Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu? (2 loại chính)

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu? (2 loại chính)

Thông thường sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha niềng răng, các bác sĩ chuyên môn thường chỉ định cho người bệnh phải đeo hàm duy trì thêm một khoảng thời gian nữa. Vậy với thắc mắc sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu? Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu lời giải đáp chính xác nhất, ngay trong bài viết dưới đây nhé. Tùy vào mỗi loại khí cụ duy trì khác nhau mà thời gian đeo cũng không giống nhau.

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì với những loại nào?

Việc sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào từng loại khí cụ hỗ trợ duy trì. Hiện nay, trong nha khoa sẽ có hai loại hàm duy trì, loại có thể tháo rời và loại được cố định trên răng.

Loại có thể tháo rời

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì với loại có thể tháo rời
Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì với loại có thể tháo rời

Người bệnh thường sẽ đeo hàm duy trì tháo lắp toàn thời gian từ 4 tháng cho đến 1 năm, trong quá trình đeo cần đeo đúng cách. Cụ thể, bạn chỉ nên tháo ra khi cần ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Sau khoảng thời gian quy định, bác sĩ có thể kiểm tra và đánh giá lại việc bạn có cần phải đeo hàm thêm khoảng thời gian lâu hơn hay không.

Ngay cả khi người đeo hàm không cảm nhận thấy sự dịch chuyển của răng, bác sĩ vẫn có thể khuyên bạn sau khi niềng răng đeo hàm duy trì vào mỗi tối khi ngủ, nhằm đảm bảo tính an toàn. Tùy thuộc vào răng của bạn, điều này có thể kéo dài từ vài tháng, vài năm hay đeo suốt đời.

Loại hàm duy trì cố định

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì với loại cố định
Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì với loại cố định

Loại hàm cố định sử dụng khá hiệu quả vì người dùng không cần phải lo lắng việc theo dõi chúng hay nhớ phải đeo trở lại sau khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. Loại dụng cụ duy trì được gắn cố định vào răng ở mặt trong của răng, do đó bạn không cần phải lo lắng việc đeo hàm duy trì có đúng cách hay không.

Tuy nhiên, thực tế bạn sẽ phải đeo hàm duy trì loại này lâu hơn so với hàm tháo rời, có thể lên đến nhiều năm. Các bác sĩ chuyên môn cũng cho biết hàm duy trì vĩnh viễn sẽ thường được khuyên dùng cho những trường hợp như răng mọc chen chúc, không đều, răng mọc cách xa nhau,…

Lưu ý, bạn có khả năng phát triển những vấn đề sức khỏe răng miệng khi đeo hàm duy trì loại này, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng tránh được bằng cách xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể sẽ có một số nhược điểm của hàm duy trì cố định:

  • Gây tổn thương nướu và răng: Nếu hàm duy trì này bị hỏng, nó có thể gây ảnh hưởng đến răng, và nướu.
  • Sâu răng – Bất kỳ loại khí cụ cố định nào cũng có thể gây ra nhiều khó khăn hơn cho việc làm sạch răng của người bệnh. Vì các mảng bám, vi khuẩn có thể tích tụ trong khoảng trống giữ dây răng và răng, nướu.
  • Gây cảm giác khó chịu: Với bất kỳ lực ma sát nào giữ khí cụ và lưỡi, cũng có thể gây nên tình trạng cọ sát.

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu?

Theo khuyến nghị từ các bác sĩ, việc sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu sẽ khác nhau đối với từng người bệnh. Bác sĩ cũng cần thăm khám định kỳ cho người bệnh để đưa ra được đánh giá chính xác nhất.

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu?
Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu?

Hàm duy trì tháo lắp

Hầu hết các người bệnh sẽ được cấp một bộ hàm duy trì tháo lắp để dễ dàng hơn trong ăn uống và vệ sinh răng miệng thường ngày. Kết quả tốt nhất là bạn phải đeo hàm duy trì theo lịch trình sau:

  • 6 tháng đầu – khoảng thời gian bạn cần đeo dụng cụ ít nhất 22 tiếng mỗi ngày. Lần duy nhất bạn nên tháo ra là để ăn uống, đánh răng. Bác sĩ sẽ cần theo dõi trước khi cho phép bạn đổi sang đeo vào ban đêm.
  • 2 năm đầu –  sau khi niềng răng đeo hàm duy trì toàn thời gian, bạn có thể chuyển sang đeo khí cụ khi ngủ.
  • Với những năm còn lại, bạn có thể đeo hàm duy trì ít hơn. Bò qua một hay hai đêm, không đeo thường xuyên. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên giữ nguyên tắc đeo hàm duy trì mỗi đêm.

Các loại hàm duy trì có thể dễ dàng tháo rời, do đó bạn nên để nó trong hộp khi không sử dụng. Đồng thời bạn cũng nên đem theo hộp đựng mọi lúc mọi nơi. Cần đảm bảo dụng cụ duy trì tránh xa nguồn nhiệt, vật nuôi, cần vệ sinh chúng mỗi ngày.

Hàm duy trì gắn cố định

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện gắn hàm duy trì cố định vào mặt trong của răng. Bạn sẽ đeo hàm duy trì mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi ăn và đánh răng. Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì với loại này chỉ có thể tháo bởi bác sĩ, khi tháo ra, bạn sẽ cần thay thế qua hàm duy trì tháo lắp để đeo vào ban đêm. 

Một số người trong thực tế sẽ phải đeo hàm duy trì ít nhất 10 năm. Nhiều bác sĩ cũng khuyên người dùng nên đeo hàm duy trì bán thời gian cho đến suốt đời. Mặt khác, việc chăm sóc hàm duy trì cố định cũng đơn giản hơn, bạn chỉ cần đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên.

Bàn chải đánh răng sẽ rất hữu ích và giúp bạn loại bỏ được các mảng bám, cao răng. Nhưng bạn phải gặp bác sĩ kiểm tra định lù để đảm bảo dụng cụ không gây sâu răng hay tích tụ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Tại sao sau khi niềng răng đeo hàm duy trì với khoảng thời gian dài?

Hàm duy trì là loại khí cụ chỉnh nha được sử dụng trong giai đoạn cuối, sau khi người bệnh kết thúc quá trình chỉnh nha. Hiện đã có không ít trường hợp, người bệnh chủ quan không đeo hàm duy trì sau khi niềng, hay không tuân thủ đúng thời gian đeo hàm được chỉ định. Hậu quả khiến răng hàm bị xô lệch, chạy lại về vị trí cũ.

Tại sao sau khi niềng răng đeo hàm duy trì với khoảng thời gian dài?
Tại sao sau khi niềng răng đeo hàm duy trì với khoảng thời gian dài?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do áp lực mô mềm trong quá trình chỉnh nha. Đồng thời xương, răng chưa thể ổn định hoàn toàn nên làm cho răng có xu hướng chạy về vị trí ban đầu. Do đó bạn phải đeo hàm duy trì để răng được giữ yên vị trí cho đến khi xương, răng có thể thích nghi với sự thay đổi này. Bên cạnh đó, trong thời gian đeo hàm duy trì, bạn cũng cần chăm sóc răng miệng cẩn thận như khi niềng để có được hiệu quả lâu dài nhất.

Tóm lại, sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu thì tùy vào chỉ định của bác sĩ. Mặt khác, nếu có thể hãy duy trì quá trình này suốt đời để đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất. Tránh những biến chứng và hậu quả không tốt, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và thời gian bạn đã bỏ ra thực hiện niềng răng. Hãy thăm khám với bác sĩ thường xuyên để được kiểm tra răng miệng nữa nhé!

Yến Nhi

chat zalo
messenger