5 bước trong quy trình niềng răng khớp cắn sâu cần biết

5 bước trong quy trình niềng răng khớp cắn sâu cần biết

Quy trình niềng răng khớp cắn sâu sẽ bao gồm các bước hỗ trợ chỉnh nha hiệu quả, giúp khắc phục các vấn đề khớp hàm, răng miệng,… Không những cải thiện thính thẩm mỹ cho khuôn mặt, phương pháp còn có tác dụng làm giảm đau hơn và khó chịu trong khi ăn nhai, giao tiếp hay vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên để đạt được kết quả chỉnh nha tốt, hạn chế biến chứng thì bước thăm khám với bác sĩ chuyên môn là điều không thể thiếu. My Auris mời bạn tham khảo qua các bước của phương pháp điều trị khớp cắn sâu.

5 bước quy trình niềng răng khớp cắn sâu diễn ra như thế nào?

Thông qua việc thăm khám với bác sĩ chuyên môn, mỗi trường hợp cụ thể sẽ có hướng điều trị khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, thường thì quy trình niềng răng khớp cắn sâu sẽ có các bước chính sau:

5 bước quy trình niềng răng khớp cắn sâu diễn ra như thế nào?
5 bước quy trình niềng răng khớp cắn sâu diễn ra như thế nào?

Bước 1: Bác sĩ thăm khám chi tiết cho người bệnh 

Các bác sĩ cần tiến hành thăm khám để biết được tình trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh. Chỉ định chụp X-quang để có thể nhận định mức độ sai lệch của 2 cung hàm cũng như chân răng. Tiến hành lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng khớp cắn sâu, bao gồm những thông tin:

  • Tổng quan các bước thực hiện chỉnh nha 
  • Thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình điều trị 
  • Phương pháp niềng răng phù hợp theo như mong muốn, khả năng tài chính của người bệnh
  • Chi phí niềng, các dịch vụ đi kèm 
  • Dự báo kết quả sẽ đạt được theo từng giai đoạn chỉnh nha 
  • Những điểm cần lưu ý trong suốt quá trình niềng răng 
  • Thời gian tái khám với bác sĩ 

Bước 2: Lấy dấu hàm để phục vụ chế tác mắc cài phù hợp

Người bệnh cần được bác sĩ lấy dầu hàm bằng một loại vật liệu chuyên dụng, đồng thời thiết kế mắc cài hay khay niềng trong suốt. Cùng lúc đó, người bệnh nếu mắc các bệnh lý khác thì cần được bác sĩ điều trị triệt để trước, nhằm làm tăng tính hiệu quả cho quá trình niềng.

Bước 3: Tiến hành gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng trong suốt 

Bước 3: Tiến hành gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng trong suốt 
Tiến hành gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng trong suốt

Các bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện gắn mắc cài lên thân răng của người bệnh, có hỗ trợ cùng các loại khí cụ chỉnh nha. Sau đó sẽ được cố định bằng dây cung, thun buộc. Trong khi đó, với những người bệnh niềng răng với khay trong suốt, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đeo, tháo lắp theo các số thứ tự trên từng máng.

Bước 4: Tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ 

Trong quy trình niềng răng khớp cắn sâu, bác sĩ có hẹn lịch tái khám định kỳ với người bệnh. Thường sẽ từ 4 đến 6 tuần kiểm tra một lần, nhằm đánh giá tiến độ niềng răng và thực hiện điều chỉnh dây cung, mắc cài nếu cần.

Trung bình thời gian niềng sẽ kéo dài từ 2 đến 3 năm tùy vào tình trạng của người bệnh và phương pháp niềng. Tuy nhiên cũng có thể rút ngắn được từ 1 đến 3 tháng nếu người bệnh tuân thủ tốt các hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt.

Bước 5: Tháo mắc cài và sử dụng hàm duy trì

Kết thúc thời gian niềng răng chỉnh nha theo dự kiến, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng khớp cắn sâu. Nếu đạt được yêu cầu thì người bệnh mới được bác sĩ tháo niềng. Tuy nhiên, người bệnh phải tiếp tục quá trình đeo hàm duy trì ít nhất 6 tháng, để xương hàm có thể ổn định không quay về vị trí ban đầu.

Khi nào người bệnh nên thực hiện khớp cắn sâu?

Quy trình niềng răng khớp cắn sâu được dùng để xử lý các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Chủ yếu là sự phát triển sai lệch của răng hay kích thước xương hàm không cân đối. Vì vậy, khi nào nên thực hiện điều trị khớp cắn sâu bằng phương pháp niềng răng chỉnh nha sẽ còn phụ thuộc vào các nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Cụ thể:

Khi nào người bệnh nên thực hiện khớp cắn sâu?
Khi nào người bệnh nên thực hiện khớp cắn sâu?
  • Khớp cắn sâu do răng: Nếu như nguyên nhân khớp cắn sâu là do răng thì lúc này, người bệnh cần niềng răng để có thể khắc phục tình trạng tốt nhất. Bác sĩ tiến hành dịch chuyển răng về đúng khớp cắn để tạo thế cân đối giúp hàm trên, dưới được cân đối và hài hòa nhất.
  • Khớp cắn sâu do hàm: Khi khớp cắn sâu do xương hàm của răng thì bác sĩ cần phải tiến hành phẫu thuật mới có thể đem lại kết quả chỉnh nha như mong muốn.

Do đó để khắc phục hiệu quả tình trạng khớp cắn sâu, bạn cần đến các cơ sở nha khoa có độ uy tín cao để bác sĩ thăm khám, tư vấn đúng kỹ thuật niềng răng phù hợp nhất.

Có nên thực hiện niềng răng khớp cắn sâu không?

Khác với hầu hết các dạng sai lệch khớp cắn khác, khớp cắn sâu gần như không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Do đó, những người gặp phải tình trạng này thường chủ quan, bỏ qua việc dùng các kỹ thuật chỉnh nha để khắc phục. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài thì quy trình niềng răng khớp cắn sâu sẽ phức tạp hơn, quá trình chữa trị cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn:

Có nên thực hiện niềng răng khớp cắn sâu không?
Có nên thực hiện niềng răng khớp cắn sâu không?
  • Giảm khả năng ăn nhai: Khớp cắn sâu là tình trạng nhóm răng cửa ở hai hàm khó chạm vào nhau, làm cho quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, với trường hợp nặng, phần lớn hàm trên sẽ nhô ra hoàn toàn so với hàm dưới, làm các răng bị mài mòn không đều. Từ đó cũng khiến việc nghiền nát thức ăn không được đảm bảo.
  • Ảnh hưởng tính thẩm mỹ: Khớp cắn sâu chính là nguyên nhân làm cho khuôn mặt mất tính cân đối do hai hàm. Cằm có thể bị ngắn, răng hàm trên bị cắn sâu hơn khiến nụ cười kém duyên.
  • Gặp nhiều bệnh lý răng miệng khác: Khi đỉnh hàm răng dưới tiếp xúc lâu ngày với mặt nướu trong của hàm trên, có thể gây ảnh hưởng đến nướu. Từ đó có thể tại môi trường thuận lợi cho các nhóm vi khuẩn xâm nhập, gây nhiều bệnh lý về răng miệng.
  • Gây mòn răng hàm trên: Trong thời gian dài, tình trạng khớp cắn sâu gây nên tình trạng mài mòn men răng hàm trên. Nếu không được xử lý sớm thì cổ răng hàm trên bị mài mòn sâu, hậu quả là lộ ngà, gây đau trong khi ăn nhai.
  • Viêm khớp thái dương hàm: Biến chứng nặng nhất mà người bệnh có thể gặp phải, phần lớn diễn ra ở người trường thành. Thái dương hàm loạn năng sẽ gây nên tình trạng đau nhức, miệng không thể hả khi ăn nhai,…

Tóm lại, quy trình niềng răng khớp cắn sâu sẽ không thể giống nhau hoàn toàn ở các người bệnh, sẽ còn tùy vào tình trạng của từng người ở mức độ nào. Do đó, My Auris khuyên bạn không nên bỏ qua khâu thăm khám với bác sĩ chuyên môn. Chỉ có họ với có đủ kinh nghiệm, kiến thức để hỗ trợ bạn tìm ra hướng điều trị đúng nhất. Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến răng miệng, đội ngũ bác sĩ My Auris sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy đặt lịch thăm khám ngay hôm nay để nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!

Yến Nhi

Bình luận đã được đóng lại.

chat zalo
messenger