Niềng răng bị buốt răng có sao không? 5 cách khắc phục

Niềng răng bị buốt răng có sao không?

Niềng răng bị buốt răng là tình trạng thường gặp trong chỉnh nha bởi sự tác động lực kéo chỉnh răng di chuyển. Tuy nhiên, có khá nhiều người lo lắng về tình trạng này. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và cách thuyên giảm đau, ê buốt khi chỉnh nha, hãy cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Niềng răng bị buốt răng có sao không? 

Ê buốt là một trong những biểu hiện cho thấy răng đang có vấn đề. Tình trạng ê buốt, nhức biểu hiện gây khó chịu cũng như cản trở quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt. Trong niềng răng, ê buốt là điều không thể tránh khỏi, và dễ gặp ở những người mới bắt đầu niềng răng, chưa thích nghi với khí cụ. 

Sở dĩ niềng răng bị buốt răng là vì răng đang ở trạng thái bình thường mà tác động lực kéo chỉnh răng di chuyển đến vị trí khác. Chính sự tác động này đã gây nên đau buốt. Các khí cụ sẽ tác động lực lên răng, kéo chỉnh các răng di chuyển về đúng vị trí, khắc phục các tình trạng hô, móm, thưa kẽ, lệch lạc,… Do đó,  theo các bác sĩ răng bị buốt khi chỉnh nha là tình trạng bình thường, và sẽ thuyên giảm sau  2-3 ngày khi mà đã thích nghi với khí cụ. 

Niềng răng bị buốt răng có sao không? 
Niềng răng bị buốt răng có sao không?

Song, nếu niềng răng bị buốt răng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, cần liên hệ với bác sĩ chỉnh nha ngay để tìm ra nguyên nhân. Bởi đây không còn là dấu hiệu bình thường trong niềng răng nữa. 

Nguyên nhân niềng răng bị buốt răng kéo dài 

Khi tình trạng đau buốt kéo dài trong quá trình chỉnh nha cần chú ý bởi có thể do một trong các nguyên nhân sau:

Nền răng yếu 

Người có nền răng yếu bị đau buốt răng kéo dài sau khi niềng răng là điều khó tránh khỏi. Các khí cụ chỉnh nha sẽ tác động lên răng và xương hàm nhằm kéo chỉnh răng. Do đó, khi nền răng yếu sẽ không đủ sức chịu lực nên dẫn đến đau nhức và ê buốt nhiều. 

Niềng răng sai kỹ thuật 

Niềng răng bị buốt răng kéo dài có thể đến từ kỹ thuật và quá trình niềng răng không đúng yêu cầu, kỹ thuật. Sự thành công của 1 ca chỉnh nha phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật, tay nghề, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Nếu như bác sĩ kém tay nghề, thiếu kiến thức chuyên môn chẩn đoán không chuẩn xác, kỹ thuật chỉnh nha sai, không kiểm soát được lực cũng như khả năng răng dịch chuyển dẫn đến răng ê buốt, đau nhức, xô lệch, thậm chí là bật gốc răng gây rụng răng vĩnh viễn. 

Niềng răng sai kỹ thuật - Nguyên nhân niềng răng bị buốt răng kéo dài
Niềng răng sai kỹ thuật – Nguyên nhân niềng răng bị buốt răng kéo dài

Khí cụ chỉnh nha kém chất lượng 

Khí cụ chỉnh nha kém chất lượng sẽ không chịu lực tốt, không tác động lực đều và hiệu quả khiến cho răng bị buốt trong thời gian dài. 

Bệnh lý răng miệng 

Nếu như không phát hiện, điều trị bệnh lý răng miệng trước khi niềng răng cũng khiến cho răng ê buốt trong thời gian dài.

Lớp men răng bị tổn thương

Men răng là một lớp cứng phủ bên ngoài răng. Lớp này chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng bảo vệ những phần bên trong của răng, ngăn ngừa tổn thương xảy ra. Lớp men răng có thể bị hư tổn và một khi bị hư thì không có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, niềng răng không đảm bảo khiến lớp men răng bị mài mòn khiến răng trở nên nhạy cảm nên đau buốt kéo dài, đặc biệt trở nên nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng, lạnh. 

Vệ sinh răng miệng không đúng cách 

Vệ sinh răng miệng không kỹ, không đúng cách trong chỉnh nha không chỉ dễ phát sinh bệnh lý mà còn khiến cho răng bị tổn thương, đau buốt kéo dài. Việc chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá lớn, lông chải cứng cũng khiến men răng bị ảnh hưởng dẫn đến đau nhức.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách 
Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Chế độ ăn uống không khoa học 

Thói quen ăn uống trong niềng răng cũng cần được chú ý. Nếu như ăn thực phẩm quá cứng, quá dai, cần lực ăn nhai nhiều trong chỉnh nha cũng khiến răng bị đau, buốt. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng thực phẩm nhiều acid, nhiều đường như bánh, kẹo, nước uống có ga,… cũng khiến răng bị ảnh hưởng, nhạy cảm và yếu đi. 

Cách khắc phục niềng răng bị buốt răng 

Như đã đề cập, niềng răng bị buốt răng là điều thường xảy ra nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài, cần đến bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục càng sớm càng tốt. 

Sau đây là một số cách khắc phục niềng răng bị buốt răng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, gợi ý cho mọi người bỏ túi ngay: 

Sử dụng thuốc giảm đau 

Nếu cơn đau nhiều, có thể dùng thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, để chọn thuốc giảm đau phù hợp, không ảnh hưởng sức khỏe, mọi người cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Bởi việc lạm dụng thuốc giảm đau thời gian dài sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Sử dụng thuốc giảm đau - Cách khắc phục niềng răng bị buốt răng
Sử dụng thuốc giảm đau – Cách khắc phục niềng răng bị buốt răng

Sử dụng nước muối

Sử dụng nước muối cũng là một trong những cách giảm đau và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Niềng răng bị buốt răng sử dụng nước muối pha loãng tại nhà hoặc tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng để súc miệng. Muối có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng hạn chế bệnh lý phát sinh. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Trong chỉnh nha, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Để bảo vệ răng, hạn chế buốt răng khi niềng nên chải răng nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật. Đồng thời, sử dụng bàn chải vừa kích thước, lông mềm. 

Ngoài việc chải răng hằng ngày, cũng có thể sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch các kẽ răng, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại, nhất là bám trên mắc cài. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách - Cách khắc phục niềng răng bị buốt răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách – Cách khắc phục niềng răng bị buốt răng

Chú ý ăn uống 

Để tránh niềng răng bị buốt răng, trong ăn uống cần hạn chế các thực phẩm quá cứng, quá dai, vì chúng cần nhiều lực dẫn đến đau nhức. Thời gian đầu khi mới niềng răng, nên chọn các thực phẩm mềm, lỏng dễ nuốt để giảm áp lực cho răng. 

Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường, tinh bột, acid như kẹo mềm, kẹo cao su, hạt, bánh quy, nước ngọt có ga,… 

Tái khám định kỳ 

Khi niềng răng cần chú ý lịch tái khám định kỳ của bác sĩ. Bởi các lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng, khả năng dịch chuyển của răng. Từ đó, kiểm soát lực và siết niềng phù hợp nhất trong các giai đoạn răng di chuyển. 

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về niềng răng bị buốt răng giúp mọi người giảm được lo lắng bởi nắm được nguyên nhân và cách khắc phục. Từ đó, có thêm kinh nghiệm trong chỉnh nha để nâng cao sức khỏe răng miệng tốt hơn, hạn chế đau nhức, ê buốt. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn cũng như giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger