Chóng mặt, xoay tròn, bị mất thăng bằng chính là những biểu hiện thường gặp khi hỏi về rối loạn tiền đình là bệnh gì. Thực tế, bệnh có thể diễn ra ở nhiều người, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn làm tăng nguy cơ té ngã, dẫn đến các chấn thương nguy hiểm không mong muốn. Thông qua bài viết này, My Auris sẽ cung cấp đến bạn thông tin giải đáp rối loạn tiền đình là gì nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu chung về bệnh lý rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Theo chia sẻ từ các bác sĩ, rối loạn tiền đình là bệnh gì thì nó chính là tình trạng cơ thể bị mất cân bằng về tư thế. Điều này dẫn đến việc bạn có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và ù tai.
Tiền đình thuộc vào hệ thần kinh, nó nằm ở sau hai bên ốc tai với nhiệm vụ duy trì tư thế và điệu bộ, phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình. Khi cơ thể thực hiện một động tác bất kỳ, tiền đình sẽ nghiêng lắc theo để giúp giữ cân bằng cho cơ thể.
Rối loạn tiền đình là gì thì tình trạng bệnh này được chia thành 2 loại:
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: Vì tổn thương dây thần kinh tiền đình, tai trong hay mắc các bệnh lý tắc mạch máu sau cổ gây ra (như sử dụng phải thuốc gây độc cho tiền đình, viêm tai xương chũm mãn tính) Các triệu chứng nhận biết thường là chóng mặt sau khi thay đổi tư thế, nhưng khi di chuyển vẫn tỉnh táo. Cơn chóng mặt thường xảy ra một cách thoáng qua và chỉ trong thời gian ngắn.
- Rối loạn tiền đình trung ương: Vì sự tổn thương ở nhân tiền đình, dây liên hệ nhân dây tiền đình tiểu não và thân não. Triệu chứng bạn có thể gặp là sa sầm mặt mày, thay đổi tư thế dễ bị choáng và khó khăn trong việc đi lại, khó tập trung, mau quên và bị nôn.
Những dấu hiệu và triệu chứng cần chú ý khi bị rối loạn tiền đình
Thực tế, rối loạn tiền đình là bệnh gì cần được người bệnh chú ý khi mắc phải. Bởi nó có thể gây nên một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể khiến bạn vấp té trong quá trình đi lại. Do đó, nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau đây, tốt nhất bạn nên thăm khám với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị tốt nhất:
- Chóng mặt: Biểu hiện cảm thấy quay cuồng, chao đảo và khó khăn khi thay đổi tư thế, thậm chí làm cho người bệnh không thể đứng lên được. Nguyên nhân do tổn thương dây thần kinh ngoại biên hay hệ thần kinh não bộ bị chèn ép. Đối với trường hợp này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thì các triệu chứng có thể chấm dứt.
- Bị mất thăng bằng: Người bệnh với biểu hiện đi lại khó khăn, luôn xuất hiện cảm giác lâng lâng và muốn di chuyển sẽ cần bám víu vào người khác hay vật gì đó mới đi được. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn toàn bộ tiền đình, tiểu não, mắt,….
- Bị mất ý thức: Ngất xỉu, mất ngủ do lượng máu truyền đến não giảm, bị rối loạn chức năng tim và bị hạ huyết áp. Những triệu chứng này càng kéo dài thì sẽ dễ làm người bệnh bị mất đi ý thức.
Chi tiết các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh gì có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể thông qua các thông tin trên, bạn đã nắm được phần nào về các nguyên nhân. Nhưng các chuyên gia vẫn sẽ nêu chi tiết các nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh lý này.
- Người bệnh bị rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên, bắt nguồn từ các nguyên nhân: Viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh số 8, viêm tai giữa cấp, rối loạn chuyển hóa gồm suy giáp, tăng ure máu, tiểu đường,…
- Nguyên nhân gây nên hội chứng tiền đình trung ương thường gặp là nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, u não, xơ cứng rải rác, migraine,…
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác gây bệnh, khiến nhiều người hoang mang hơn với căn bệnh rối loạn tiền đình là gì.
- Tuổi tác: Phần lớn ở những người ở độ tuổi từ 40 trở lên sẽ có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ. Do suy giảm chức năng của một số cơ quan.
- Bị mất máu quá nhiều: Người bị mất máu quá nhiều do bị chấn thương. Mặt khác, phụ nữ sau sinh, đi ngoài ra máu,… cũng là các đối tượng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao.
- Người làm việc căng thẳng
- Sử dụng quá nhiều chất kích thích như bia, rượu,…
Điều trị rối loạn tiền đình cần thực hiện như thế nào?
Khi xuất hiện các dấu hiệu kể trên, đồng thời để hiểu được chính xác rối loạn tiền đình là bệnh gì. Tốt nhất bạn cần thăm khám với bác sĩ, thông qua triệu chứng cụ thể mà bác sĩ có cơ sở đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Trong đó:
- Điều trị bao gồm điều trị nguyên nhân gây nên bệnh, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn nôn, điều trị hồi phục chức năng tiền đình.
- Phục hồi chức năng sẽ có các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích khả năng vận động, tăng cường sự nhạy bén của hệ thống tiền đình sẽ có hiệu quả lớn trong việc phục hồi chức năng của bộ phần đầu, thị giác và cơ thể.
- Tăng cường tập luyện thể thao ở mức độ phù hợp với tình trạng thực tế của sức khỏe cũng giúp người bệnh cải thiện bệnh, phục hồi hệ thống tiền đình một cách nhanh chóng nhất.
- Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn: Dinh dưỡng chính là “chìa khóa vàng” trong việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh và hạn chế các triệu chứng được tốt nhất.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ: Tùy tình trạng bệnh của mỗi người, mà bác sĩ mới đưa ra phương pháp phù hợp về thời gian, liều dùng của thuốc.
- Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai (trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính) – Phương pháp này được bác sĩ thực hiện với thao tác di chuyển đầu của người bệnh vào các tư thế nhất định nhằm tái định vị các tinh thể bị lạc trong tai.
- Phẫu thuật: Khi sử dụng thuốc và các liệu pháp vẫn không mang lại kết quả như mong đợi, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp, phục hồi chức năng của tai trong.
- Thời gian để điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, khả năng đáp ứng các liệu pháp điều trị. Do đó khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn giải đáp rối loạn tiền đình là bệnh gì. Đây là một căn bệnh thường gặp khá nguy hiểm đối với sức khỏe, do đó bạn không được chủ quan và nên thăm khám sớm với bác sĩ. Đồng thời, để phòng tránh bệnh bạn nên thay đổi lối sống khoa học hơn bằng cách ăn uống lành mạnh, chăm tập thể thao, uống nhiều nước, hạn chế dùng chất kích thích, tránh để đầu óc căng thẳng quá mức,… nhé!
Yến Nhi