Sốt khi mọc răng là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em trong giai đoạn bắt đầu mọc răng sữa. Song song đó, nhiều bậc phụ huynh thường bị nhầm lẫn giữa dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh và sốt do bệnh lý khác, dẫn đến việc không có phương pháp điều trị kịp thời và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được các biểu hiện sốt mọc răng.
Mục Lục
Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?
Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, chắc chắn cha mẹ luôn ghi nhớ những dấu ấn kỷ niệm khi trẻ bắt đầu mọc răng. Đó là dấu hiệu để chúng ta theo dõi sự lớn khôn của trẻ qua từng ngày. Do vậy, những chiếc răng đầu tiên thường xuất hiện khi trẻ được từ 4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi.
Thông thường, răng cửa hàm dưới thường là chiếc răng đầu tiên của trẻ nhỏ và khi bắt đầu mọc răng. Trong số đó, chúng ta phải kể đến một số hiện tượng trẻ bị sốt do mọc răng hay chảy nước dãi hoặc nhai, gặm các đồ vặt xung quanh, đặc biệt trẻ bị quấy khó hoặc bỏ bú. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.
Phân biệt biểu hiện sốt mọc răng và sốt thông thường như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt cao ở trẻ sơ sinh trong đó mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhầm lẫn với trường hợp sốt bị bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần phải lưu ý:
- Trẻ bị sốt cao: Tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ mà biểu hiện sốt khi mọc răng sẽ có sự khác nhau. Với những trường hợp trẻ bị sốt nhẹ khoảng 37,8 – 38 độ C, thậm chí là không sốt. Ngược lại, một số trường hợp có thể sốt cao đến 39 độ C;
- Biểu hiện ở nướu răng của trẻ: Khi trẻ mọc răng nếu cha mẹ vệ sinh răng miệng sẽ thấy nướu trẻ bị sưng to, đỏ, khi sờ cảm nhận được mầm răng đang nhú;
- Trẻ ngứa lợi nên rất hay cắn, thích nhai hoặc ngậm ngón tay hay đồ chơi ở trong miệng;
- Xuất hiện tình trạng chảy nước dãi nhiều hơn, có thể tràn quanh miệng, cằm, cổ, khiến khu vực này bị phát ban tạm thời,..
Ngoài ra, giai đoạn này trẻ sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, tính cách, trẻ sẽ hay cáu kỉnh và quấy khóc. Đặc biệt trẻ thường có xu hướng trằn trọng khó ngủ, thậm chí bú kém, chán ăn và bỏ ăn.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải phân biệt được tình trạng sốt thông thường ở trẻ. Thông thường, trẻ bị sốt thông thường sẽ đi kèm các hiện tượng như: rét run người hoặc bị đổ mồ hôi trộm. Khác với hiện tượng trẻ sốt do mọc răng, trong trường hợp này sẽ khiến bạn trẻ có thể bị sổ mũi, đau họng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiến trẻ bị sốt là do cơ thể bị virus, vi khuẩn tấn công và gây ra hiện tượng sốt.
Một số lý do khác có thể kể đến như: bé bị rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt,..Ngoài ra, hiện tượng sốt sẽ xảy ra một số tác dụng phục sau khi các em bé đi tiêm chủng vacxin.
Khi nào cho trẻ sốt mọc răng cần phải đi khám?
Đây sẽ là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn, vì nhiều người cho răng trẻ ở thời kỳ này thấy trẻ sốt đều có tâm lý chung là lo lắng và kèm theo dấu hiệu tiêu chảy. Bởi vậy, đây có thực sự là biểu hiện của trẻ mọc răng hay không, hoặc là do các bệnh lý khác.
Vậy, nếu trẻ mọc răng có biểu hiện quấy khóc, trằn trọc, bú kém, ăn ít hoặc bỏ bữa,.thường kéo dài từ khoảng 2 – 3 ngày trước khi răng bắt đầu mọc. Tuy vậy, khi răng mọc lên các triệu chứng trên cũng bị biến mất. Tuy nhiên, nếu trẻ còn có các dấu hiệu sau, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, vì có thể trẻ bị sốt do bệnh chứ không phải sốt do mọc răng:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 38 độ C;
- Trẻ hơn 3 tháng tuổi và bị sốt 39 độ C hoặc cao hơn;
- Trẻ sốt liên tục và không hạ nhiệt, đồng thời đi kèm các dấu hiệu như tiêu chảy, nôn mửa, phát ban;
- Khi răng đã nhú thì các triệu chứng sốt do mọc răng vẫn còn và thậm chí nặng hơn;
- Trẻ ngủ nhiều và ngủ li bì hoặc các biểu hiện không đỡ, đặc biệt có máu trong phân;
- Trẻ bị sụt cân hoặc cân nặng giảm đáng kể.
Cách chăm sóc đúng khi trẻ có biểu hiện sốt mọc răng
- Khi trẻ mọc khoảng 2 – 3 răng, cha mẹ có thể sử dụng miếng gạc quấn quanh ngón tay, sau đó nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng cho trẻ vào mỗi buổi sáng;
- Khi các răng đã mọc nhiều hơn và trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn có thể sử dụng bàn chải mềm để đánh răng cho trẻ;
- Có nhiều bàn chải mềm và kem đánh răng dành cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi được bán trên các cửa hàng bán đồ sơ sinh mà bạn có thể lựa chọn;
- Nếu trường hợp trẻ bị đau nướu do mọc răng, bạn có thể sử dụng vòng bằng silicon cho bé nhai và rửa sạch ngón tay. Sau đó, chà lên nướu của bé để giảm cảm giác đau, ngứa nướu và khó chịu;
- Lưu ý, luôn phải rửa tay sạch trước khi chà nướu cho trẻ;
- Để giảm tình trạng đau nướu, bạn nên bỏ vòng chai hoặc một chiếc khăn sạch. Sau đó, làm ướt khăn và để vào ngăn mát tủ lạnh để cho bé gặm. Tuy nhiên, bạn không nên để ở ngăn đá vì sẽ khiến dụng cụ bị nứt vỡ;
- Khi mua vòng nhai cho trẻ, không nên mua những loại có chứa chất lỏng ở bên trong vì dễ rò rỉ dịch. Điều này, sẽ khiến trẻ dễ nuốt phái và gây hại đến sức khỏe;
- Không sử dụng các loại cồn, gel hay bất cứ loại thuốc nào để chà vào nướu của trẻ;
- Trường hợp cho trẻ dùng thuốc giảm đau, hãy tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ;
Ngoài ra, các bậc phụ huynh hãy mặc cho trẻ những bộ trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để bé mau khỏi bệnh. Hơn nữa, trong thời gian con mọc răng, đừng quên vệ sinh răng miệng thật sạch cho trẻ nhỏ. Đặc biệt sau khi trẻ bụ mẹ hoặc ăn, bạn hãy vệ sinh nướu sạch và dùng khăn mềm lau nước dãi cho bé!
Trên đây là những biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Việc sốt cao ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ dấu hiệu sốt do mọc răng và sốt thông thường để có cách điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, hãy bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý cho trẻ!
Kim Dung