Nhức răng là dấu hiệu mà nhiều người thường gặp phải. Tuy nhiên, để điều trị triệt để khi có dấu hiệu nhức răng hàm dưới bên trái hiệu quả và an toàn nhất. Cùng nha khoa My Auris chia sẻ cùng các bạn với những thông tin bổ ích về răng..
Mục Lục
Dấu hiệu nhiễm trùng chân răng khi nhức răng hàm dưới bên trái
Là do các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào chân răng và nhanh chóng lây lan qua các vùng răng miệng xung quanh. Hoặc có thể bắt nguồn từ viêm tủy và tủy răng bị hoại tử do răng mẻ, răng sâu không được điều trị kịp thời xảy ra. Vì thế, nếu bạn để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc thậm chí mất răng.
Khi có dấu hiệu về bệnh nhiễm trùng chân răng như:
- Đau răng kéo dài liên tục, gây nhói, buốt, đau nhức và có thể lan lên trên hoặc xuống dưới mặt.
- Răng trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi có sự thay đổi nhiệt độ của đồ ăn. Vì thế, bạn cần hạn chế những thức ăn không quá nóng và cũng không quá lạnh. Bên cạnh đó, khi bạn ăn nhiều đồ ăn nhiều đường, bánh kẹo ngọt cũng có tình trạng kích ứng và gây đau răng.
- Nướu răng chảy máu hoặc bị sưng: Khi chiếc răng bị bệnh sưng đỏ và có mụn mọc ở sát với chân răng hoặc gần chiếc răng bị nhiễm trùng. Khiến bạn có hơi thở hôi, khó chịu do có nốt mủ gây ra.
- Màu răng bị biến đổi: Là do tủy đã chết. Do đó, nhiễm trùng chân răng của người bệnh có thể đổi màu sang màu nâu đậm.
- Sốt: đau đầu, sốt, buồn nôn,..là những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng chân răng. Nếu bạn có dấu hiệu sốt trên 39 độ C, bạn cần đến trung tâm y tế để chữa trị về răng.
Bị sưng lợi chân răng
Sưng nướu chân răng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm nướu. Nguyên nhân sưng viêm nướu răng có thể là:
- Thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng, bề mặt răng. Các mảng bám này để lâu ngày sẽ kích thích nướu, làm sưng, viêm nướu.
- Do sâu răng, vi khuẩn sâu răng lây lan làm sưng, lở nướu.
- Dùng thức ăn hoặc thức uống khi còn quá nóng gây phỏng nướu hoặc quá lạnh khiến ê buốt nướu, làm sưng nướu.
- Ăn thức ăn cay nóng lâu ngày làm lở loét nướu, sưng, nhức.
Đọc thêm: Cách điều trị sưng lợi hàm trên
Cách điều trị nhức răng hàm dưới bên trái hiệu quả
1. Điều trị tại nhà
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy .
- Sử dụng bàn chải có lông mềm. Lưu ý khi vệ sinh răng miệng, bạn không nên chải răng ngàng mà nên chải xoay tròn, chiều dọc để tránh tổn thương lợi và men răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng thay tăm xỉa nhằm hạn chế các tác động lên nướu.
- Uống đủ 1 – 2 lít nước mỗi ngày
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, nước ngọt để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
2. Điều trị nha khoa
Đối với bệnh nhiễm trùng chân răng
Để điều trị dứt điểm bệnh nhiễm trùng chân răng an toàn và hiệu quả quá đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, tỉ mỉ và cẩn thận. Tùy vào mức độ nhiễm trùng chân răng của từng người bệnh. Các bước điều trị nhiễm trùng chân răng tại nha khoa uy tín thường bao gồm những bước cơ bản sau:
- Khám tổng quát và chụp X – Quang để đánh giá chuẩn xác mức độ nhiễm trùng chân răng cũng như độ phức tạp của việc lấy tủy răng.
- Bác sĩ tiến hành điều trị bằng việc gây tê để lấy tủy răng.
- Sau đó, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ để mở đường tiếp cận đến khu vực nhiễm khuẩn, xử lý vị trí nhiễm khuẩn và loại bỏ tủy răng.
- Đặt miếng trám răng tạm thời để tránh không ăn thức ăn chui vào ống tủy trong những trường hợp nhiễm trùng chân răng nặng.
- Sau khi đã lấy tủy răng xong, bác sĩ sẽ trám bít ống tủy để ngăn các loại vi khuẩn không thể xâm nhập vào bên trong và bọc mão răng bên ngoài để giúp việc ăn nhai hơn cũng như tăng tính thẩm mỹ.
Đối với bệnh sưng lợi chân răng
- Giai đoạn sưng nướu chân răng nhẹ
Bạn nên súc miệng với nước muối hoặc nước trà xanh để sát khuẩn và giảm sưng. Bên cạnh đó, bạn sử dụng bàn chải mềm, chải nhẹ nhàng và đúng cách để tránh làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn đang ở mức độ sưng nướu chân răng nhẹ, bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa để tiến hành cạo vôi răng để làm sạch răng miệng để phòng ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn.
Nếu như vùng sưng vẫn chưa gây đau nhức dữ dội hoặc chảy nhiều máu. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh hỗ trợ chống sưng, viêm.
- Giai đoạn sưng nướu chân răng bị sưng mủ trầm trọng
Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vôi răng dưới nướu cũng như các túi chứa vi khuẩn giữ nướu và răng.
Trường hợp sưng nướu do mọc răng khôn, người bệnh sẽ được kiểm tra và tư vấn nhổ bỏ răng khôn nếu tình trạng sưng viêm nghiêm trọng.
Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp sưng nướu chân răng đã ảnh hưởng tới cá mô mềm khác, người bệnh có thể trực tiếp phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu bị tổn thương, ghép thêm vạt nướu nếu cần để tránh răng lung lay, lỏng lẻo, mất răng.
Hy vọng bài viết trên đây, Mya Auris giúp bạn các bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị về nhức răng hàm dưới bên dưới hiệu quả và an toàn. Khi bạn có trường hợp nhiễm trùng chân răng, bạn cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
Jun Trần
Có thể bạn quan tâm:
? Những triệu chứng u răng thường gặp