[Giải đáp] Niềng răng có đi bơi được không?

[Giải đáp] Niềng răng có đi bơi được không?

Niềng răng là quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì của người đeo niềng. Trong thời gian này, bạn phải tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo niềng răng diễn ra thuận lợi, hạn chế những rủi ro không mong muốn. Ngoài chế độ dinh dưỡng, người niềng cũng cần tăng cường luyện tập thể thao. Vậy niềng răng có đi bơi được không? Hãy tìm hiểu ngày trong bài viết sau, nha khoa My Auris sẽ giúp bạn hiểu chính xác vấn đề.

Tư vấn niềng răng có đi bơi được không?

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha có sử dụng hệ thống khí cụ trong nha khoa, tạo lực tác động trực tiếp lên răng, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, mang hàm răng đều đặn đến cho người niềng. Vì quá trình này sẽ cần thời gian dài, do đó có thể ảnh hưởng đến một số sinh hoạt của bạn vào thời gian đầu. Một số người có chơi thể thao trong khi niềng, điển hình niềng răng có đi bơi được không là nỗi lo của không ít người.

Tư vấn niềng răng có đi bơi được không?
Tư vấn niềng răng có đi bơi được không?

Theo ý kiến từ chuyên gia, thì khi niềng răng, người niềng vẫn hoàn toàn có thể bơi lội hay chơi thể thao như bình thường. Trong khoảng thời gian đầu, bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng đau răng, mỏi hàm dù có ngừng bơi cũng vẫn gặp phải. Thực tế, bơi lội sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đến quá trình chỉnh nha của bạn:

  • Giúp bạn duy trì được sức khỏe ổn định, cơ thể dẻo dai và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ hạn chế tình trạng kén ăn của nhiều người khi đang thực hiện niềng răng chỉnh nha. 
  • Bơi lội có thể giúp bạn ăn uống tốt hơn, thậm chí còn giúp bạn có cảm giác thèm ăn sau mỗi lần bơi xong.
  • Dinh dưỡng cho người bơi lội khi niềng răng sẽ cần chú ý ăn các loại đồ ăn mềm, hạn chế ăn đồ cứng. Thực tế dinh dưỡng cho người bơi lội và người niềng khá tương đồng nhau. Do đó bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn thực phẩm bổ sung mỗi ngày.
  • Với những người niềng răng, nước biển hay nước ở hồ bơi sẽ không có khả năng làm mài mòn khí cụ chỉnh nha. Do đó sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát của người bệnh.
  • Khi kết thúc quá trình niềng răng, bạn có thể vừa sở hữu một thân hình cân đối, vừa có hàm răng đều đặn và đảm bảo sức khỏe luôn trong trạng thái ổn định.

Lưu ý trong bơi lội đối với những người đang niềng răng 

Tuy niềng răng có đi bơi được không là vẫn có thể thực hiện như bình thường. Nhưng để đảm bảo tốt an toàn, và không làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha sẽ có một số vấn đề mà bạn cần lưu ý:

Lưu ý trong bơi lội đối với những người đang niềng răng 
Lưu ý trong bơi lội đối với những người đang niềng răng
  • Bạn chỉ nên bơi lội sau khi đã quen với cảm giác của khí cụ chỉnh nha trong cung hàm. Khi không còn cảm giác đau nhức sau siết răng, đồng thời bạn chỉ nên luyện tập vừa sức, tránh cảm giác mệt mỏi quá độ.
  • Về cơ bản, chế độ ăn khi niềng và người bơi lội, chơi thể thao có thể như nhau. Tuy nhiên, bạn cần ăn các loại đồ ăn mềm và cần cắt nhỏ ra để ăn uống được dễ dàng hơn. Hạn chế thức ăn bị dắt vào mắc cài, hạn chế không sử dụng các loại đồ ăn cứng và dẻo.
  • Hạn chế tối đa việc thở dốc hay nghiến răng, vì những hành động này đều sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. 
  • Cần luyện tập theo đúng hướng dẫn của các huấn luyện viên, vì nếu tập gym sai cách sẽ khiến cho răng dễ bị sai lệch. Từ đó, hiệu quả của quá trình chỉnh nha sẽ không được như mong đợi.
  • Bạn cần tham khảo qua các bác sĩ chuyên môn, chỉnh nha trước khi quyết định chơi bất kỳ một môn thể thao nào.

Hướng dẫn chăm sóc răng niềng an toàn hiệu quả mỗi ngày 

Ngoài việc quan tâm niềng răng có đi bơi được không, để quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn sẽ cần lưu ý thêm cách thức chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách. Bởi, hiệu quả của việc chỉnh nha không chỉ phục thuộc từ các yếu tố bên ngoài mà còn liên quan đến cách thức chăm sóc răng miệng của người bệnh. Dưới đây sẽ là một vài lưu ý mà bạn cần chú ý để chăm sóc răng niềng chuẩn y khoa.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng

Với người niềng răng, bạn không chỉ vệ sinh răng miệng sạch mà còn phải thực hiện đúng cách. Nếu đánh răng quá mạnh có thể gây bung tuột mắc cài, còn đánh răng quá nhẹ sẽ không thể làm sạch các mảng bám trên răng,

Có một số công cụ chuyên dụng mà bạn cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Bàn chải đánh răng lông mềm: Đánh răng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Thực hiện thao tác đánh răng trền trên xuống và từ dưới lên, từ mặt ngoài vào mặt trong để loại bỏ hết các vi khuẩn và mảng bám trên răng.
  • Dùng thêm bàn chải kẽ giúp làm sạch sâu kẽ răng, vị trí xung quanh mắc cài. Luồn bàn chải vào bên dưới hay vuông góc với dây cung để làm sạch kẽ răng. Bạn phải kiên trì thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm bung mắc cài cho đến hết toàn bộ hàm.
  • Chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch sâu vào các mảng bám, thức ăn vẫn còn sót lại trên răng mà bàn chải thường không thể làm sạch được. 

Chú ý chế độ ăn uống 

Người niềng răng có đi bơi được không với câu trả lời là có, tuy nhiên bạn sẽ không thể ăn uống thoải mái trong khoảng thời gian này. Thường trong quá trình chỉnh nha, đặc biệt vào những ngày đầu bạn cần bổ sung ăn loại đồ ăn mềm, dễ cho quá trình tiêu hóa như nước canh, cháo, súp, sữa chua,…

Trong quá trình niềng, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, cắt nhỏ thức ăn để răng không phải tác động lực quá mạnh cho việc cắn xé thức ăn. Tốt nhất, bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Đồng thời, bạn cần tránh một số loại thức ăn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả niềng răng:

  • Đồ ăn cứng như kẹo, đá, hạt,…
  • Hạn chế ăn đồ dẻo như kẹo dẻo, kẹo cao su,… Vì chúng có độ dính cao, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
  • Không nên sử dụng những loại đồ uống chứa cồn, bia, rượu, hay đồ uống có ga, đồ uống có màu sậm. Vì chúng vừa không tốt cho sức khỏe mà còn dễ làm đổi màu răng.

Tái khám đúng lịch hẹn 

Tái khám đúng lịch hẹn 
Tái khám đúng lịch hẹn

Để bác sĩ có thể theo dõi được quá trình dịch chuyển của răng cũng như kiểm tra các biến chứng, xử lý kịp thời thì người bệnh phải tái khám đúng lịch hẹn. Vào khoảng thời gian đầu, khí cụ chưa ổn định, bạn phải tuân thủ lời dặn trong chế độ dinh dưỡng, vệ sinh tránh gây xô lệch các răng. 

Đồng thời, bạn phải loại bỏ các thói quen xấu như cắn bút, đẩy lưỡi, mút ngón tay,… Nghiêm túc thực hiện các chỉ định từ bác sĩ để giúp ca niềng đạt được kết quả chỉnh nha tốt nhất.

Đặc biệt với những người chơi thể thao, bơi lội thì việc thăm khám sẽ là điều bắt buộc. Trong những lần tái khám, bác sĩ sẽ giúp kiểm tra hệ thống mắc cài, dây cung có bị ảnh hưởng gì không để thực hiện điều chỉnh lại kịp thời. Mặt khác, có thể phát hiện kịp thời các biến chứng không mong muốn. 

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được niềng răng có đi bơi được không. Mọi hoạt động thể thao đều có thể diễn ra như bình thường, tuy nhiên bạn cần chú ts không luyện tập quá sức, tác động lực mạnh vào răng. Thăm khám với bác sĩ là cách để bạn có thể được kiểm tra và xử lý các tình huống bất ngờ diễn ra. My Auris với đội ngũ bác sĩ sẽ giúp bạn có được hàm răng đẹp nhất, do đó nếu có nhu cầu chỉnh nha hãy thăm khám ngay với chúng tôi để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Yến Nhi

chat zalo
messenger