7 nguyên nhân phổ biến khiến bé chậm mọc răng

7 nguyên nhân phổ biến khiến bé chậm mọc răng

Với một số trường hợp hiếm gặp, bé sơ sinh đã có sẵn một chiếc răng xinh xắn khi vừa sinh ra. Hay có những bé vừa chào đời một tuần đã mọc chiếc răng sữa đầu tiên, nhưng cũng có những trẻ gần 2 tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng đã khiến không ít phụ huynh lo lắng. Vậy bé chậm mọc răng bắt nguồn từ nguyên nhân nào, đồng thời nên chăm sóc cho bé cũng sẽ được giải đáp chi tiết cụ thể ngay trong bài viết sau của My Auris.

Nguyên nhân – hậu quả của việc bé chậm mọc răng 

Để xác định được cách chăm sóc bé chậm mọc răng thì các mẹ cần tìm hiểu ra về nguyên nhân, hậu quả của tình trạng này. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng các bé bị chậm mọc răng:

Nguyên nhân - hậu quả của việc bé chậm mọc răng 
Nguyên nhân – hậu quả của việc bé chậm mọc răng
  • Bé có thể bị di truyền mọc răng chậm từ cha mẹ. Những bé có cha mẹ chậm mọc răng lúc nhỏ cũng có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn.
  • Nhiều bé chậm mọc răng do thiếu canxi, và các khoáng chất và vitamin cần thiết đối với sự phát triển của hệ xương răng của bé. Trong trường hợp này, bé không những chậm mọc răng mà thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao, thể chất.
  • Theo thống kê, những bé bị sinh non cũng thường mọc răng chậm hơn so với những bé sinh đủ tháng. 
  • Điều này có nghĩa là thời điểm sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc răng chậm của bé.
  • Trong một số trường hợp, bé mắc bệnh tuyến giáp cũng sẽ mọc răng chậm. Với trường hợp này, cha mẹ cần đưa con thăm khám sớm để phát triển sớm bệnh lý nhằm điều trị kịp thời.

Bé chậm mọc răng không những ảnh hưởng đến kỹ năng ăn thô của bé mà còn dẫn đến một số hậu quả như:

  • Chậm mọc răng sữa có thể khiến răng vĩnh viễn sau này mọc lệch, mọc song song, ảnh hưởng đến cấu tạo của hàm. Khi bé lớn lên sẽ cảm thấy thiếu tự tin vì hàm răng mất thẩm mỹ hay cha mẹ sẽ phải tốn thêm một số tiền để tiến hành chỉnh nha cho bé.
  • Khi ảnh hưởng đến khả năng ăn thô cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự  phát triển thể chất của bé

Khi nào bé được coi là chậm mọc răng?

Thời điểm mà các bé mọc răng sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng thường ngày, di truyền, sức khỏe nền của các bé. Tuy nhiên theo nghiên cứu, bé chậm mọc răng chỉ được xác định thường gặp nhất khi bé sơ sinh đủ 6 tháng tuổi.

Khi nào bé được coi là chậm mọc răng?
Khi nào bé được coi là chậm mọc răng?

Quy trình mọc răng sữa của các bé thường bắt đầu từ tháng thứ 6 và theo trình tự sau:

  • Mọc 4 răng cửa giữa của hàm trên trong khoảng từ 6 đến 10 tháng tuổi.
  • Mọc 4 răng cửa bên vào thời điểm bé 9 đến 13 tháng tuổi.
  • Mọc 4 răng hàm đầu tiên vào thời điểm bé 12 đến 16 tháng tuổi.
  • Mọc 4 răng nanh vào thời điểm bé 14 đến 20 tháng tuổi.
  • Mọc 4 răng hàm thứ 2 vào thời điểm bé 20 đến 32 tháng tuổi.

Mốc thời gian trên thực tế chỉ mang tính tham khảo, bởi thực tế có những bé mọc răng khá sớm, cũng có những bé mọc liền một lúc nhiều răng. Tuy nhiên, cũng có bé mọc răng muộn và mọc theo từng cái một.

Theo các bác sĩ, trẻ thường bắt đầu mọc răng khi 6 tháng tuổi và đến gần 3 tuổi là bé về cơ bản đã có đủ răng. Việc bé 9 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng thì nó vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Ngoài 12 tháng tuổi nếu bé vẫn chưa mọc răng sữa đầu tiên thì có thể đây chính là biểu hiện của tình trạng mọc răng chậm.

Bé mọc răng chậm thì nên được bổ sung thuốc gì?

Theo bác sĩ, các bé chậm mọc răng sẽ cần được xác định nguyên nhân khiến bé gặp tình trạng này. Có như vậy, cha mẹ mới có thể lựa chọn được loại thuốc hay thực phẩm chức năng phù hợp cho các bé.

Bé mọc răng chậm thì nên được bổ sung thuốc gì?
Bé mọc răng chậm thì nên được bổ sung thuốc gì?

Nếu trước đây cha mẹ cũng chậm mọc răng thì có thể đứa bé cũng sẽ thừa hưởng gen di truyền từ cha mẹ. Cách giải quyết vấn đề này là chờ đợi, nguyên nhân di truyền thực tế không đáng lo ngại.

Nếu nguyên nhân là do bé thiếu canxi, các khoáng chất và vitamin cần thiết. Lúc này cha mẹ cần có cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho các bé. Thông thường, sau khoảng 6 tháng bé bắt đầu ăn dặm. Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn các thực phẩm giàu vitamin D3, Canxi, vitamin K,… cùng với những thành phần có lợi đối với sự phát triển của hệ xương răng.

Cha mẹ cũng có thể đưa con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn đánh giá chính xác tình trạng thiếu hụt vi chất cần thiết. Khi đã có kết quả chính xác, các bác sĩ cũng sẽ hỗ trợ tư vấn đế gia đình nên cho bé uống bổ sung vitamin D, canxi nếu cần.

Cách thức chăm sóc trẻ chậm mọc răng 

Cách thức chăm sóc trẻ chậm mọc răng 
Cách thức chăm sóc trẻ chậm mọc răng

Khi bé chậm mọc răng, cha mẹ cũng cần lưu ý trong chế độ ăn của bé, mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa hàm lượng photpho cao. Một biện pháp quan trọng nhưng không nhiều gia đình để tâm là cần rèn cho con thói quen đi ngủ sớm, điều chỉnh hợp lý chế độ sinh hoạt và ăn uống, điều này cũng có thể giúp bé mọc răng đúng thời điểm hơn.

Khi các bé có răng mọc chậm, cha mẹ cũng cần cho con thăm khám định kỳ với các bác sĩ. Những bác sĩ nha khoa sẽ giúp theo dõi cũng như phát hiện những vấn đề bất thường sớm nhất, nhằm đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Đặc biệt, nếu nhận thấy gia đình có các yếu tố nguy cơ cao mắc các bệnh tuyến giáp, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Việc này cũng giúp cha mẹ có phần an tâm hơn về sức khỏe của con hay nếu không máy bé mắc bệnh cũng có hướng xử lý điều trị kịp thời nhất.

Lúc này, cha mẹ cho con điều trị tuyến giáp thì mới có thể giải quyết được gốc rễ của tình trạng mọc răng của của các bé. Sau quá trình điều trị, sức khỏe của bé cũng dần ổn định hơn và bác sĩ chuyên môn cũng có thể đưa ra thêm các hướng điều trị phù hợp phù các bé có thể mọc răng bình thường như những đứa trẻ khỏe mạnh khác.

Có thể nhận định tình trạng bé chậm mọc răng diễn ra khá phổ biến, do đó cha mẹ không cần quá lo lắng nếu bé vẫn phát triển ổn định về thể chất lẫn tinh thần. Trong những trường hợp cha mẹ nghi ngờ con mình đang mọc răng chậm với những nguyên nhân bất thường, lúc này cha mẹ nên cho con thăm khám để được tư vấn và có hướng can thiệp kịp thời đến từ các bác sĩ chuyên môn đầu ngành.

Yến Nhi

chat zalo
messenger