Răng khôn bị sâu: nên trám hay nên nhổ để tránh nguy hiểm?

Răng khôn bị sâu: nên trám hay nên nhổ để tránh nguy hiểm?

Răng khôn bị sâu là tình trạng rất dễ gặp, thường gây đau nhức hơn những chỗ khác mặc dù không có vai trò quan trọng khi ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ.

Mục Lục

Răng khôn bị sâu: dấu hiệu nhận biết

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 và thường mọc khi ngon người đến độ tuổi trưởng thành từ 18-25 tuổi.

Răng khôn bị sâu là tình trạng rất hay xảy ra vì răng khôn nằm sâu trong cung hàm nên việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ chúng là điều rất khó khăn. Khi răng khôn bị sâu ở giai đoạn đầu sẽ rất khó để nhận biết, nhưng khi có một trong các dấu hiệu sau, bạn nên đến nha khoa để xử lý kịp thời:

  • Răng khôn bị đau nhức liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Răng bị ê buốt khi ăn các loại thức ăn lạnh, ngọt, chua.
  • Xuất hiện các đốm nâu đen ở bề mặt răng khôn.
  • Bị đau khi nuốt nước bọt hoặc khi há miệng.
  • Bị đau hoặc nhạy cảm ở phần nướu.
  • Nướu bị sưng, viêm đỏ.
  • Hơi thở có mùi, thường là mùi vị kim loại.
  • Có thể bị đau đầu, sốt, buồn nôn.
Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu
Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu

Nguyên nhân làm răng khôn bị sâu

Theo nhiều chuyên gia về các vấn đề răng miệng, răng bị sâu có thể bắt nguồn từ những vấn đề sau đây:

  • Vị trí răng 

Như đã nói ở trên, răng khôn nằm ở vị trí khuất nên rất khó vệ sinh sạch hoàn toàn 100% nên các mảng bám lâu ngày sẽ thành cao răng. Men răng sẽ bị các vi khuẩn tích tụ trong cao răng tấn công và hình thành các lỗ sâu nhỏ.

  • Hình dáng răng 

Răng số 8 có chiều dài ngắn, mặt nhai lớn, có các rãnh và kẽ nơi mà thức ăn rất dễ bị ứ đọng. Kết hợp với vị trí trên cung hàm, việc răng bị sâu rất dễ xảy ra.

  • Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lên khi cung hàm đã phát triển ổn định nên thường có tình trạng mọc lệch xiêu vẹo, chen chúc với các răng kế bên. Vấn đề mọc lệch này sẽ tạo nên kẽ răng hở, làm cho thức ăn bị nhét vào và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

  • Một số nguyên nhân khác 

Răng khôn bị sâu cũng có thể xảy ra do các yếu tố như uống ít nước làm khô miệng, chế độ ăn uống, hút thuốc lá, bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản,…

Răng khôn bị sâu gây ra ảnh hưởng như thế nào?

Vậy răng bị sâu có cần xử lý không? Hay răng bị sâu phải làm sao? Trước khi đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu những hậu quả do răng khôn sâu gây ra.

Răng khôn bị sâu gây ra ảnh hưởng như thế nào?
Răng khôn bị sâu gây ra ảnh hưởng như thế nào?
  • Suy giảm sức khỏe răng miệng

Răng bị sâu lâu dài có thể xâm nhập vào bên trong tủy – khu vực tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu. Khi này, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức và tăng nguy cơ bị mất răng.

Ngoài ra, khi răng sâu, nó có thể lan sang các răng kế bên và gây ra tình trạng sâu răng diện rộng. 

  • Ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa

Tình trạng bị sâu răng khôn khiến cho việc nhai thức ăn bị đau đớn và khó khăn nên dễ dẫn đến việc nhai không kỹ hoặc biếng ăn. Điều này sẽ gây nên các bệnh như đau dạ dày, viêm đại tràng,…

  • Ảnh hưởng đến các hệ cơ quan và sức khỏe tổng thể

Vi khuẩn từ răng sâu có thể lây lan khắp cơ thể, gây suy yếu hệ miễn dịch , ảnh hưởng đến các hệ cơ quan và sức khỏe tổng thể.

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày

Việc chịu đựng các cơn đau ê buốt sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ mỗi ngày, có thể làm giảm hiệu suất công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu mà hay cáu gắt  với mọi người xung quanh hơn.

Từ những ảnh hưởng trên, bây giờ chắc hẳn bạn đã biết rằng việc xử lý chiếc răng sâu là vô cùng quan trọng. 

Răng khôn bị sâu phải làm sao: nên nhổ hay nên trám?

Với vấn đề răng sâu phải làm sao, hiện tại có nhiều phương pháp để điều trị như Fluoride, nhổ răng, bọc sứ, điều trị tủy, trám răng,…., trong đó 2 phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều là nhổ và trám răng. Tùy vào tình trạng và mức độ sâu của chiếc răng mà vấn đề răng sâu có trám được không hay răng bị sâu có nên nhổ không sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể. 

Trám răng khôn

Đây là phương pháp được áp dụng khi răng khôn mọc thẳng, hoàn toàn không chèn ép các răng khác và chỉ bị sâu nhẹ. Việc trám bít lỗ bị sâu lại sẽ ngăn không cho vết sâu ăn xuống tủy hoặc lây lan sang các răng kế bên. Để trám răng sâu, dưới đây là các bước mà bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-Quang để đánh giá chung về tình trạng răng và kiểm tra mức độ sâu răng có còn phù hợp để trám răng hay không.
  • Tiếp đến, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cạo vôi răng nếu cần thiết.
  • Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ để tránh gây ê buốt trong quá trình trám răng.
  • Dùng các thiết bị chuyên dụng loại bỏ vết sâu răng. 
  • Phục hồi hình dáng răng với các vật liệu nhân tạo như vàng, bạc, nhựa composite,…
  • Cuối cùng, tia laser được sử dụng tăng tốc độ đông và độ bám vào răng thật của các vật liệu trám.

Toàn bộ quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 20 phút hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng sâu răng của bệnh nhân.

Trám răng khôn bị sâu
Trám răng khôn bị sâu

Nhổ răng khôn

Có rất nhiều trường hợp răng bị sâu được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ. Đầu tiên là khi răng sâu hiện đang mọc lệch, chen chúc chèn ép các răng khác, có thể mọc đâm ngang sang chân răng lân cận. Trường hợp khác là răng khôn đã bị sâu nặng và ăn sâu vào tủy, không thể đáp ứng các biện pháp bảo tồn, ảnh hưởng đến mạch máu và các dây thần kinh bên trong. Khi răng sâu có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ, khoảng cách với răng số 7 quá rộng khiến thức ăn dễ ứ đọng thì cũng sẽ được nhổ bỏ. Ngoài ra, nếu sâu răng tái phát nhiều lần và bị sưng lợi, ứ mủ và đau nhức nhiều thì chắc chắn việc nhổ răng khôn sẽ được chỉ định.

Bạn có thể yên tâm rằng việc nhổ bỏ răng sâu sẽ không gây đau đớn vì bác sĩ luôn gây tê trong quá trình nhổ. Bạn sẽ chỉ cảm thấy ê buốt sau khi đã nhổ răng và thuốc tê đã hết hiệu lực. Việc uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tích cực nghỉ ngơi là rất quan trọng để giảm và nhanh hết cơn đau này.

Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn

Cách giảm đau răng khôn bị sâu tại nhà

Đối với trường hợp bạn đã biết mình có chiếc răng khôn bị sâu nhưng vì lý do nào đó mà chưa thể đến ngay nha khoa để điều trị, dưới đây là 3 cách mà bạn có thể áp dụng để tạm giảm cơn đau tại nhà:

  • Súc miệng với nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm 2-3 lần/ngày sẽ giúp sát trùng, giảm viêm nhiễm, cải thiện sưng đau do răng sâu gây ra.
  • Chườm đá: Hãy chườm túi đá vào vùng má, quai hàm từ 10-15 phút vào 2 lần/ngày để giúp giảm đau nhức và giảm sưng.
  • Chế độ ăn uống: Nên ăn các món ăn mềm và tránh dùng các món ăn và đồ uống lạnh, ngọt, chua, cứng và quá dai.

Để có thể điều trị răng sâu một cách an toàn và dứt điểm, bạn nên đến các nha khoa uy tín như My Auris. Để biết thêm về dịch vụ điều trị các bệnh về răng khôn cũng như trải nghiệm hành trình khách hàng chuẩn quốc tế WTS, hãy liên hệ ngay với My Auris nhé!

Trả lời

chat zalo
messenger