Răng khôn mọc lệch hàm dưới gây nên biến chứng gì?

Răng khôn mọc lệch hàm dưới

Nỗi ám ảnh răng khôn luôn làm mọi người lo lắng. Vì không chỉ gây đau nhức mà còn có xu hướng mọc lệch gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thông thường, khi răng khôn mọc lên, ở thời điểm hàm ngừng phát triển do đó không đủ nên chen chúc, mọc lệch, mọc xiên làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Để tìm hiểu răng khôn mọc lệch hàm dưới gây ra những biến chứng gì, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Răng khôn mọc lệch hàm dưới như thế nào?

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 hay răng hàm thứ 3. Răng khôn bắt đầu mọc khi đến độ tuổi trưởng thành từ 17-25 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có người mọc sớm hơn hay mọc muộn hơn. 

Đến độ tuổi này xương hàm cứng hơn, ngừng tăng trưởng về kích thước, lớp niêm mạc và mô mềm trở nên dày hơn… khiến cho răng khó mọc lên vì không còn khoảng trống. Do đó, răng khôn mới có xu hướng mọc lệch, mọc xiên. Thậm chí một số trường hợp, răng không trồi lên nướu được nên mọc ngầm bên dưới xương hàm. 

Răng khôn mọc lệch hàm dưới như thế nào?
Răng khôn mọc lệch hàm dưới như thế nào?

Chính những điều này, gây ra nhiều cơn đau nhức ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Đồng thời, nếu không được xử lý kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. 

Biến chứng của răng khôn mọc lệch hàm dưới

Sâu răng 

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng thường xảy ra, nhất là ở những vị trí khó vệ sinh. Răng khôn mọc ở vị trí ở góc trong cùng của hàm rất khó cho việc quan sát và vệ sinh sạch mảng bám và thức ăn. Hơn nữa, răng mọc lệch, mọc xiên sẽ tạo khoảng trống trên hàm hoặc chèn vào răng bên răng rất dễ làm giắt thức ăn. Chính những điều này, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu tăng dần về kích thước, phá hủy men răng cũng như cấu trúc răng. Nếu không được loại bỏ sẽ hư đến tủy răng và lan rộng sang các răng khác. 

Các bệnh về nướu

Nguyên nhân mắc bệnh về nướu là do thức ăn, mảng bám tích tụ ở chân răng. Về lâu dài, nếu không được vệ sinh sẽ gây viêm, sưng đau nướu.

Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm

Biến chứng hay gặp nhất là sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Răng khôn không trồi lên được bị nướu trùm lên hoặc mọc ngầm trong xương hàm khiến cho thức ăn và vi khuẩn mắc vào túi nướu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. Tình trạng này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến các răng lân cận nếu không được điều trị cũng như khắc phục kịp thời.

Biến chứng răng khôn mọc lệch hàm dưới
Biến chứng răng khôn mọc lệch hàm dưới

U nang

Răng khôn mọc lệch hàm dưới khi không được xử lý kịp thời sẽ có thể gây ra u nang xương hàm. Nghiêm trọng nhất của tình trạng này chính là làm hỏng xương hàm, răng cũng như dây thần kinh. Trong một số trường hợp bị nặng, sẽ phải loại bỏ mô và xương, ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. 

Rối loạn phản xạ và cảm giác

Răng khôn hàm dưới có nhiều dây thần kinh đi qua và chi phối cảm giác. Nếu khi răng khôn mọc lệch hàm dưới sẽ gây nên chèn ép các dây thần kinh này làm mất cảm giác ở môi, da, niêm mạc, có thể răng ở nửa cung hàm cũng bị ảnh hưởng. 

Bên cạnh đó, răng khôn còn gây ra hội chứng giao cảm: đau, sưng phù một bên mặt,… 

Xô lệch răng

Răng khôn không còn “đất” để mọc lên nó sẽ chen để mọc và vô tình đẩy các răng khác xung quanh. Chính sự chèn ép này, làm các răng xung quanh bị ảnh hưởng, nhất là răng hàm số 7. Từ đó, là xô lệch các răng, khiến chúng lệch lạc và gây mất thẩm mỹ. 

Hôi miệng

Hôi miệng là yếu tố mà hầu hết mọi người đều lo lắng vì ảnh hưởng khá lớn đối với cuộc sống, sinh hoạt và công việc. Và đây cũng là một trong những dấu hiệu quả răng khôn mọc lệch hàm dưới. Tuy nhiên, khi mọc răng khôn, tình trạng này rất dễ gặp. Thứ nhất, răng khôn ở trong cùng khó vệ sinh, thứ 2 là việc giắt thức ăn và mảng bám quanh răng là tích tụ vi khuẩn. Do đó, làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Khi nào nên nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới?

Răng khôn mọc lệch hàm dưới gây ảnh hưởng nghiêm trọng, do đó thường bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để khắc phục tình trạng hiện tại cũng như bảo vệ các răng và sức khỏe răng miệng được tốt hơn. Thế nhưng, khi răng mọc thẳng như các răng vĩnh viễn trên hàm, không gây biến chứng, không mọc xiên, mọc lệch và không gây xâm lấn thì mọi người sẽ không cần phải nhổ răng.

Khi nào nên nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới?
Khi nào nên nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới?

Do đó, dưới đây là một số trường hợp nên nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới:

  • Răng khôn mọc lệch và mọc ngầm gây đau đớn kéo theo đó là viêm sưng tấy ở nướu
  • Răng khôn bị sâu, làm xô lệch răng khác, chen chúc nhau,…
  • Răng khôn mọc lệch cản trở quá trình vệ sinh răng miệng và cản trở quá trình ăn nhai
  • Nhổ răng khôn theo yêu cầu chỉnh hình răng mặt, phục hình thẩm mỹ

Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên nhổ răng khôn để giảm tối đa các biến chứng về sau. Khi nhổ răng khôn, bác sĩ phải tiến hành chụp X-quang để xem xét tình hình của răng: răng mọc lệch như thế nào, đã mọc hoàn thiện chưa, có đâm vào răng số 7 không hay có lệch cọ vào niêm mạc trong của má,… 

Từ kết quả kiểm tra, bác sĩ mới đưa ra phán đoán và phương hướng nhổ răng phù hợp nhất. Như đã biết, răng khôn nằm ở vị trí khá “nhạy cảm” do nhiều dây thần kinh đi qua nên việc nhổ răng cũng khá phức tạp. Chính vì thế, mọi người nên chọn nha khoa uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại, dụng cụ, phòng khám được khử trùng đạt điều kiện vô trùng trước, trong và sau quá trình nhổ răng. 

Làm gì sau khi nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới?

Sau khi nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới, để tránh biến chứng cũng như để vết thương phục hồi nhanh chóng, mọi người nên chú ý:

  • Cắn chặt miếng gạc trong 20 phút để ngừng máu, không nên ngậm quá lâu vì gây nhiễm khuẩn nước. Cũng không nên nhổ quá sớm vì răng khôn rất khó cầm máu.
  • Chườm đá ngay sau khi nhổ, trong ngày đầu tiên để giảm đau, sưng 
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc bên ngoài
  • Sau 24-48 giờ, phải thực hiện vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng. Tránh để bàn chải mạnh vào vết thương chưa lành, kết hợp súc miệng với nước muối để làm sạch vi khuẩn, mảng bám và chống viêm phục hồi vết thương nhanh
  • Nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý sau khi nhổ răng để giúp cơ thể lấy lại sức nhanh chóng. Ngoài ra, không nên ăn thức ăn cứng dai mà nên bổ sung thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Hạn chế những đồ ăn có tính acid, cay, nóng cũng như chất kích thích vì khiến vết thương lâu lành.
Làm gì sau khi nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới?
Làm gì sau khi nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới?

Hy vọng những thông tin trong bài viết mà nha khoa My Auris chia sẻ giúp mọi người nắm được một số kiến thức về răng khôn mọc lệch hàm dưới. Từ đó, giúp mọi người có biện pháp xử lý những biến chứng hiệu quả để mang lại sức khỏe răng miệng tốt nhất. 

Anh Thy

Trả lời

chat zalo
messenger