Niềng răng có đau hay không? 2 trường hợp cần biết

Niềng răng có đau hay không? 2 trường hợp cần biết

Niềng răng không đơn giản là phương pháp khắc phục các khuyết điểm của răng mà thực tế còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Có nhiều người trước niềng sẽ lo lắng về cảm giác đau đớn, ê buốt trong quá trình chỉnh nha. Vậy niềng răng có đau hay không? Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau, chuyên gia của My Auris sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác.

Giải đáp niềng răng có đau hay không?

Trong thực tế, niềng răng là phương pháp cần sử dụng đến khí cụ nha khoa để nắn chỉnh và giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, giúp răng mọc đều và thẳng hàng, có khớp cắn chuẩn. Khi dây cung lắp vào mắc cài, có thể tạo lực siết để kéo răng dịch chuyển. Do đó niềng răng có đau hay không thì lúc này sẽ có cảm giác hơi đau nhức và ê buốt.

Giải đáp niềng răng có đau hay không?
Giải đáp niềng răng có đau hay không?

Tuy nhiên, cảm giác này chỉ xuất hiện trong khoảng vài ngày khi răng của bạn chưa quen với mắc cài cũng như lực kéo. Lâu dần, bạn sẽ cảm thấy bình thường với sự hiện diện của chúng. Hơn nữa, với công nghệ phát triển thì phương pháp niềng răng cũng đã có nhiều cải tiến, do đó bác sĩ sẽ tính toán nhằm hạn chế tối đa sự đau buốt, nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả niềng răng.

Đặc biệt, nếu răng của bạn không có dấu hiệu mọc ngầm thì giải pháp niềng sẽ không xâm lấn vào xương hàm, nướu. Vì vậy, với trường hợp này, nếu bạn có ý định niềng thì sẽ không phải lo lắng quá nhiều về mức độ đau.

Những giai đoạn đau trước khi thực hiện chỉnh nha niềng răng 

Khi thực hiện niềng răng sẽ có nhiều giai đoạn khó khăn, tuy nhiên niềng răng có đau hay không cũng chỉ xuất hiện ở một số giai đoạn nhất định, chứ không phải bị đau liên tục hay đáng sợ như nhiều người lo lắng. 

Những giai đoạn đau trước khi thực hiện chỉnh nha niềng răng 
Những giai đoạn đau trước khi thực hiện chỉnh nha niềng răng

Mức độ đau như thế nào, vào giai đoạn nào cũng sẽ tùy vào cảm nhận của từng người. Tuy nhiên những giai đoạn đau răng sẽ thường xuất hiện chủ yếu trước khi niềng và đang niềng. Đau răng trước niềng sẽ bao gồm quá trình thăm khám tổng quát, lúc chưa gắn mắc cài sẽ cần điều trị tất cả các bệnh lý, gắn thun tách kẽ, nhổ răng,…

Điều trị các bệnh lý trước khi niềng răng (nếu có)

Với một số trường hợp, tủy răng bị tổn thương dẫn đến các viêm nhiễm. Do đó bác sĩ sẽ cần chữa tủy để hạn chế tình trạng bị hoại tử, mưng mủ, ảnh hưởng đến xương hàm, giúp quá trình niềng diễn ra hiệu quả hơn.

Việc chữa tủy theo nhiều phản hồi sẽ khá đau, do đó mà bạn phải cần giữ vệ sinh răng miệng tốt, tránh để răng sâu nhiều dẫn đến viêm tủy hay hư tủy.

Cạo vôi răng

Vôi răng là những mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau khi ăn, hình thành nên mảng bám và vôi răng ở kẽ, cổ răng và dưới nướu. Việc tiến hành loại bỏ vôi răng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng viêm nha chu, đảm bảo răng nằm trong xương khỏe mạnh trước khi chỉnh nha. Đối với người có ngưỡng chịu đau thấp thì có thể cảm thấy khá đau.

Đặt thun tách kẽ răng 

Đặt thun tách kẽ răng 
Đặt thun tách kẽ răng

Tách kẽ là giai đoạn gắn thun vào từng kẽ răng, thường sẽ là răng số 6 và 7. Sau một tuần gắn sẽ tạo một khoảng nhỏ để bác sĩ dễ dàng đặt khâu vào. Cảm nhận chung khi tách kẽ răng là nhiều người cảm thấy khó chịu, căng tức.

Đau khi gắn khâu

Gắn khâu vào các răng số 6, 7 sẽ có tác dụng giữ, neo chặn cho những răng phía trước. Các vòng khâu khi gắn vào răng có thể sẽ chạm xước vào phần má, nướu gây cảm giác đau. Tuy nhiên cảm giác sẽ không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để hạn chế tình trạng này.

Nhổ răng 

Với những trường hợp không có khoảng trống trên cung hàm, bác sĩ cần chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống, hỗ trợ nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. Có những trường hợp nhổ khá ít, nhưng cũng có người phải nhổ nhiều. 

Khi thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ tiêm tê và sẽ không có cảm giác đau nên bạn không phải lo lắng. Sau khi hết thuốc tê, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, không ăn nhai hay vệ sinh mạnh ở vùng răng mới nhổ. Tầm 1 tuần mọi thứ sẽ trở về như bình thường.

Nong hàm

Nong hàm được chỉ định với trường hợp cung hàm sai lệch, cung hàm hẹp. Quá trình nong hàm sẽ tạo khoảng cách di chuyển các răng, đồng thời giúp cung hàm đúng chuẩn tỷ lệ. Thời gian nong hàm sẽ từ 2 đến 3 tháng hay có thể lâu hơn tùy trước hợp. Nong hàm có thể đau với nhiều người, gây vướng víu trong ăn nhai.

Giai đoạn niềng răng có đau trong quá trình thực hiện 

Trong khi thực hiện, niềng răng có đau hay không là điều không thể tránh khỏi. Tùy vào khả năng chịu đựng của từng người mà mức độ niềng răng có đau sẽ ít hay nhiều. Cụ thể, cảm giác đau sẽ xuất hiện trong những giai đoạn sau:

Giai đoạn niềng răng có đau trong quá trình thực hiện 
Giai đoạn niềng răng có đau trong quá trình thực hiện

Gắn minivis

Minivis là một trong những dụng cụ hỗ trợ niềng răng, cấu tạo hình xoắn ốc bằng vật liệu Titanium. Khi niềng, với một số người, bác sĩ sẽ chỉ định gắn minivis vào xương hàm để tạo ra điểm neo chặn cố định tạo lực, giúp răng dịch chuyển. 

Nhìn chung, mọi người đều sợ cảm giác minivis gắn vào phần hàm, nhưng thực tế quá trình thực hiện sẽ không thấy đau như bạn tưởng tượng. Tuy nhiên, với những trường hợp tay nghề bác sĩ kém thì có thể gây viêm, mưng mủ ở vị trí bắt vít.

Siết răng định kỳ 

Định kỳ mỗi tháng, khi niềng răng bạn sẽ phải tiến hành siết răng để các răng có thể dịch chuyển về đúng vị trí. Trong những ngày răng dịch chuyển, siết răng sẽ gây cảm giác ê từ 2 đến 3 ngày sẽ hết. Với trường hợp này, bạn chỉ cần ăn đồ ăn mềm, không ăn đồ cứng, dai dẻo thì không còn vấn đề niềng răng có đau xảy ra.

Mắc cài, dây cung đâm vào môi, má

Khi mới thực hiện đeo niềng răng, nhiều người sẽ không quen với việc xuất hiện của mắc cài cùng dây cung trong khoang miệng, điều này dễ dần đến trường hợp bị mắc cài cọ vào niêm mạc, dây cung đâm thẳng vào má. Tình trạng nhẹ sẽ có thể hết trong vài ngày, tuy nhiên cũng có người do cơ địa nên tình trạng đau sẽ kéo dài hơn.

Nếu tình trạng đau nhức này kéo dài, bạn cần phải thăm khám với bác sĩ trước để được bác sĩ điều trị lại hệ thống chỉnh nha. Hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, quá trình sinh hoạt thường ngày của bạn.

Tóm lại niềng răng có đau hay không sẽ diễn ra vào một số giai đoạn nhất định. Trong khi niềng, bạn hãy hạn chế ăn đồ cứng, dẻo dai mà thay vào đó chỉ nên ăn đồ mềm. Đồng thời cần tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ để hạn chế những đơn đau nhức. Thăm khám với bác sĩ của nha khoa My Auris, thông qua đó bác sĩ chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn sử dụng loại mắc cài phù hợp, hạn chế đau nhức và tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày được hiệu quả nhất.

Yến Nhi

chat zalo
messenger