Có khá nhiều quan điểm về răng khểnh dễ thương, tạo nên điểm duyên dáng trong nụ cười. Điều này không sai nhưng răng khểnh chỉ đẹp khi độ chếch vừa phải, không gây sai lệch lớn. Nếu như sai lệch quá lớn, răng khểnh sẽ gây nhiều tiềm ẩn về sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do vậy, chọn niềng răng khểnh chính là giải pháp tối ưu. Vậy liệu rằng, niềng răng khểnh có đau không, đâu là cách giảm đau hiệu quả khi niềng răng, cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Niềng răng khểnh có đau không?
Niềng răng khểnh có đau không nói riêng và chủ đề niềng răng có đau không nói chung đều là những vấn đề mà khách hàng quan tâm và lo lắng. Bởi ai cũng lo sợ cảm giác đau, khó chịu ảnh hưởng đến ăn uống, cuộc sống, sinh hoạt.
Theo các bác sĩ, niềng răng khểnh cũng tương tự như những trường hợp niềng răng khác nên cơn đau là không tránh khỏi. Tùy nhiên, cơn đau này sẽ còn tùy thuộc vào phương pháp và cơ địa của từng người.
Đồng thời, cảm giác đau đến từ lực tác động của khí cụ giúp kéo răng về đúng vị trí mà không gây ra tác động xâm lấn trực tiếp đến xương và nướu. Do đó, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như mọi người lo lắng.
Cảm giác đau, khó chịu thường đến ở những giai đoạn đầu, khi cơ thể chưa thích nghi. Sau nhiều ngày, thì cảm giác đau sẽ biến mất và chúng ta sẽ quen với điều đó.
Tuy nhiên, mọi người quan tâm niềng răng có đau không cũng cần tìm hiểu và chuẩn bị tâm lý cho những giai đoạn niềng răng đau nhất:
- Giai đoạn đặt chun tách kẽ: mục đích của giai đoạn này chính là tạo ra khoảng trống cho bước gắn khâu vào răng. Cho nên, giai đoạn này thường gây cảm giác đau tức răng, cảm thấy khó chịu, không thoải mái, thậm chí ảnh hưởng đến ăn nhai.
- Giai đoạn đầu khi mới gắn mắc cài: Khi mới gắn khí cụ, cảm giác còn chưa quen nên sẽ cảm thấy cộm, cấn, khó chịu với sự xuất hiện của khí cụ. Việc cử động miệng cũng có thể làm khí cụ xước vào môi, má gây đau.
- Giai đoạn nhổ răng: nhổ răng không bắt buộc trong niềng răng nhưng một số trường hợp răng quá sát không đủ khoảng trống dịch chuyển thì sẽ phải nhổ bớt răng. Trong quá trình nhổ vì có thuốc tê nên không thấy đau nhưng sau đó có thể sẽ bị sưng và đau.
- Giai đoạn kéo, siết niềng định kỳ: là giai đoạn bác sĩ điều chỉnh để tạo nhiều lực ổn định hơn cho răng dịch chuyển. Khi mới siết niềng về bạn sẽ cảm thấy đau khoảng 1-2 tuần, nhưng nếu có sự chăm sóc tốt thì nhanh chóng thuyên giảm.
Niềng răng khểnh có đau không phụ thuộc yếu tố nào?
Niềng răng khểnh có đau không là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, mức độ đau cũng có sự khác nhau tùy vào một số yếu tố như sau:
Ngưỡng chịu đau của mỗi người
Mỗi người sẽ có ngưỡng chịu đau khác nhau nên cùng 1 mức độ đau mà có người cảm thấy đau nhẹ, không đau còn một số người cảm thấy đau nhiều.
Phương pháp chỉnh nha – Niềng răng khểnh có đau không?
Phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống sẽ gây cảm giác đau, khó chịu hơn nhiều so với các phương pháp được cải tiến như mắc cài tự động hay niềng răng trong suốt.
Tay nghề bác sĩ
Bác sĩ có tay nghề tốt, giàu chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong chỉnh nha sẽ thực hiện đúng trình tự và êm tay hơn rất nhiều bác sĩ chưa vững tay nghề. Đồng thời, bác sĩ giỏi còn xử lý tình huống tốt hơn, hạn chế các vấn đề bất thường phát sinh, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm nhiễm,…
Chế độ chăm sóc, ăn uống
Với chế độ ăn hợp lý, lành mạnh, thực phẩm phù hợp không tác động cũng như không cần lực nhai quá lớn thì sẽ giảm được cảm giác đau. Cùng với đó, chế độ chăm sóc, áp dụng các phương pháp giảm đau hiệu quả sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi niềng răng.
10 cách giảm đau hiệu quả khi niềng răng khểnh
Niềng răng khểnh có đau không được giải đáp là không thể tránh khỏi và cảm giác đau, nhức, khó chịu dù ít hay nhiều cũng đều có, do đó, việc áp dụng các phương pháp phù hợp sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc.
Chườm đá lạnh hay dùng đồ uống lạnh
Sử dụng đồ uống lạnh hay chườm lạnh sau khi niềng răng hay sau mỗi buổi siết niềng là cách đơn giản dễ thực hiện tại nhà mà đem lại hiệu quả nhanh chóng.
Thực hiện: dùng túi đá chườm, lăn vào khu vực bị đau trong vài giờ hay có thể ngậm nước đá hay thực phẩm lạnh như kem.
Súc miệng bằng nước muối
Không chỉ lực tác động từ khí cụ gây đau mà mắc cài cũng cọ vào khoang miệng gây trầy xước dẫn đến đau nhức. Để giảm tình trạng đau này, có thể sử dụng nước muối để súc miệng. Nước muối sẽ làm sạch khoang miệng, giảm đau, ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn phát triển gây lở loét.
Thực hiện: Pha muối với nước ấm với 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9g muối để có nồng độ 0,9%. Trước khi súc miệng cần súc qua với nước sạch trước.
Sử dụng sáp nha khoa
Việc sử dụng sáp nha khoa sau khi đeo niềng răng sẽ có tác dụng tạo lớp đệm. Từ đó, làm giảm tình trạng các mô mềm trong khoang miệng bị cọ xát gây trầy xước, viêm nhiễm.
Chườm nóng vào vị trí đau
Tương tự như chườm đá lạnh, việc chườm ấm cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu, giảm đau nhức. Tuy nhiên, nhiệt độ vừa phải, không nên quá nóng.
Thực hiện: sử dụng 1 chiếc khăn được làm ấm hay nhúng với nước ấm hay một miếng dán nóng. Sau đó, đặt lên vị trí vùng bị đau một cách nhẹ nhàng.
Ăn thức ăn mềm, loãng
Răng khi mới niềng hay mới siết niềng thường cảm giác đau, ê buốt. Đồng thời, răng trong giai đoạn này cũng khá yếu, do đó, tránh chịu tác động từ lực nhai lớn.
Để giảm đau mà không ảnh hưởng dinh dưỡng, bạn nên chọn các loại thực phẩm mềm, loãng, dễ nuốt như canh hầm, súp, cháo,… Các món ăn này không chỉ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ mà còn hạn chế cọ xát với mắc cài, dây cung. Từ đó, giảm các cơn đơn nghiêm trọng hơn.
Thường xuyên massage nướu răng
Massage vùng răng nướu khi niềng răng giúp lưu thông khí huyết và tăng độ săn chắc cho nướu, đồng thời cũng giảm được cảm giác đau. Cách thực hiện massage nướu răng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tay xoa nhẹ nhàng bên ngoài để giúp các mô được thoải mái. Từ đó, hạn chế được cảm giác đau nhức và dần làm quen với khí cụ.
Sử dụng thuốc giảm đau
Việc sử dụng thuốc giảm đau khi niềng răng là một cách hạn chế cơn đau nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau mà cần trao đổi với bác sĩ điều trị về loại thuốc phù hợp, uống trong liều lượng cho phép. Bởi lạm dụng thuốc giảm đau sẽ không tốt cho sức khỏe cơ thể.
Hạn chế vận động mạnh
Khi mới đeo niềng răng hay vừa siết niềng, bạn cần hạn chế vận động mạnh, không nên tham gia các hoạt động thể lực, thể trao. Nếu như vẫn thực hiện sẽ làm tăng lực tác động lên khung hàm, khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Đeo dụng cụ bảo hộ răng
Việc sử dụng dụng cụ bảo hộ răng sẽ giúp bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng khỏi các tác động cọ xát của mắc cài. Nếu như tham gia thể thao thì nên dùng dụng cụ này để hạn chế va chạm gây tổn thương cho nướu. Ngoài ra, dụng cụ còn có công dụng ngăn ngừa bung tuột mắc cài.
Vệ sinh răng miệng thật kỹ
Khi đeo khí cụ niềng răng, nhất là niềng răng mắc cài, các mảnh vụn thức ăn rất dễ kẹt kẽ răng và mắc cài. Điều này làm gia tăng bệnh lý răng miệng, không chỉ gây đau nhức nhiều hơn mà còn gây hôi miệng và kéo dài thời gian chỉnh nha.
Do đó, bên cạnh việc đánh răng bằng bàn chải 2 lần/ ngày, người niềng răng cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng,… để loại bỏ mảng bám, thức ăn vụn, diệt khuẩn.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ về niềng răng khểnh có đau không giúp mọi người có được câu trả lời cho chính mình. Đồng thời, biết cách chăm sóc răng miệng tốt hơn, giảm đau khi niềng răng.
Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để biết thêm nhiều thông tin, tư vấn dịch vụ nha khoa cũng như nhanh chóng tham gia các chương trình ưu đãi với mức giá lý tưởng.
Anh Thy