Kỹ thuật cấy implant là kỹ thuật hiện đại, đem đến bước tiến vượt bậc trong nha khoa hiện đại. Răng implant có cấu tạo tương tự răng mất nên phục hình hoàn hảo, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Để hiểu hơn về kỹ thuật cấy implant, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây.
Mục Lục
Cấy implant là gì?
Cấy implant còn được biết đến với rất nhiều tên gọi như trồng răng implant, cắm implant,… Phương pháp này được phát minh bởi bác sĩ Per-Ingvar Branemark, người Thụy điển vào năm 1952. Cho đến nay, phương pháp trồng răng này đã được cải tiến rất nhiều, mang đến tính ưu việt trong phục hình răng đã mất.
Hiểu đơn giản, cấy ghép implant là thực hiện trồng răng implant có cả thân răng lẫn chân răng vào khoảng trống mất răng. Trong đó, trụ implant đóng vai trò như chân răng thật còn mão sứ như thân răng thật.
Ưu nhược điểm của kỹ thuật cấy implant
Kỹ thuật cấy implant ngày càng được cải tiến và thực hiện đơn giản hơn lúc mới phát minh. Không chỉ cần thời gian 3-6 tháng để trụ implant tích hợp xương hàm mà ngày nay còn có phương pháp trồng implant tức thì. Kỹ thuật này được thực hiện ngay sau khi vừa nhổ răng xong.
Thế nên, hiện nay có rất nhiều người khách hàng mất răng ưu tiên lựa chọn phương pháp phục hình implant để khôi phục răng đã mất. Sau đây là một số ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật cấy implant.
Ưu điểm kỹ thuật cấy implant
- Tính thẩm mỹ cao: trồng răng implant che lấp khoảng trống trên cung hàm nên đem đến thẩm mỹ, giúp người mất răng không còn tự ti mà thể hiện nụ cười, giao tiếp thoải mái hơn. Đồng thời, răng implant có cấu tạo giống với răng thật từ chân răng đến thân răng nên khi cấy ghép, chúng tồn tại như chiếc răng thật trên cung hàm, do đó, rất khó phát hiện răng giả.
- Khôi phục ăn nhai tối ưu: trong số các phương pháp trồng răng, cấy implant đem đến khả năng ăn nhai cao bởi khôi phục lên đến 98-99% lực ăn nhai của răng thật. Hơn nữa, ăn nhai cứng chắc, không bị lỏng lẻo và rơi rớt.
- Dễ chịu, không cộm cấn: cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp trong trồng răng đã mất có thể gây cộm cấn, khó chịu và nhất là hàm giả dễ bị lỏng lẻo rơi rớt. Đối với răng implant tồn tại cứng chắc trên cung hàm giúp người trồng răng dễ chịu, không cộm cấn.
- Ngăn tình trạng tiêu xương hàm: kỹ thuật cấy implant là kỹ thuật trồng răng duy nhất có khả năng ngăn được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng gây ra. Tiêu xương hàm không chỉ gây biến dạng, mất cân đối hàm mà còn ảnh hưởng thẩm mỹ gương mặt.
- Dễ dàng vệ sinh, bảo vệ sức khỏe răng miệng: răng implant cứng chắc trên cung hàm như răng thật nên rất dễ vệ sinh cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng. Từ đó, hạn chế mắc bệnh lý răng miệng phát sinh, nhất là sâu răng.
- Kỹ thuật cấy implant độc lập: trồng implant không cần phải mài răng như cầu sứ hay sử dụng móc kim loại từ hàm giả làm ảnh hưởng răng thật. Do đó, trồng răng implant giúp bảo tồn răng thật tối đa.
- Tuổi thọ cao: trung bình răng implant tồn tại từ 10-20 năm. Nếu được chăm sóc tốt, vệ sinh răng miệng kỹ, có thể sử dụng lên đến 25 năm hoặc trọn đời. Các bác sĩ nha khoa nói rằng, trồng implant chất lượng tiết kiệm chi phí bởi trồng răng 1 lần và dùng vĩnh viễn, không cần 2-3 năm phải thay đổi như hàm giả hay cầu sứ.
Nhược điểm kỹ thuật cấy implant
Kỹ thuật cấy implant đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, do đó, phương pháp này có một số nhược điểm như:
- Đòi hỏi tay nghề bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tỉ mỉ, chẩn đoán chuẩn xác.
- Trang máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến hỗ trợ quá trình cấy ghép.
Bên cạnh đó, cấy implant có chi phí cao nên cũng là yếu tố mà nhiều người băn khoăn.
Kỹ thuật cấy implant được thực hiện như thế nào?
Như đã đề cập, để cấy implant thành công, kỹ thuật thực hiện phải đảm bảo đúng quy trình, trình tự. Sau đây là các bước tiêu chuẩn trong kỹ thuật cấy implant:
Bước 1: Thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng và tư vấn
Trước khi thực hiện cấy implant, bác sĩ sẽ phải thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát. Sau đó, tiến hành chụp X-quang, CT Cone Beam để xác định rõ tình trạng xương hàm, mất răng thế nào.
Sau khi có dữ liệu, bác sĩ sẽ tư vấn cũng như đề ra phương án điều trị cũng như cấy ghép implant phù hợp. Theo đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn các dòng trụ implant nào phù hợp xương hàm, ổ răng và khả năng tích hợp theo nhu cầu, điều kiện của mỗi khách hàng.
Bước 2: Điều trị
Với những khách hàng mắc bệnh lý răng miệng hay tiêu xương hàm không còn đủ điều kiện cấy implant, bác sĩ sẽ phải điều trị triệt để triệu chứng bệnh lý hay tiến hành cấy ghép xương hàm trước rồi mới tiến hành cấy implant.
Bước 3: Kỹ thuật cấy implant
Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng, gây tê vùng cần cấy ghép implant. Tiếp đến, thực hiện đặt trụ implant vào xương hàm ngay vị trí răng đã mất.
Bước 4: Lấy dấu răng và lắp mão sứ tạm thời
Bác sĩ lấy dấu răng, dấu hàm gửi đến labo chế tác răng sứ. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ tiến hành lắp mão sứ tạm thời để khách hàng dễ dàng ăn uống cũng như đảm bảo thẩm mỹ.
Bước 5: Lắp mão sứ thật
Sau thời gian trụ implant tích hợp cứng chắc với xương hàm, bác sĩ sẽ lắp mão sứ thật lên trên thông qua khớp nối Abutment để hoàn chỉnh chiếc răng implant trên cung hàm.
Bước 6: Hẹn lịch tái khám định kỳ và hướng dẫn chăm sóc răng miệng
Sau khi phục hình răng implant hoàn chỉnh, lúc này khách hàng thoải mái ăn nhai và thể hiện nụ cười của mình. Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám định kỳ để theo dõi cũng như kiểm tra sức khỏe răng miệng đảm bảo răng implant tồn tại lâu dài và sức khỏe răng miệng tốt.
Ngoài ra, sau khi trồng răng xong, bác sĩ cũng hướng dẫn cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng sao cho đúng, phù hợp.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về kỹ thuật cấy implant trong bài biết giúp mọi người hiểu hơn về kỹ thuật trồng răng này. Từ đó, hãy cân nhắc tình trạng mà lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để cấy ghép implant thành công nhé. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng sớm nhất nhé.
Anh Thy