làm mòn cũng như rách miếng trám
  • Hạn chế sử dụng các loại kẹo cao su, kẹo dẻo, thịt bò khô và các loại thực phẩm gây dính răng.
  • Các loại đồ uống như cà phê, trà, bia rượu có thể làm ố vàng lớp trám răng bằng nhựa Composite.

Tóm lại, những tác hại trám răng kể trên là những điều bạn cần lưu ý để tìm đến một cơ sở nha khoa uy tín thực hiện điều trị. Nha khoa My Auris luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong khâu tư vấn thăm khám để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Mọi thắc mắc của bạn cũng được chúng tôi giải đánh một cách nhanh chóng. 

Yến Nhi

Trả lời

chat zalo
messenger