Niềng răng mắc cài trong hàm – 4 bước tiến hành chính

Niềng răng mắc cài trong hàm - 4 bước tiến hành chính

Niềng răng mắc cài trong hàm là một trong những phương pháp được nhiều người ưa chuộng bởi tính hiệu quả chỉnh nha cao, đồng thời còn đảm bảo tính thẩm mỹ tốt hơn, người đối diện khó phát hiện được là bạn đang đeo niềng răng. Thực tế phương pháp này có thể mang lại những ưu điểm gì và quy trình thực hiện ra sao. Nha khoa My Auris mời bạn tham khảo thông tin có trong bài viết sau để biết chính xác hơn nhé!

Niềng răng mắc cài trong hàm là phương pháp gì?

Phương pháp niềng răng mắc cài trong hàm còn được mọi người biết đến với tên gọi là niềng răng mặt lưỡi, có cấu tạo giống với mắc cài kim loại truyền thống. Tức có sử dụng các bộ khí cụ bao gồm mắc cài làm từ chất liệu kim loại và dây cung để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

Niềng răng mắc cài trong hàm là phương pháp gì?
Niềng răng mắc cài trong hàm là phương pháp gì?

Tuy vậy, điểm khác biệt ở chỗ các mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, đối diện lưỡi, do đó, khi người đối diện nhìn vào sẽ khó có thể nhận ra được là bạn đang thực hiện niềng răng chỉnh nha.

Ngoài khả năng đảm bảo tốt tính thẩm mỹ cho người niềng, kỹ thuật này còn hỗ trợ giữ cho tính hiệu quả tuyệt đối của niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Vì vậy mà chi phí của kỹ thuật này thường khá cao, cao hơn nhiều so với hình thức niềng răng thông thường.

Ngoài ra, phương pháp này cũng có nhược điểm khá bất tiện và gây vướng víu cho người dùng, đặc biệt vào khoảng thời gian đầu mới đeo niềng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì nó sẽ nhanh chóng mất đi khi bạn đã quen với sự hiện diện của mắc cài trong khoang miệng.

Đối tượng nên thực hiện niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha, cải thiện các khuyết điểm về răng miệng. Dưới đây là một số trường hợp phù hợp áp dụng niềng răng mắc cài trong hàm để đảm bảo tính thẩm mỹ và cải thiện hiệu quả khả năng ăn nhai:

Đối tượng nên thực hiện niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Đối tượng nên thực hiện niềng răng mắc cài mặt lưỡi
  • Răng mọc lộn xộn, chen chúc hay những người có số lượng răng nhiều hơn bình thường làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lúc này niềng răng sẽ giúp răng mọc thẳng và trở nên đều đẹp hơn.
  • Các răng có khoảng cách cách xa nhau gây ảnh hưởng thẩm mỹ. Hàm răng không được sát khít sẽ gây khó ăn trong ăn nhai, thức ăn dễ dắt vào kẽ hở khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.
  • Những người đang gặp một số sai lệch khớp cắn thường gặp như: Khớp cắn ngược, không thất được hàm răng trên, khớp cắn ngập không thấy hàm dưới,… Sai lệch khớp cắn không những ảnh hưởng khả năng ăn nhai mà còn khiến răng có nguy cơ mài mòn nhanh hơn, dễ gây sâu răng và mắc các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu,…
  • Răng hô, hay còn được mọi người biết đến là răng vẩu, tình trạng răng hàm nhô ra so với hàm dưới. Một số trường hợp không thể khép miệng lại được. Lúc này niềng răng mắc cài trong hàm không chỉ đơn giản là hỗ trợ dàn đều răng mà còn cải thiện góc nhìn của gương mặt được hài hòa hơn.
  • Răng móm, khớp cắn sâu là tình trạng hàm dưới phủ bên ngoài hàm trên, làm khuôn mặt thiếu tính cân đối và ảnh hưởng thẩm mỹ. Do đó, niềng răng sẽ giúp gương mặt trở nên hài hòa hơn và cải thiện hiệu quả khả năng ăn nhai.

Niềng răng mắc cài trong hàm có tốt không?

Niềng răng mắc cài trong hàm luôn được giới chuyên môn đánh giá cao về tính thẩm mỹ, phương pháp với hình thức giấu các mắc cài vào mặt trong của răng, giúp người niềng cảm thấy an tâm hơn trong quá trình giao tiếp.

Niềng răng mắc cài trong hàm có tốt không?
Niềng răng mắc cài trong hàm có tốt không?

Ưu điểm

  • Tăng tính thẩm mỹ: Toàn bộ các mắc cài đều được bác sĩ gắn vào mặt trong của răng, giúp người niềng cảm thấy tự tin hơn. Phương pháp này phù hợp với những người có công việc phải thường xuyên giao tiếp, khiến người đối diện không nhận ra bản thân đang niềng răng.
  • Không làm tổn thương đến mặt ngoài của răng khi tháo các mắc cài.
  • Với thiết kế nhỏ gọn, bề mặt trơn láng nên sẽ không gây khó khăn khi ăn nhai. Tuy nhiên thời gian đầu bạn cần làm quen với bộ khí cụ.

Nhược điểm 

  • Vì các mắc cài được gắn vào mặt trong của răng nên thời gian đầu không tránh được cảm giác cảm thấy bất tiện, vướng víu. Thậm chí giọng nói của bạn sẽ có phần thay đổi, nhưng mọi thứ sẽ ổn định từ 1 đến 4 tuần.
  • Gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng thường ngày. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách dùng loại bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng, máy tăm nước để làm sạch răng theo hướng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Chi phí thực hiện điều trị vì đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nên sẽ khá cao. Cụ thể trên thị trường đang dao động từ 80.000.000 – 120.000.000 VND.

Các bước tiến hành niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng đòi hỏi người bệnh cần kiên nhẫn vì đây là một quá trình dài, gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Thông thường, trung bình một người niềng răng sẽ mất khoảng 14 đến 24 tháng hoặc lâu hơn, tùy vào các yếu tố như tình trạng răng miệng, chế độ chăm sóc sức khỏe và trình bộ bác sĩ chuyên môn,… Cụ thể quy trình diễn ra theo các bước:

Các bước tiến hành niềng răng mắc cài mặt trong
Các bước tiến hành niềng răng mắc cài mặt trong

Thăm khám và kiểm tra tổng quát tình hình sức khỏe răng miệng

Ở bước đầu tiên, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Đồng thời thông qua đó, họ mới có cơ sở đưa ra một kế hoạch điều trị chi tiết, phù hợp nhất theo các khuyết điểm mà bạn cần phải cải thiện.

Gắn các khí cụ, mắc cài niềng răng chỉnh nha

Trước khi các bác sĩ có thể gắn khí cụ vào mặt trong của răng, bác sĩ sẽ gắn các loại khí cụ hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha như tách kẽ, gắn khâu, lấy dấu có khâu,…

Gắn các mắc cài kim loại vào mặt trong của răng

  • Bước 1: Đánh bóng nhẹ qua bề mặt răng của người niềng.
  • Bước 2: Sử dụng khí cụ banh miệng bằng nhựa để kéo má ra 2 bên, làm khô răng và bôi keo nha khoa bên bề mặt răng, nhằm giữ cho các mắc cài cố định lên răng.
  • Bước 3: Các mắc cài và keo sẽ cứng lại nhờ vào ánh sáng quang trùng hợp. Tiếp đến, dây cung được đặt vào rãnh các mắc cài để cố định bằng thun chuyên dụng.

Định kỳ từ 3 đến 6 tuần bác sĩ sẽ hẹn người bệnh đến tiến hành kiểm tra 1 lần, qua đó bác sĩ thay dây cung và thun cũng như tăng lực siết. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và cao vôi răng định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng của người bệnh tốt nhất.

Hoàn tất quá trình chỉnh nha

Khi kết thúc quá trình chỉnh nha, hàm răng đã được định hình như ý muốn, bác sĩ sẽ tháo niềng và cho người bệnh đeo hàm duy trì. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý thăm khám định kỳ với lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra độ ổn định của răng hàm.

Tóm lại, niềng răng mắc cài trong hàm là phương pháp chỉnh nha mang lại hiệu quả cao,mà còn đảm bảo tốt tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được chỉ định thực hiện, do đó bạn không nên bỏ qua bước thăm khám quan trọng với bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, bạn cần tìm đến một có sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị tốt nhất. My Auris – Nha khoa với đội ngũ bác sĩ chuyên môn đã thực hiện thành công nhiều ca niềng răng, do đó chung tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ thăm khám, kiểm tra bạn trong suốt quá trình điều trị nhé!

Yến Nhi

chat zalo
messenger