Rối loạn tiền đình nên ăn gì? 3 nhóm nên bổ sung

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? 3 nhóm nên bổ sung

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay tình trạng này cũng có thể xảy ra ở người tuổi trung niên, thậm chí là người trẻ. Tình trạng này khiến người bệnh chóng mặt, đứng không vững hay mất thăng bằng,… Để hỗ trợ điều trị phòng bệnh tái phát, bạn nên nắm rõ việc rối loạn tiền đình nên ăn gì, và không nên ăn gì. Hãy cùng theo dõi bài viết sau, My Auris sẽ cung cấp các thông tin chi tiết đến bạn.

Giải đáp từ chuyên gia rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Một chế độ ăn hợp lý cho người rối loạn tiền đình cần bao gồm bổ sung thực phẩm hỗ trợ chức năng tế bào, màng tế bào. Bao gồm axit béo không bão hòa, vitamin, khoáng chất,… Điều này rất quan trọng, vì rối loạn tiền đình nên ăn gì thực chất sẽ là lời giải đáp hỗ trợ quá trình điều trị của người bệnh có được kết quả tốt hơn.

Giải đáp từ chuyên gia rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Giải đáp từ chuyên gia rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Trước hết, chế độ dinh dưỡng của người rối loạn tiền đình cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Bổ sung dinh dưỡng, nước cân đối trong ngày. Nên uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 đến 2l nước và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine, cồn,…
  • Người bệnh cần tránh ăn thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và có chứa nhiều muối.
  • Sử dụng thêm nhật ký giúp theo dõi thực phẩm, cũng rất hữu ích trong việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp theo từng triệu chứng cụ thể của bệnh.

Cụ thể các nhóm thực phẩm nên bổ sung:

Thực phẩm giàu hàm lượng axit béo không bão hòa 

Thực phẩm giàu hàm lượng axit béo không bão hòa 
Thực phẩm giàu hàm lượng axit béo không bão hòa

Người rối loạn tiền đình chú ý bổ sung thực phẩm giàu axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo không bão hòa đa thể omega 3. Hiện nay chũng có nhiều trong các loại hải sản như cá bơn, cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích,… cùng một số loại hạt như hạt hạnh nhân, óc chó, các loại đậu,….

Thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất 

  • Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, magie, kẽm để giúp phục hồi các tổn thương đến dây thần kinh cũng như hỗ trợ cải thiện khả năng lưu thông máu.
  • Nấm – thực phẩm giàu hàm lượng vitamin B2, 3, 5 vitamin C, chất xơ và kali. Do đó người bệnh có thể bổ sung để cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao cho cơ thể.
  • Cam quýt, bưởi, cà chua,… cũng là các loại trái cây giàu lượng vitamin C, hỗ trợ tăng khả năng lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt,…
  • Rau chân vịt cũng là loại rau giàu hàm lượng khoáng chất, vitamin. Có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau, làm đang dạng hơn thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh.

Người rối loạn tiền đình nên bổ sung gừng 

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt vì rối loạn tiền đình, có một thực phẩm tự nhiên giúp làm dịu các triệu chứng – Nó chính là gừng. Uống trà gừng mỗi ngày có thể giảm bớt cơn buồn nôn, nôn mửa và choáng váng.

Tuy nhiên, nếu bạn đang bị tiểu đường hay đang sử dụng thuốc chống đông thì nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thực phẩm này nhé!

Rối loạn tiền đình nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc chú trọng rối loạn tiền đình nên ăn gì, nhằm giúp hạn chế khả năng khởi phát các triệu chứng, người bệnh nên tránh ăn một số loại thực phẩm sau đây:

Rối loạn tiền đình nên kiêng ăn gì?
Rối loạn tiền đình nên kiêng ăn gì?
  • Các loại đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực, sô cô la, cola,… Bởi chúng có thể làm răng cảm giác ù tai đối với người bệnh.
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia,… Cũng sẽ không tốt cho người bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất, làm mất nước và ảnh hưởng đến tai, não bộ,…
  • Phô mai, bột ngọt, dưa chua, cùng các thực phẩm lên men, ngâm chua, ủ cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn.
  • Đồ ăn được chế biến sẵn cùng một số loại thịt, cá béo, thịt nội tạng, thịt hun khói,…
  • Thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản natri nitrat,….

Các đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình 

Như đã nói, rối loạn tiền đình thường xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi. Nhưng hiện nay, bệnh càng có xu hướng trẻ hóa và có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Do đó, các bác sĩ luôn khuyên người bệnh chú trọng rối loạn tiền đình nên ăn gì, cũng như tuân thủ điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. 

Người lớn tuổi 

Bệnh này thường phổ biến ở người lớn tuổi, do sự suy giảm tự nhiên của cơ thể khi lão hóa. Theo chia sẻ của chuyên gia, có khoảng 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua ít nhất một cơn rối loạn tiền đình. 

Người từ 65 tuổi trở lên thường sẽ có nguy cơ cao hơn, với khoảng 50% trường hợp bị chóng mặt bắt nguồn từ rối loạn tiền đình. Điều này làm tăng nguy cơ té ngã, gây thương tích và tai nạn.

Người làm việc ở môi trường căng thẳng 

Người làm việc trong môi trường áp lực cao, căng thẳng hay có thói quen sinh hoạt không khoa học cũng chính là đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình khá cao. Stress có thể sản xuất một lượng lớn hormone cortisol gây nên các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch và cũng có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh.

Gợi ý một số món ăn dành cho người rối loạn tiền đình 

Để dễ dàng hơn cho người bệnh trong việc giải quyết vấn đề rối loạn tiền đình nên ăn gì. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẵn sàng hỗ trợ gợi ý một số món ăn giúp làm đa dạng thực đơn và cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Gợi ý một số món ăn dành cho người rối loạn tiền đình 
Gợi ý một số món ăn dành cho người rối loạn tiền đình

Chè long nhãn hạt sen 

Long nhãn có khả năng trong việc an thần, giảm căng thẳng, bồi bổ khí huyết. Không những thế, long nhãn còn giúp khắc phục tình trạng khó ngủ, rối loạn tiền định,… Còn hạt sen có khả năng bổ tỳ, an thần,… đây là loại thực phẩm điều trị rối loạn tiền đình và suy nhược thần kinh được hiệu quả.

Óc heo hấp cùng ngải cứu

Trong óc heo có một số khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, photpho,… Không những có khả năng bồi bổ xương khớp, thực phẩm này còn hỗ trợ cải thiện chứng hoa mắt chóng mặt, đau đầu, suy thực thần kinh,…

Đặc biệt, ngải cứu còn giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới, lưu thông máu lên não,…

Canh mộc nhĩ và thịt xay 

Trong mộc nhĩ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như natri, kali, magie,… đặc biệt có chứa nhiều vitamin B2. Không những thế, trong mộc nhĩ còn có canxi, sắt với tỷ lệ cao gấp 30/70 lần thịt. Đây cũng là món ăn hỗ trợ cải thiện rối loạn tiền đình tương đối hiệu quả.

Việc tuân thủ các quy tắc trong sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thực phẩm chỉ mang tính chất tham khảo. Để xây dựng thực đơn phù hợp và giải đáp rối loạn tiền đình nên ăn gì, bạn nên thăm khám với các chuyên gia để được tư vấn kỹ theo tình trạng sức khỏe thực tế. Thông qua đó, bạn có thể cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh ngày một tốt hơn.

Yến Nhi

chat zalo
messenger