Niềng răng khớp cắn ngược là cả quá trình. Để niềng răng thành công, không chỉ tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ mà còn phải vệ sinh, chăm sóc và ăn uống đúng cách trong quá trình niềng răng khớp cắn. Trong bài viết này, nha khoa My Auris sẽ chia sẻ những điều cần làm trong quá trình niềng răng khớp cắn ngược, cùng theo dõi nhé.
Mục Lục
Khớp cắn ngược và hậu quả của khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược là tình trạng sai khớp cắn thường gặp hiện nay. Tình trạng có thể ở mức độ nặng hay nhẹ tùy từng người. Song, nhìn chung đều gây ảnh hưởng tương tự nhau.
Tình trạng này biểu thị răng hàm dưới đưa ra ngoài nhiều hơn răng hàm trên, khi quan sát có thể thấy hàm dưới bao phủ luôn hàm trên. Nếu nhìn gương mặt của những người bị khớp cắn ngược theo góc nghiêng có thể thấy gương mặt dài, cằm đưa ra ngoài nhiều, tương tự như “lưỡi cày”.
Thế nên, khớp cắn ngược gây ra nhiều hậu quả cho cả thẩm mỹ và chức năng, sức khỏe răng miệng như sau:
- Mất thẩm mỹ: do phần cằm chìa ra phía trước mà gương mặt mất cân đối, hài hòa với tổng thể cấu trúc khuôn mặt. Hơn nữa, không khắc phục sớm, dưới sự tác động của ăn nhai lâu ngày khiến răng ngày càng lệch dẫn đến mặt méo, lệch hơn.
- Giảm chức năng ăn nhai: chính sự sai lệch khớp cắn, không có sự tương quan của 2 hàm nên cản trở quá trình ăn nhai. Về lâu dài, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Ảnh hưởng khớp thái dương hàm: nếu không điều trị khớp cắn ngược sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp thái dương hàm, có thể gây ra bệnh lý viêm khớp thái dương. Triệu chứng của người viêm khớp thái dương hàm là đối mặt với tình trạng đau đầu, mệt mỏi, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống, công việc.
Niềng răng là giải pháp khắc phục khớp cắn ngược
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chỉnh nha tác động lên răng nhằm kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, không phải tình trạng nào áp dụng niềng răng cũng mang đến thẩm mỹ cao.
Khớp cắn ngược cũng vậy bởi còn phải xem xét tình trạng khớp cắn ngược thế nào, do răng hay do xương hàm gây ra.
Với khớp cắn ngược do răng sai lệch gây ra thì niềng răng là giải pháp tối ưu giúp kéo chỉnh răng về đúng vị trí, khắc phục khuyết điểm. Từ đó, răng đều, đẹp, cân đối khớp cắn chuẩn chỉnh, đem đến gương mặt hài hòa, xinh đẹp hơn.
Đối với những tình trạng khớp cắn ngược do xương hàm dưới phát triển quá mức thì không thể niềng răng chỉnh nha hiệu quả. Bởi lúc này, chỉ có áp dụng phẫu thuật hàm mới đem đến kết quả như mong đợi.
Còn những trường hợp sai lệch do cả xương hàm và răng thì bác sĩ sẽ kết hợp cả 2 phương pháp điều trị. Thực hiện phẫu thuật hàm trước, sau đó mới chỉnh nha kéo chỉnh răng đều, đẹp, tăng tính thẩm mỹ.
Quá trình niềng răng khớp cắn ngược diễn ra như thế nào?
Quá trình niềng răng khớp cắn ngược diễn ra theo trình tự các bước tiêu chuẩn tại nha khoa, thực hiện bởi bác sĩ chỉnh nha. Các bước tiêu chuẩn này hầu như tương tự như ở các nha khoa.
Quá trình niềng răng khớp cắn ngược với các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng và tư vấn
Dù ở nha khoa nào hay áp dụng phương pháp nào thì bước này là bước quan trọng nhất trong quá trình niềng răng khớp cắn ngược. Trước khi niềng răng, bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra tổng quát tình trạng, sức khỏe răng miệng của mỗi người. Tiếp đến, chỉ định chụp X-quang để đánh giá được mức độ sai lệch, xác định khớp cắn ngược như thế nào, do răng hay xương hàm gây nên. Đồng thời, thăm khám kỹ còn giúp phát hiện các bệnh lý răng miệng (nếu có).
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn một số thông tin liên quan cũng như phác đồ điều trị, niềng răng cho khách hàng:
- Nếu có bệnh lý sẽ phải tuân thủ điều trị trước rồi mới niềng răng
- Tư vấn phương pháp, loại mắc cài hay loại khay niềng theo tình trạng, sở thích, khả năng tài chính của khách hàng.
- Tư vấn chi phí cho toàn bộ quá trình niềng răng khớp cắn cũng như những việc cần làm trong quá trình niềng răng.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm
Khi đã đồng ý điều trị, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng bao gồm lấy cao răng, đánh bóng răng,… Điều này giúp cho quá trình lấy dấu không bị cản trở, diễn ra thuận lợi, chính xác hơn.
Ở bước này, những người mắc bệnh lý răng miệng cũng được điều trị triệt để nhằm tăng hiệu quả chỉnh nha.
Bước 3: Tiến hành niềng răng – Quá trình niềng răng khớp cắn ngược
Bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng bằng việc sử dụng khí cụ chỉnh nha tác động lực lên răng. Với các phương pháp mắc cài, sẽ lắp mắc cài, dây cung, dây thun lên thân răng. Còn với niềng răng trong suốt sẽ được nhận bộ khay niềng theo thông số của mình. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách lắp và tháo khay niềng theo thứ tự trên các khay qua từng giai đoạn dịch chuyển.
Bước 4: Tái khám định kỳ
Tái khám định kỳ trong quá trình niềng răng là bước vô cùng quan trọng để bác sĩ theo dõi sức khỏe răng miệng, kiểm tra tiến độ răng dịch chuyển cũng như các vấn đề liền quan. Nếu có phát sinh bất cứ điều gì cũng được khắc phục sớm và kịp thời. Đối với niềng răng mắc cài khoảng 2-3 tuần tái khám 1 lần, còn với khay niềng trong suốt thì 4-6 tuần/ lần.
Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Sau khi răng đã đều, về đúng vị trí như phác đồ điều trị, bác sĩ chỉ định tháo khí cụ chỉnh nha. Sau đó, hướng dẫn khách hàng chọn loại hàm duy trì phù hợp. Hàm duy trì giúp giữ kết quả niềng, ngăn ngừa tình trạng răng chạy về vị trí cũ. Thời gian đeo hàm duy trì tùy theo tình trạng của mỗi người, có thể 3-6 tháng, có khi lên đến 1 năm.
Chăm sóc, vệ sinh và ăn uống thế nào trong quá trình niềng răng khớp cắn ngược
Vệ sinh, chăm sóc và ăn uống là những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả niềng và sức khỏe răng miệng. Do đó, mọi người không nên chủ quan mà phải đảm bảo thực hiện kỹ và sạch theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Về vệ sinh
- Sử dụng bàn chải mềm, đúng kích thước và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp. Đánh răng đúng cách: đặt bàn chải phía trên nướu với độ nghiêng vừa phải và nhẹ nhàng chải dọc theo bề mặt của răng, tránh theo theo ngang. Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên, dưới, giữa mỗi mắc cài. Nếu chải răng quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng khí cụ chỉnh nha.
- Đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần trong ngày, đặc biệt chú ý các buổi sau khi ăn xong.
- Sử dụng bàn chải kẽ: dụng cụ mang đến hiệu quả trong lấy đi lượng lớn mảnh vụn thức ăn. Do đó, cần sử dụng hằng ngày để lấy đi mảng bám trên răng và nướu. Thực hiện: Bẻ gập phần dây thép của bàn chải kẽ tạo góc thích hợp, rồi đưa bàn chải luồn bên dưới dây cung môi, hướng từ lợi về phía cạnh cắn, thật chậm rãi. Chải khoảng 15 lần, từ mắc cài này đến mắc cài khác.
- Chỉ nha khoa: nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để dễ sử dụng mà không gây tổn thương nướu răng. Kéo chỉ nhẹ nhàng giữa các kẽ răng để loại bỏ mảng bám, thức ăn giắt kẽ. Nên sử dụng sau mỗi lần ăn uống xong.
- Tăm nước: theo các chuyên gia, tăm nước đạt hiệu quả gấp 3 lần so với bàn chải và chỉ nha khoa trong việc làm sạch mắc cài, kẽ răng và vòng niềng. Việc sử dụng khá đơn giản, chỉ cần 1-2 phút mỗi ngày cho việc vệ sinh.
Về ăn uống
Ăn uống cũng khá quan trọng bởi không chú ý không chỉ gây đau nhức, khó ăn nhai mà còn gây bung tuột và rớt mắc cài:
- Bổ sung đa dạng thực phẩm, dưỡng chất từ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh,…
- Tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây nhiều loại để bổ sung vitamin và khoáng chất, chất xơ cho cơ thể
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi để giúp răng chắc khỏe.
- Hạn chế, kiêng ăn các thực phẩm ảnh hưởng đến mắc cài như thực phẩm dai, dính: nếp, xôi, vỏ bánh mì,…, thực phẩm giòn: bỏng ngô, khoai tây chiên, snack,… thực phẩm cứng: nước đá, kẹo cứng, các loại hạt,…
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về quá trình niềng răng khớp cắn ngược, giúp mọi người hiểu hơn về các bước thực hiện cũng như cách ăn uống, vệ sinh, chăm sóc. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé.
Anh Thy