Là phương pháp được áp dụng để cải thiện tình trạng móm do xương hàm gây ra. Vậy phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không? Có đau không? và cần lưu ý những gì trong quá trình phẫu thuật? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây, để có thêm kinh nghiệm trước khi tiến hành phẫu thuật hàm nhé!
Mục Lục
1. Phẫu thuật hàm hô móm là gì?
Phẫu thuật hàm móm là phương pháp giải phẫu hàm mặt, can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm trên và hàm dưới để điều chỉnh xương hàm trở nên hài hòa và cân đối hơn.
Tùy từng trường hợp móm mà Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt hoặc nối thêm xương hàm theo tỷ lệ tính toán từ trước, để khắc phục khuyết điểm của xương hàm một cách hiệu quả. Phẫu thuật hàm móm không tác động đến răng mà chỉ can thiệp để thay đổi cấu trúc xương hàm.
Để giúp khách hàng có được đầy đủ kiến thức và đỡ tốn thời gian tìm kiếm, chúng tôi đã tổng hợp 1 bài viết chi tiết về MIỆNG MÓM – KHỚP CẮN NGƯỢC , bạn xem nhé!!!
2. Những trường hợp cần áp dụng phương pháp phẫu thuật hàm móm
Phẫu thuật hàm móm áp dụng với những trường hợp sau:
- Móm do xương hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm phát triển quá mức gây ra.
- Móm do xương hàm gây ra.
- Lệch xương hàm.
3. Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không?
Nhắc đến phẫu thuật, tâm lý chung của khách hàng là lo sợ và băn khoăn không biết liệu có đau không, có nguy hiểm không? Chính vì thế mà nhiều người chần chừ không dám phẫu thuật chỉnh hàm.
Phẫu thuật hàm móm thực ra không hề nguy hiểm như đồn đại, nếu bạn lựa chọn những nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện. Những máy móc, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm dày dặn của Bác sĩ, sẽ giúp bạn khắc phục hàm móm nhanh chóng và hiệu quả mà không để lại biến chứng nào sau phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn và không đau đớn. Những ca phẫu thuật hàm móm được diễn ra trong phòng mổ vô trùng và trang bị các máy móc hiện đại, đảm bảo cho ca phẫu thuật thành công như mong muốn.
Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được chăm sóc và hồi sức tại phòng vô trùng để tránh vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc lây nhiễm trùng chéo. Thời gian sau đó, bạn chỉ cần thực hiện chế độ ăn uống theo chỉ dẫn và tái khám định kỳ.
Áp dụng phương pháp phẫu thuật tiên tiến, giúp cải thiện hàm móm an toàn và triệt để. Phương pháp này thực hiện bằng cách cắt xương hàm trên và xương hàm dưới, kết hợp thêm phương pháp xoay phức hợp hàm trên – hàm dưới và phẫu thuật tạo hình cằm.
4. Phẫu thuật hàm móm có đau không?
Vấn đề đau đớn trong phẫu thuật hàm luôn được chú trọng. Bởi vì, bản chất của phẫu thuật hàm móm là tác động trực tiếp đến cấu trúc xương, cắt và di dời xương hàm dưới về sau, chỉnh trục hàm đê khớp cắn khít với nhau.
Thực ra, bạn cũng không cần quá nặng nề, phương pháp này không gây đau nhiều như bạn tưởng tượng hay như những lời đồn đại. Lúc đầu,bạn sẽ có cảm giác hơi tê ở vùng cằm sau 1 – 2 giờ phẫu thuật, cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi vì bác sĩ sẽ kê thuốc thuốc giảm đau, tiêu sưng… Vì thế, bạn hãy nên giữ cho mình một tâm thế thoải mái, đừng quá căng thẳng.
Ngoài ra, phẫu thuật hàm móm là một kỹ thuật khó, không phải ai cũng thực hiện được. Những địa chỉ thực hiện phẫu thuật hàm móm an toàn rất ít. Do đó, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.
5. Một số kinh nghiệm phẫu thuật hàm móm
So với các phương pháp thẩm mỹ hiện nay, phẫu thuật hàm móm là kỹ thuật khó. Nên trước thẩm mỹ, bản thân mỗi khách hàng cần lắng nghe những kinh nghiệm của người đã từng phẫu thuật , lựa chọn địa điểm uy tín với các tiêu chí như sau:
- Bác sĩ chuyên khoa hàm mặt thực hiện phẫu thuật tay nghề cao
- Hệ thống máy móc hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu thẩm mỹ
- Địa điểm thẩm mỹ uy tín được khách hàng đánh giá cao.
- Các tiêu chuẩn vệ sinh vô trùng đáp ứng yêu cầu của bộ Y tế.
Rất nhiều khách hàng đã thay đổi diện mạo, thay đổi tương lai, công việc thuận lợi hơn sau khi quyết định phẫu thuật hàm móm. Vì thế, bạn đừng phân vân có nên phẫu thuật hàm móm không? mà hãy bắt đầu hành trình thay đổi nụ cười bằng việc tìm cho mình một địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tận tình thăm khám tư vấn cho bạn.
Để tìm hiểu thêm về phương pháp chỉnh sửa hàm móm, bạn hãy tham khảo thêm bài viết Phẫu thuật cắt chỉnh sửa hàm móm (khớp cắn ngược) như thế nào?