Stress là gì – Người bị stress nên làm gì?

Stress và những ảnh hưởng đến sức khỏe

Mỗi một cá nhân đều có những áp lực và căng thẳng riêng trong sống. Nếu như người lớn áp lực về công việc hay tài chính thì đám trẻ lại áp lực về học tập, thành tích. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại hay tại những vùng đô thị, thành phố phát triển thì càng có nhiều áp lực đè nặng lên cuộc sống. Chính vì thế, bạn rất dễ bắt gặp hay nghe từ những cuộc hẹn cụm từ “stress”. Thế thì stress là gì? Nguyên nhân hình thành căng thẳng, áp lực là gì?

Stress là gì?

Stress được xem là trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm các phản ứng sinh lý, tâm lý và ứng xử của một cá nhân. Tình trạng này xảy ra khi cá nhân đang cố gắng thích nghi với thay đổi, hoặc với những áp lực từ bên trong hoặc bên ngoài. Những áp lực này thường là những tác nhân gây căng thẳng. Chúng tác động vào cá nhân với những tình huống khác nhau. 

Khi cơ thể gặp phải những tác nhân gây áp lực sẽ tiết hormone giúp cung cấp năng lượng cho cơ, nhịp thở và nhịp tim tăng lên. 

Stress là gì?
Stress là gì?

Thông thường, mọi người thường tạo áp lực để có được động lực trong cuộc sống, công việc hay học tập. Vì lúc này, stress đem đến lợi ích giúp tập trung cao hơn để hành động. Mặt khác, nếu tạo quá nhiều áp lực, dẫn đến mức căng thẳng quá độ theo tần suất liên tục sẽ kéo theo những hệ lụy về sức khỏe. Cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch. Thậm chí, tình huống xấu nhất có thể gây nên trầm cảm.

Biểu hiện của stress là gì?

Những đối tượng dễ bị stress 

Mỗi người đều có những áp lực riêng trong cuộc sống của chính mình. Thế nhưng, khi biết dung hòa và thay đổi có thể sẽ giảm gánh nặng và những mệt mỏi, lo toan. Việc nhận ra tình hình sức khỏe và môi trường xung quanh của mình chính là giải pháp giúp bạn tránh xa áp lực, căng thẳng.

Dưới đây là một số trường hợp và đối tượng dễ bị áp lực:

  • Người có cơ thể, sức khỏe, tâm lý yếu: thiếu dưỡng chất dinh dưỡng, hay lo lắng, có hệ miễn dịch suy yếu,…
  • Những người sống trong môi trường không lành mạnh, chỉ toàn những thứ tiêu cực
  • Quá tải về công việc, không đủ sức để giải quyết công việc
  • Những người thiếu tự tin, nhút nhát, rụt rè, ít có mối quan hệ trong xã hội
  • Bị ảnh hưởng stress từ những người xung quanh.

Biểu hiện của stress

Triệu chứng của những người căng thẳng, áp lực có sự khác nhau về mức độ bị bệnh nặng hay nhẹ. Hơn nữa, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thể chất, tinh thần, hành vi, cảm xúc.

  • Biểu hiện thể chất: Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn,…
  • Biểu hiện tinh thần: tâm trạng bị rối loạn cảm xúc, không vui, không thoải mái, khó tập trung trong công việc,…
  • Biểu hiện hành vi: khóc lóc, ăn uống bất thường, tự làm hại bản thân, hành động tiêu cực: làm hại người khác, sa vào nghiện, hút thuốc,…
  • Biểu hiện cảm xúc: căng thẳng, lo âu, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, dễ nóng giận, thường xuyên khó chịu,…
Biểu hiện của căng thẳng
Biểu hiện của căng thẳng

Nguyên nhân gây stress

Căng thẳng và áp lực không phải tự nhiên mà có nếu không có những tác động từ bên ngoài lẫn bên trong. Do đó, nguyên nhân gây stress có 2 yếu tố bên ngoài và bên trong:

Yếu tố từ bên trong

  • Sức khỏe: những người thường có tình trạng sức khỏe không tốt, thường ốm đau, mệt mỏi, đặc biệt là mắc bệnh hiểm nghèo,…
  • Tâm lý: Thường xuyên có những tâm lý tiêu cực, hay lo lắng những việc dù là nhỏ nhất, đặt quá nhiều kỳ vọng, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và hay sử dụng chất kích thích,…

Yếu tố bên ngoài

  • Môi trường sống có nhiều tiếng ồn, ô nhiễm 
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, quá lạnh hay quá nóng
  • Gia đình: bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè thân, anh chị em,…
  • Xã hội: áp lực trong công việc, học tập, thành tích, các mối quan hệ xung quanh không được suôn sẻ, gặp rắc rối về tài chính,…. 

Người bị stress nên làm gì? 

Trong cuộc sống sẽ không xảy ra những điều như chúng ta mong muốn. Để giảm bớt những căng thẳng và áp lực chỉ có tự bản thân mỗi người dung hòa để sống chung với “stress”. Nếu như bạn thực hiện được sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và đối mặt những khó khăn trong cuộc sống mà không có những suy nghĩ hay hành động tiêu cực.

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: giúp cơ thể có thêm năng lượng, sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, cơ thể tiết ra hormone hạnh phúc giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi,…
  • Suy nghĩ lạc quan: khi có những áp lực bạn hãy cố vực dậy mình bằng cách suy nghĩ và hành động lạc quan, tích cực.
  • Thư giãn: luyện tập thư giãn trong cuộc sống bộn bề chính là cách giúp bạn xóa đi những ưu phiền và mệt mỏi. Có thể thực hiện thư giãn bằng cách thiền, yoga, spa,…
  • Chế độ ăn uống: chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng khi đối phó với stress. Khi đối phó với stress, cơ thể cần lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động thần kinh và nội tiết. Các vitamin và khoáng chất cần thiết là các vitamin nhóm B, Vitamin nhóm C, khoáng chất Magie và Canxi… Kết hợp bổ sung nhiều nước, có thể nước ép từ rau củ quả để đảm bảo năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: ngủ sớm hơn, bỏ những chất kích thích,… 
  • Thiết lập mối quan hệ lành mạnh: tìm những người cùng hoàn cảnh, đồng cảm hay những người luôn tích cực, tươi vui. Điều này giúp bạn dễ dàng chia sẻ hơn, và vượt qua những khó khăn nhờ những lời động viên có ích
  • Sắp xếp công việc, học tập vừa với sức, đan xen với thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Thư giãn là cách mà người bị căng thẳng nên làm
Thư giãn là cách mà người bị căng thẳng nên làm

Một số thông tin về bệnh stress và những yếu tố liên quan giúp mọi người có cái nhìn thoáng hơn trong cuộc sống. Khi cơ thể áp lực và căng thẳng, mỗi người nên điều tiết theo hướng tích cực và thay đổi chúng. Từ đó, sẽ giúp chúng ta cảm thấy lạc quan, vui vẻ và thoải mái hơn, cũng học được cách đương đầu với những khó khăn.

Anh Thy

Trả lời

chat zalo
messenger