Răng sứ bị mẻ có trám được không?

răng sứ bị mẻ có trám được không

Bọc răng sứ sẽ mang đến cho những khách hàng có một hàm răng tráng sáng và tự nhiên như răng thật. Tuy nhiên, một số ít trường hợp trong quá trình thực hiện không tuân thủ đúng kỹ thuật sẽ khiến răng sứ dễ bị sứt mẻ. Vậy răng sứ bị mẻ có trám được không? Và có phương pháp nào khắc phục hiệu quả không?

Răng sứ bị mẻ có trám được không?

Bọc răng sứ là phương pháp cải thiện tình trạng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm được đánh giá khá an toàn bởi các chuyên gia nha khoa thẩm mỹ về lĩnh vực răng hàm mặt. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng không thể tránh khỏi tình trạng răng sứ bị nứt, mẻ hay bị vỡ,..

Thông thường, khi răng thật nứt vỡ có thể áp dụng một số phương pháp để khôi phục một chiếc răng như mới cũng như tình trạng và vị trí răng cũng như vật liệu như Amalgam, composite,..Giúp cải thiện thẩm mỹ hàm hiệu quả. 

Ngược lại, răng sứ bị mẻ thì không thể trám lại như răng thật. Nguyên nhân là do chất liệu trám cho răng thật không tạo ra được kết nối bền chắc với bề mặt sứ. Hơn nữa, răng sứ được chế tạo từ sứ nguyên khối rắn chắc nên không thể dùng sứ khác để đắp thêm vào được.

Trường hợp này sẽ tháo mão răng sứ cũ và phục hình mão răng sứ mới. Ngoài ra, với trường hợp mức độ rất nhẹ, không làm ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ thì có thể tiếp tục duy trì răng thêm ít năm nữa.

răng sứ bị mẻ có trám được không
Các nguyên nhân phổ biến khiến răng sứ bị mẻ

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị mẻ 

Răng sứ có cấu tạo gồm 2 lớp cơ bản gồm khung sườn bên trong và lớp sứ thẩm mỹ phủ bên ngoài. Hơn nữa, lớp sứ này được tạo trong môi trường chân không dưới nhiệt độ cao và áp suất lớn. Nên trong quá trình sử dụng, nếu không chú ý những điều đưới dây trước khi phục hình sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương lớp sứ, cụ thể như:

Do sử dụng lực cắn quá mạnh 

Trong quá trình sử dụng, nếu bạn không cẩn thân để răng tiếp xúc với lực cắn quá mạnh sẽ khiến răng sứ bị mẻ. Đặc biệt, đối với những chiếc răng đã sử dụng lâu năm thì độ bền của sản phẩm sẽ bị giảm dần theo thời gian. Do đó, nếu bạn thường xuyên sử dụng răng sứ để mở nắp chai, nhai đá cứng cũng như nhai xương sẽ khiến răng sứ bị sứt mẻ là điều khó tránh khỏi.

Do kỹ thuật chế tác răng sứ 

Tay nghề của bác sĩ hoặc kỹ thuật chế tác răng sứ không được đào tạo bài bản cũng như không nắm rõ quy trình thiết kế, nhất là những đặc tính chuyên biệt của từng loại sứ,..Điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ. 

Răng sứ bị mẻ do vật liệu chế tác sứ kém chất lượng 

Vật liệu làm sứ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến răng sứ. Trường hợp lựa chọn địa chỉ nha khoa sử dụng vật liệu sứ kém chất lượng, đặc biệt không rõ nguồn gốc sẽ khiến cho độ bền cũng như dễ bị kích thích trong môi trường khoang miệng. Do đó, bạn sẽ có cảm giác răng bị lung lay hoặc có dấu hiệu bị sứt mẻ thì bạn cần phải đến cơ sở nha khoa nhanh chóng để được kiểm tra chi tiết.

Chính vì thế, các bạn cần phải chú ý tránh nhai cắn trực tiếp vào các vật cứng và có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học nhằm kéo dài thời gian sử dụng răng sứ.

Các phương pháp khắc phục răng sứ bị mẻ phải làm sao?

Tương tự với răng thật, khi răng sứ bị gãy vỡ hoặc bị sứt mẻ, bạn cần phải tiến hành phục hình răng sứ mới nhằm thay thế cho những chiếc răng đã hư hỏng. Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định trong trường hợp răng sứ bị sứt mẻ. 

Sử dụng mão răng sứ mới 

Đây sẽ là cách đầu tiên nhằm khôi phục những chiếc răng sứ bị mẻ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão răng sứ cũ, kiểm tra và chỉnh sửa lại cùi răng trước khi chụp mão răng mới lên trên.

Bên cạnh đó, bọc mão răng sứ sẽ còn tùy thuộc vào loại răng sứ mà khách hàng đã lựa chọn. Tuy nhiên, điều bây giờ khách hàng quan tâm nhất chính là khôi phục một hàm răng thẩm mỹ đẹp và thẩm mỹ hàm cao.

răng sứ bị mẻ có trám được không
Phương pháp bọc sứ mới sẽ là giải pháp tối ưu

Đắp sứ 

Đắp sứ thường áp dụng cho những trường hợp răng sứ bị sứt mẻ nhẹ. Với cách thực hiện này rất đơn giản và tiết kiệm được chi phí cho khách hàng. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu sứ thích hợp gắn vào chỗ răng bị sứt, mẻ, gãy vỡ,.. 

Tóm lại, để đưa ra giải pháp khắc phục răng sứ sứt mẻ phù hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tình trạng răng cụ thể. Do đó, bạn cần phải đến nha khoa để được thăm khám và điều trị theo đúng quy trình, đặc biệt tránh được tình trạng sứt mẻ sau một thời gian sử dụng.

Một số phương pháp chăm sóc răng sứ giúp kéo dài tuổi thọ

Răng bị mẻ sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa tình trạng răng sứ bị mẻ với những cách phù hợp dưới đây:

  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Với các loại thực phẩm có thể gây ra đổi màu cho răng (dù răng thật hay răng sứ) hoặc có tính axit làm xỉn màu, đồng thời làm mòn răng sứ. Vì thế, bạn cần phải tránh một số thực phẩm như cafe, thuốc lá, rượu bia, nước sốt có màu, chanh,…
  • Bên cạnh đó thói quen tật nghiến răng khi cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng sứ bị mẻ. Thế nên, bạn có thể đeo máng chống nghiến hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách như chải răng miệng hằng ngày, lấy cao răng định kỳ là những phương pháp khả dụng nhằm loại bỏ các mảng bám giắt trên kẽ răng. Nếu như bạn thực hiện đúng và đủ sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
  • Đặc biệt, không dùng răng để cắn hoặc mở nắp chai tránh được nguy cơ bị nứt và bị bể ở bề mặt răng.
răng sứ bị mẻ có trám được không
Nhiều người có thói quen cắn đá viên để thư giản nhưng lại không tốt cho răng sứ

Tóm lại, với thắc mắc của nhiều khách hàng răng sứ bị bể có trám được không thì câu trả là không. Và giải pháp duy nhất chính là thay thế răng sứ cũ bằng mão răng sứ chắc chắn hơn. Đồng thời, đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ hàm. Bên cạnh đó, khách hàng nên có chế độ chăm sóc cũng như vệ sinh răng miệng cẩn thật để giúp kéo dài thời gian sử dụng hiệu quả.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục về tình trạng răng sứ bị mẻ có trám được không. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về sức khỏe răng miệng hiện tại. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe răng miệng nhé.

Kim Dung

chat zalo
messenger