Bọc răng sứ là giải pháp tân trang nhan sắc đem đến nụ cười hoàn hảo. Rất nhiều khách hàng lựa chọn phương pháp này thực hiện nhằm khắc phục khuyết điểm ở răng. Tuy nhiên, một số trường hợp răng bọc sứ bị nhức làm cho nhiều người lo lắng mà không rõ lý do. Để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục phù hợp, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Nguyên nhân răng bọc sứ bị nhức
Để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ phải mài răng thật thành trụ răng với tỷ lệ phù hợp. Quá trình mài răng sẽ không gây đau nhức bởi có tác dụng của thuốc tê. Song, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ thấy đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất sau 2-3 ngày. Với những trường hợp đau kéo dài không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân.
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến răng bọc sứ bị nhức:
Răng yếu và cơ địa nhạy cảm
Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Điều này giúp phát hiện bệnh lý hay răng nhạy cảm mà tư vấn có nên bọc sứ không. Những trường hợp răng yếu, nhạy cảm mà vẫn muốn bọc sứ sẽ bị đau nhức kéo dài, khó thuyên giảm.
Chưa điều trị triệt để viêm tủy răng dẫn đến răng bọc sứ bị nhức
Viêm tủy răng nếu không được phát hiện và điều trị triệt để trước bọc sứ sẽ gây nên các cơn đau nhức kéo dài. Trong một số trường hợp, viêm tủy nặng gây ra hoại tử và viêm nhiễm lan rộng. Khi đó, tác động đến dây thần kinh làm cho răng sưng đau kéo dài, thậm chí phải nhổ bỏ.
Nướu chưa kịp thích nghi
Khi mới bọc sứ, răng và nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn vì thế đau nhức khó tránh khỏi. Sau thời gian, nướu dần thích nghi mới có thể giảm đau, ê buốt.
Tay nghề bác sĩ kém – Răng bọc sứ bị nhức
Tay nghe bác sĩ kém, mài răng không chuẩn xác làm cho cấu trúc của răng bị xâm lấn nhiều làm lộ ngà răng. Lúc này, răng sẽ trở nên nhạy cảm, đau nhức nhiều.
Đồng thời, bác sĩ lấy dấu răng không chuẩn làm cho mão sứ sau khi chế tác không sát khít với nướu. Các khoảng trống này tạo điều kiện cho thức ăn, mảng bám nhồi nhét nhiều, vi khuẩn tấn công gây viêm và đau nhức kéo dài.
Bị lệch khớp cắn
Thao tác gắn sứ không chuẩn xác sẽ làm răng sứ nhô cao hơn bình thường hoặc bị lệch so với răng đối diện. Điều này làm lực dồn lên răng sứ nhiều không chỉ gây vướng cộm mà còn đau khớp thái dương hàm.
Các bệnh lý về răng miệng
Nếu như bị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… không được điều trị triệt để, vi khuẩn tiếp tục tấn công cùi răng dù đã bọc sứ. Vì thế, khó tránh khỏi cơn đau nhức kéo dài.
Ngoài ra, khi bị viêm nha chu, nướu có xu hướng tụt khỏi chân răng và không thể giữa chắc răng trên cung hàm. Do đó, không điều trị mà vẫn bọc sứ sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ răng sứ, thậm chí mất răng thật.
Thói quen xấu
Thói quen nghiến răng sẽ tạo va chạm lên các răng đối diện. Với những răng thật còn bị mài mòn thì răng sứ cũng không tránh khỏi. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt nhiều sau mỗi lần nghiến răng.
Keo nha khoa bị rò rỉ
Keo dán nha khoa giúp cố định răng sứ trên cung hàm. Tuy nhiên, lựa chọn các nha khoa kém chất lượng có thể sử dụng keo không đảm bảo dễ bị lỏng, rò rỉ ra bên ngoài. Điều này làm cho răng bị ê buốt, đau nhức, thậm chí ảnh hưởng đến nướu.
Vật liệu làm răng sứ không đảm bảo
Nếu vật liệu làm răng sứ kém, không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể sẽ gây kích ứng, dị ứng mô nướu. Hơn nữa, vật liệu kém sẽ không thể đảm bảo tính dẫn nhiệt tốt. Tất cả gây ảnh hưởng xấu đến cùi răng, làm cho răng đau nhức, đặc biệt khi ăn thực phẩm nóng, lạnh.
Chế độ ăn uống không khoa học
Thường xuyên ăn thực phẩm cứng, dai làm cho răng sứ chịu áp lực lớn dẫn đến nứt gãy. Điều này cũng ảnh hưởng đến cùi răng bên trong, gây đau nhức kéo dài.
Như vậy, răng bọc sứ bị nhức do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chủ quan lẫn khách quan. Vì thế, để giảm đau nhanh chóng, hiệu quả, bạn hãy đến nha khoa găn bác sĩ khắc phục sớm nhất nhé.
Răng bọc sứ bị nhức phải làm sao khắc phục?
Khi mới xuất hiện đau nhức sau khi bọc sứ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm đau. Nếu cơn đau không thuyên giảm, hãy đến nha khoa để can thiệp điều trị kịp thời.
Cách giảm đau răng bọc sứ tại nhà
- Sử dụng thuốc giảm đau: Sau khi bọc sứ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho khách hàng. Việc tuân thủ sử dụng sẽ giảm đau nhanh chóng. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Chườm đá: Răng bọc sứ bị nhức có thể chườm đá lên vùng má có răng đau. Nhiệt độ thấp giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng. Tuyệt đối không chườm trực tiếp đá lên vùng răng mới bọc sứ.
- Súc miệng nước muối: Nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch mảng bám quanh răng giúp thuyên giảm cơn đau và tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng.
- Sử dụng hàm bảo vệ: Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ thì bạn nên đeo máng chống nghiến để tránh răng sứ va chạm trực tiếp với các răng khác.
- Vệ sinh răng miệng: đánh răng nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật theo chiều dọc bằng bàn chải mềm, vừa kích thước. Hàm lượng fluor trong kem đánh răng cũng phải đảm bảo an toàn. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ mảng bám kẽ răng hiệu quả hơn.
- Chế độ ăn uống: thời gian đầu mới bọc sứ, chú ý bổ sung thực phẩm mềm, tránh tác động nhai lớn. Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế thực phẩm quá nóng, quá lạnh.
Cách giảm đau tại nha khoa
Đến nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng, tình trạng răng sứ và xác định nguyên nhân gây đau nhức. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Với những trường hợp răng sứ đau nhức do kênh, cộm, sai khớp cắn, bác sĩ sẽ phải tháo bỏ răng sứ. Sau đó, điều chỉnh lại răng và lắp lại răng cho chuẩn khớp cắn. Với những trường hợp mắc bệnh lý, bác sĩ sẽ tháo răng sứ và điều trị triệt để rồi mới lắp răng sứ lại.
Bên cạnh đó, những trường hợp vật liệu sứ hay keo nha khoa kém chất lượng, bạn nên tìm và thay đổi nha khoa uy tín để phục hình răng sứ mới.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về răng bọc sứ bị nhức giúp mọi người hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu như đang gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được bác sĩ tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy