Niềng răng được đánh giá là một trong các kỹ thuật hoàn hảo, hỗ trợ khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn, răng khấp khểnh, giúp hàm của bạn trở nên đều đẹp, cân đối hơn cùng nụ cười tỏa sáng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp niềng răng bị hóp mặt, gây stress nên đã làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày. Vậy hiện tượng này có các khắc phục không và nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì. Mời bạn tham khảo qua thông tin được nha khoa My Auris cung cấp nhé!
Mục Lục
Hiểu đúng về tình trạng niềng răng bị hóp mặt
Niềng răng bị hóp mặt là một trong những tình trạng, biểu hiện ở 2 bên má bị hóp lại, phần thái dương có hiện tượng bị lún sâu hơn so với bình thường. Đây là trường hợp hiếm gặp trong chỉnh nha niềng răng, nhưng không phải không xuất hiện.
Với một số người, hiện tượng hóp mặt và không còn căng đầy như trước thường sẽ không diễn ra trong khoảng thời gian dài. Tình trạng này sẽ hết sau khi quá trình ăn uống của bạn trở lại như bình thường, bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Có khá nhiều người bệnh chia sẻ rằng sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha thì thấy khuôn mặt trông thon gọn hơn, má không còn căng phồng như trước, mà thay vào đó sẽ trở nên cân xứng và hài hòa hơn. Đây chính là những dấu hiệu tích cực mà việc niềng răng có thể mang lại.
Tuy nhiên, sẽ vẫn có những trường hợp trong quá trình niềng răng, người bệnh thấy khuôn mặt của mình bị hóp vào. Thực tế, theo nguyên tắc thì niềng răng không gây hóp má. Tình trạng gương mặt trông hốc hác có thể từ một số nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân gây nên tình trạng niềng răng bị hóp má
Niềng răng đã trở thành giải pháp cải thiện hiệu quả cho những ai đang có vấn đề về răng miệng như tình trạng răng hô, mọc lệch, khấp khểnh, răng mọc chen chúc,… Dưới tác động của mắc cài dây dưng hay khay niềng trong suốt sẽ giúp đưa răng về đúng vị trí. Tuy nhiên, nhiều trường hợp niềng răng bị hóp mặt. Cụ thể sẽ có một số nguyên nhân chính sau:
Người bệnh đã bị mất răng lâu ngày
Mất răng, đặc biệt là răng hàm lớn ở phía trong có thể dẫn đến người bệnh bị tiêu xương hàm. Nguyên nhân chính gây hóp má cho khuôn mặt, trở nên gầy gò hơn trước. Thông thường, má được nâng đỡ bởi hệ thống răng, xương hàm, các loại cơ như căn cắn, cơ gò má,…
Nhiều người lo sợ là nhổ răng có thể dẫn đến tiêu xương răng. Thực tế, trong quá trình niềng, một số người cần phải nhổ răng để thuận lợi cho việc niềng. Điều này được các chuyên gia lý giải là không hoàn toàn chính các, bởi hóp má do mất răng chỉ xảy ra khi bạn mất nhiều răng và mất răng lâu ngày.
Trong quá trình niềng, sẽ xảy ra đồng thời hai hiện tượng tiêu xương và bồi bắp xương. Khi nhổ răng, vị trí đó sẽ tiêu xương, nhưng trong quá trình chỉnh nha những chiếc răng khác sẽ dịch chuyển về vị trí trồng đã nhổ răng, lúc này hiện tượng bồi đắp xương ở vị trí mới.
Cơ chế tiêu xương, bồi đắp xương này sẽ đảm bảo cho răng dịch chuyển nhưng vẫn nằm trong ổ răng. Vì trí nhổ sẽ được lấp đầy sau khi hoàn tất quá trình niềng, do đó hiện tượng hóp má do nhổ răng để niềng là hoàn toàn không xảy ra.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống thường ngày
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống nghỉ ngơi sẽ có tác động không nhỏ đến tình trạng hóp mặt khi niềng.
- Chế độ dinh dưỡng, ăn uống: Việc kiêng khem quá mức có thể khiến bạn bị hóp má, giảm lượng tích trụ ở vùng má, gương mặt ở trên gầy gò hơn. Ở giai đoạn đầu khi chỉnh nha, bác sĩ thường khuyên người bệnh phải bổ sung chế độ dinh dưỡng, ăn đồ mềm, dễ nhai để cơ thể thích nghi dần với mắc cài, hạn chế những va chạm khi nhai để hạn chế đau đớn. Sau khi đã quen dần với mắc cài, bạn có thể ăn uống như bình thường.
- Tinh thần không thoải mái cũng là nguyên nhân chính khiến bạn niềng răng bị hóp mặt. Niềng răng khiến bạn bị stress, lo lắng quá mức dễ làm gương mặt bị hóp lại.
Do đó, bạn ăn uống đủ các chất dinh dưỡng hợp lý, không những bổ sung năng lượng để thích nghi tốt với quá trình niềng răng mà còn giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn, hạn chế các biến chứng không mong muốn.
Do thói quen ăn uống
Việc người bệnh lười ăn, hay ăn ít nhai có thể khiến các cơ tự động chùng xuống, mềm nhũn đi dẫn đến tình trạng hóp mặt. Do đó, khi chỉnh nha, bạn cần ăn các loại đồ ăn mềm, dễ nhai, để hệ thống cơ trở nên chắc chắn hơn, và có thể nâng đỡ tốt hơn.
Kỹ thuật chỉnh nha không đúng
Tình trạng niềng răng hóp mặt có thể bắt nguồn từ quá trình chỉnh nha không đúng, kỹ thuật chỉnh nha còn nhiều hạn chế, dụng cụ thô sơ,… Khi bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm trong chỉnh nha thì có thể tác động lực kéo răng quá mạnh, đột ngột dễ dẫn đến đau đớn. Điều này có nguy cơ bị lung lay, mất răng và hóp má. Do đó, lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín sẽ quyết định nhiều đến kết quả chỉnh nha cuối cùng của bạn.
Làm thế nào để khắc phục niềng răng hóp má
Niềng răng bị hóp mặt là hiện tượng tuy các bác sĩ đánh giá là hiếm gặp, nhưng bạn vẫn cần được quan tâm phòng ngừa để không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Cụ thể sẽ có một số cách hỗ trợ bạn khắc phục bị hóp má trong niềng.
- Lựa chọn đến với cơ sở nha khoa uy tín, thực hiện niềng răng an toàn và duy trì được kết quả sau niềng. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ bị hóp mặt khi niềng.
- Xem xét qua các kỹ thuật phác đồ điều trị, hợp đồng chỉnh nha và các cam kết trước khi bắt đầu để hạn chế được tình huống không mong muốn xảy ra.
- Quan sát kỹ các sự thay đổi của hàm răng thông qua từng giai đoạn, trao đổi với bác sĩ chuyên môn với bác sĩ để có được hướng điều chỉnh theo từng giai đoạn niềng răng tiếp theo.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có thể mang lại hiệu quả như phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra.
- Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, ngủ đúng giờ đủ giấc, hạn chế việc thức khuya, luôn phải giữ cho tâm lý thoải mái,… Giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh và ngừa tình trạng hóp má không mong muốn.
- Bổ sung cho cơ thể các loại khoáng chất, vitamin để cải thiện cơ mặt, nếu nguyên nhân bị hóp do thiếu dinh dưỡng gây ra.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng niềng răng bị hóp mặt. Đây là tình trạng không ai mong muốn sẽ gặp phải trong chỉnh nha, do đó hãy chú ý làm theo các chỉ định của bác sĩ để cải thiện sức khỏe răng miệng được tốt hơn. Nha khoa My Auris – Đơn vị đi đầu trong dịch vụ niềng răng chỉnh nha, hãy thăm khám với đội ngũ bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và tư vấn với phác đồ điều trị phù hợp nhất khi có nhu cầu niềng răng nhé!
Yến Nhi