Niềng răng sứ mắc cài 4 điều cần biết

niềng răng sứ mắc cài

Niềng răng sứ mắc cài là phương pháp chỉnh nha ra đời khắc phục một số nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại. Do đó, phương pháp này được đánh giá cao và được nhiều người lựa chọn thực hiện. Để biết thêm thông tin về phương pháp niềng răng sứ mắc cài, cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Niềng răng sứ mắc cài là gì?

Niềng răng là kỹ thuật trong nha khoa sử dụng khí cụ tác động lực giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, có nhiều phương pháp chỉnh nha ra đời khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. 

Trong đó, niềng răng sứ mắc cài là phương pháp được nhiều người lựa chọn thực hiện hiện vì sự dễ chịu, giảm đau đớn cũng như tính thẩm mỹ cao. 

 niềng răng sứ mắc cài
Niềng răng sứ mắc cài là gì?

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha sử dụng nguyên lý hoạt động như niềng răng mắc cài kim loại. Điểm khác biệt lớn nhất chính là sử dụng các mắc cài bằng sứ. Bao gồm: bộ mắc cài chất liệu sứ gắn cố định trên bề mặt răng, dây cung nằm trong rãnh mắc cài tác động lực giúp kéo chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. 

Phân loại niềng răng sứ mắc cài

Niềng răng mắc cài sứ có nhiều kỹ thuật, mọi người tìm hiểu về từng loại để chọn loại phù hợp nhất cho chính mình. Mỗi loại sẽ có đặc điểm cũng như ưu nhược điểm khác nhau. 

Niềng răng sứ mắc cài truyền thống

Trong kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ truyền thống sẽ có 2 phương pháp chính như sau:

  • Mắc cài sứ thường: phương pháp này có cơ chế hoạt động như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Bởi việc sử dụng khí cụ gồm dây cung, mắc cài và dây thun để kéo chỉnh răng. Song, mắc cài được làm từ sứ nguyên chất và được cố định trên mặt ngoài của răng. 
  • Mắc cài sứ pha lê: cũng tương tự như cơ chế hoạt động của phương pháp chỉnh nha truyền thống nhưng bộ mắc cài này được làm từ sứ pha lê cao cấp hơn. Từ đó, đem lại độ bền chắc và tính thẩm mỹ cao hơn sứ thường. 

Niềng răng sứ mắc cài tự động

Phương pháp này sử dụng công nghệ hiện đại hơn, được cải tiến từ phương pháp truyền thống. Niềng răng mắc cài sứ tự động sử dụng bộ mắc cài có hệ thống đóng mở tự động giúp dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài mà không cần điều chỉnh, không cần dùng đến dây thun. Do đó, phương pháp này giảm được sự đau cho thun và tiết kiệm được thời gian không cần thay dây thun, đến nha khoa thường xuyên vì bị bung tuột dây cung. 

Niềng răng sứ mắc cài dây trong

Niềng răng mắc cài sứ dây trong là sử dụng dây niken có màu trong suốt nên không dễ bị lộ. Do đó, trong suốt quá trình đeo niềng rất khó nhận biết hay bị lộ niềng. Tuy nhiên, nhược điểm khá lớn của dây trong là không cứng chắc nên rất dễ bị vỡ. 

Đặc biệt, tình trạng này dễ xảy ra ở hàm dưới – nơi mà có những áp lực và sự ăn nhai lớn. Song, với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật hiện nay, dây cũng được cải thiện đáng kể nên giảm được sự đứt vỡ. 

Niềng răng sứ mắc cài bằng thép không gỉ

Sử dụng dây cung bằng thép không gỉ trong niềng răng mắc cài sứ có độ bền khá cao, rất cứng cáp nên dễ dàng kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cùng hàm. Tuy nhiên, loại dây cung này lại kém thẩm mỹ, dễ nhìn thấy khi đeo niềng.

Ưu nhược điểm của niềng răng sứ mắc cài

Nếu như băn khoăn có nên niềng răng mắc cài sứ chỉnh nha hay không, thì việc nắm rõ ưu nhược điểm của phương pháp là điều vô cùng cần thiết. 

Ưu điểm

Những ưu điểm nổi bật của phương pháp mang đến:

  • Hiệu quả chỉnh nha cao: sử dụng cơ chế hoạt động như niềng răng mắc cài kim loại nên phương pháp tạo ra lực đều, ổn định giúp kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng sứ mắc cài giúp khắc phục được nhiều khuyết điểm trên răng: hô, móm, khấp khểnh, thưa,…
  • Tính thẩm mỹ cao: do mắc cài có màu trùng với màu sắc men răng nên hạn chế được tình trạng lộ niềng.
  • An toàn với người niềng: vật liệu sứ an toàn, lành tính nên khi đeo không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng.
  • Dễ chịu, giảm đau: bộ mắc cài sứ được mài giũa góc cạnh tinh tế hơn nên không gây đau nhức cũng như tổn thương mô mềm. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của niềng răng mắc cài sứ thì phương pháp vẫn tồn tại một số nhược điểm cần phải cân nhắc trước khi thực hiện:

  • Mắc cài dễ vỡ: dù đẹp mắt nhưng các mắc cài dễ vỡ nếu chịu lực va đập mạnh. Do đó, cần phải cẩn thận để tránh vỡ, bung mắc cài ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. 
  • Chi phí cao: mặc dù sử dụng cơ chế hoạt động như niềng răng mắc cài kim loại nhưng phương pháp lại có chi phí cao hơn. 
  • Đổi màu sứ: nếu như không vệ sinh và chăm sóc răng miệng kỹ có thể khiến các mắc cài bị đổi màu theo thời gian.
 niềng răng sứ mắc cài
Ưu nhược điểm của niềng răng sứ mắc cài

Quy trình niềng răng sứ mắc cài

Quy trình niềng răng mắc cài sứ không quá phức tạp. Thông thường, phương pháp niềng răng này trải qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thăm khám và chụp phim

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng của bạn. Sau đó, cho bạn chụp X-quang để quan sát rõ hơn về tình trạng răng. Dựa vào kết quả đó mà tư vấn phương pháp cũng như lộ trình điều trị phù hợp nhất. 

Bước 2: Phân tích tình trạng khiếm khuyết của răng và lên phác đồ điều trị

Sau khi hoàn tất bước đầu tiên, bác sĩ sẽ phân tích đặc điểm răng cũng như mức độ khiếm khuyết của hàm răng để lên phác đồ điều trị. Dựa trên phác đồ này, bạn sẽ biết được dự tính thời gian niềng, các giai đoạn niềng và hiệu quả sau khi thực hiện niềng.

Bước 3: Lấy mẫu dấu răng và chế tác mắc cài

Để khí cụ niềng chính xác, bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu răng để nghiên cứu, phân tích và thiết kế mắc cài. 

Bước 4: Tiến hàng gắn mắc cài

Trước khi cố định mắc cài trên răng, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng của bạn. Sau đó, tiến hành cố định các mắc cài lên răng bằng keo dán nha khoa. Việc gắn mắc cài được thực hiện tỉ mỉ nên tốn khá nhiều thời gian, có thể kéo dài đến 2 tiếng. 

Bước 5: Chỉnh nha định kỳ

Sau khi gắn khí cụ, bác sĩ sẽ hẹn lịch bạn đến nha khoa để kiểm tra cũng như siết niềng theo từng giai đoạn. 

Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Đến thời gian tháo niềng, bạn sẽ đến nha khoa để bác sĩ tháo mắc cài. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn đeo hàm duy trì cũng như khuyên tái khám định kỳ. 

 niềng răng sứ mắc cài
Quy trình niềng răng sứ mắc cài

Với những chia sẻ về niềng răng sứ mắc cài trong bài viết, hy vọng mọi người hiểu hơn về phương pháp chỉnh nha này. Từ đó, cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp để thực hiện. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger