Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha được lựa chọn phổ biến nhằm hỗ trợ điều trị cho các trường hợp hô, móm, lệch lạc,… Tuy nhiên, trong quá trình điều trị đã có không ít người mắc vào trường hợp niềng răng bị rơi mắc cài, khiến họ cảm thấy lo lắng và không biết nên xử lý như thế nào. Cùng theo dõi bài viết sau để có những giải đáp chuyên môn chi tiết nhất đến từ nha khoa My Auris.
Mục Lục
Nguyên nhân gây nên tình trạng niềng răng bị rơi mắc cài
Niềng răng mắc cài nếu được thực hiện theo đúng kỹ thuật và có hướng chăm sóc đúng cách, các mắc cài sẽ bám chắc vào răng và khó có khả năng xuất hiện tình trạng niềng răng bị rơi mắc cài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉnh nha không đúng cách khiến mắc cài bị lỏng theo thời gian, bởi một số nguyên nhân sau.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu bạn đánh răng quá mạnh hay không tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ về cách vệ sinh răng miệng thì nguy cơ cao các mắc cài rớt ra là điều không tránh khỏi. Thậm chí, chất liệu bàn chải quá cứng cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng rơi mắc cài. Cùng đó, quá trình chăm sóc răng miệng không đúng còn có thể làm mắc cài bị vàng, ảnh hưởng tính thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Ăn uống không hợp lý: Sau khi mắc cài được lắp, bác sĩ cũng nhắc nhở bạn hạn chế một số thực phẩm cứng, tránh làm rơi mắc cài. Tuy nhiên khi về nhà, bạn lại quên lời danh và sử dụng các thực phẩm đó như thói quen bình thường, thì đây chắc chắn chính là lý do khiến mắc cài rơi ra.
- Chấn thương và va đập: Thật không may khi bạn bị ngã, va đập mạnh, tác động lực lớn đến hệ thống các mắc cài bên trong khoang miệng. Thậm chí, nếu va đập quá mạnh, các mắc cài cũng có khả năng vỡ ra.
- Sử dụng loại mắc cài kém chất lượng: Xuất xứ không rõ của mắc cài sẽ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng mà còn khiến niềng răng bị rơi mắc cài, hay biến dạng trong khi chỉnh nha.
- Độ đàn hồi của dây thun: Khi độ đàn hồi của dây thun suy giảm, từ đó dẫn đến tình trạng bung tuột dây cung niềng, mắc cài. Với trường hợp niềng răng tự khóa thì không cần sử dụng dây thun, do đó có thể giảm thiểu được tình trạng này.
Rơi mắc cài và lỡ nuốt có sao không?
Trong trường hợp niềng răng bị rơi mắc cài có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng ăn nhai, quá trình dịch chuyển của răng. Nếu bạn không chỉnh mắc cài sớm sẽ làm chậm quá trình niềng răng. Mặt khác, tình trạng lỡ nuốt phải mắc cài cũng khá nguy hiểm, có các hậu quả nghiêm trọng sau:
- Chậm quá trình niềng răng: Ảnh hưởng nhẹ nhất so với các tác hại khi làm rơi hay nuốt mắc cài. Việc rơi mắc cài không thể khiến răng có điểm cố định lực, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, dịch chuyển của răng. Do đó, quá trình niềng sẽ bị dừng đột ngột và bạn phải đến nha khoa, mất nhiều thời gian, chi phí,…
- Gây viêm nhiễm khoang miệng: Mắc cài được thiết kế theo hình vuông với 4 góc nhọn, do đó khi rơi mắc cài các góc nhọn này có thể va chạm mô mềm trong khoang miệng. Điều này dẫn đến xuất hiện các vết thương hở – Nguyên nhân chính khiến vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm lấn, gây viêm nhiễm vùng khoang miệng.
- Tổn thương cho dạ dày: Với những khí cụ niềng có khả năng chịu lực, độ bền cao nên thường được làm với chất liệu cứng, khô. Nếu không may niềng răng bị rơi mắc cài, và bạn nuốt phải chúng thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày. Khi xuống khoang dạ dày, mắc cài sẽ bị các thành dạ dày co bóp và không thể tiêu hóa, dẫn đến vết thương hở trên bề mặt dạ dày.
- Gây nguy hiểm cho dạ dày: Trường hợp vô cùng nguy hiểm và nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm tăng mức độ tổn thương, khiến bạn phải đối diện với tình trạng xuất huyết dạ dày nguy hiểm.
Cách xử lý tốt nhất khi không may rơi mắc cài
Nếu niềng răng bị rơi mắc cài, bạn cũng không nên quá lo lắng mà cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình để được hỗ trợ. Hãy đến với nha khoa mà bạn đang thực hiện niềng răng để được thăm khám, điều chỉnh lại ngay cả khi không có lịch tái khám.
Hãy nhớ giữ lại mắc cài đẻ được bác sĩ xử lý dễ dàng hơn, không tùy tiện dùng bất kỳ chất liệu nào để gắn mắc cài khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ là người hỗ trợ chỉnh lại dây cung cũng như gắn lại mắc cài hoặc có thể thay thế mới các mắc cài đã bị hỏng, mặt khác, thực hiện điều chỉnh lực phù hợp theo đúng phác đồ điều trị.
Rớt mắc cài có tốn tiền không nếu quay lại nha khoa xử lý?
Có nhiều người thắc mắc đến chi phí khi quay lại nha khoa thăm khám trong trường hợp niềng răng bị rơi mắc cài. Tùy vào mỗi nha khoa mà mức giá gắn lại mắc cài sẽ khác nhau. Sự thay đổi tùy thuộc vào số lượng mắc cài bị rơi, phương pháp thực hiện của bác sĩ.
Số lượng mắc cài bị rớt ra cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành điều trị lần hai. Nếu mắc cài bị rớt với số lượng nhỏ thì chi phí chắc chắn sẽ không cao so với tường hợp bị rơi mắc cài với số lượng lớn, thậm chí là rớt toàn bộ mắc cài trên khay niềng.
Đặc biệt yếu tố tay nghề của bác sĩ hay cơ sở nha khoa thực hiện cũng là điều mà bạn phải cân nhắc về chi phí. Với những cơ sở nha khoa uy tín, có chất lượng cao và sở hữu hệ thống trang thiết bị hỗ trợ điều trị hiện đại cùng với bác sĩ có trình độ tay nghề bác sĩ cao thì giá làm lại các mắc cài bị rơi ra cũng sẽ cao hơn.
Tuy nhiên để có thể chắc chắn hơn về mặt hiệu quả là không rơi mắc cài vào những lần tiếp theo thì bạn nên chọn đến với những nha khoa uy tín, có sở hữu một đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng niềng răng bị rơi mắc cài sẽ có nguyên nhân và cách xử lý như thế nào. Như đã nói, lựa chọn nha khoa uy tín thực hiện niềng răng là điều không nên bỏ qua – Do đó, My Auris với đội ngũ bác sĩ chuyên môn, đã thực hiện thành công nhiều ca chỉnh nha niềng răng luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy thăm khám với chúng tôi để được trải nghiệm dịch vụ tư vấn, tham quan phòng khám và xem xét cơ sở vật chất trước khi đưa ra quyết định nhé!
Yến Nhi