Mất răng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người đặc biệt là những người mắc bệnh lí răng miệng, do thói quen xấu, tai nạn hoặc do tuổi tác.
Mất răng tác động trực tiếp đến chức năng ăn nhai làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dây thần kinh vùng miệng, tiêu xương hàm gây suy giảm sức khỏe của người bị mất răng, gây ra tình trạng lão hóa sớm như móm, da mặt chảy xệ với nhiều nếp nhăn làm cho khuôn mặt trở nên nhanh già nua.
Dưới đây là những câu hỏi phổ biến được khách hàng gửi đến cho My Auris.
Để hiểu rõ hơn tình trạng răng hiện tại của mình, các bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi tại đây. Bác sĩ của nha khoa Myauris sẽ trực tiếp giải đáp thắc mắc của các bạn miễn phí.
Mục Lục
Câu hỏi 1:
“Chào bác sĩ. Tôi năm nay 42 tuổi. Dạo gần đây tôi thấy mặt mình hơi lệch sang bên phải, thi thoảng cứ cảm thấy đau nhức vùng má phải, khiến sức khỏe ngày càng đi xuống. Không biết có phải do tôi bị mất hai cái răng bên trong mà nó như vậy không? Có cách nào khắc phục được không bác sĩ? Tôi cám ơn.” – chị Mai Thanh (42 tuổi).
Bác sĩ My Auris trả lời:
Chào chị Mai Thanh, rất cám ơn chị đã gửi tin nhắn đến cho nha khoa My Auris. Thông qua miêu tả của chị thì rất có khả năng mặt chị bị lệch là do mất răng lâu nhưng không trồng lại. Bởi lúc này, các răng còn lại sẽ có xu hướng nghiêng dần vào vị trí trống dẫn đến xô lệch gây biến dạng khuôn mặt, làm cho mặt chị bị lệch sang 1 bên. Do đó, chị nên nhanh chóng khắc phục để ngăn chặn những biến chứng khác có thể xảy ra.
Hiện nay, có ba phương pháp khôi phục răng mất đang được nhiều người chọn lựa đó là Hàm tháo lắp, Cầu răng sứ và Trồng răng Implant. Tuy nhiên, để biết được trường hợp của chị nên chọn lựa phương pháp nào là phù hợp thì cần có sự thăm khám. Hy vọng chị có thể sớm sắp xếp thời gian ghé nha khoa để tôi có thể trực tiếp kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất cho chị.
Chị có thể tham khảo thêm về những tác hại khác của tình trạng mất răng tại đây:
Câu hỏi 2:
“Chào bác sĩ, bố tôi năm nay 60 tuổi và ông bị mất khá nhiều răng cũng nhiều năm rồi. Hiện bố tôi đang xài hàm tháo lắp mà tôi thấy hàm đó không tốt lắm, ông không ăn nhai được mấy món cứng như cua, ghẹ. Dạo gần đây tôi thấy gương mặt bố hốc hác hẳn, ăn uống không được như trước; đôi lúc còn bị đau dạ dày. Tôi nghe người ta nói là do mất răng lâu nó tiêu xương nên làm mặt bị hóp vào, ăn uống không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng nên mới hay bị đau bụng. Không biết có đúng như vậy không? Và làm cách nào để khắc phục được ạ? Bác sĩ tư vấn giúp tôi. Cám ơn bác sĩ.” – Chị Nhã Nam (32 tuổi)
Bác sĩ My Auris trả lời:
Chào chị Nhã Nam, rất cám ơn chị đã gửi câu hỏi cho nha khoa chúng tôi. Với tình trạng răng của bố chị đang gặp phải thì tôi xin đưa ra câu trả lời như sau: Khi răng bị mất không còn tác dụng lực nhai ở vị trí đó thì xương hàm sau một thời gian sẽ tiêu biến dần, nướu tụt xuống làm vùng da ở khu vực đó chùn lại, nhăn nheo. Nếu mất nhiều răng ở hai bên má thì má sẽ hóp dần lại khiến gương mặt trở nên hốc hác, ốm yếu.
Ngoài ra, khi mất răng lực ăn nhai cũng sẽ giảm sút. Thức ăn không được nghiền nát nên dạ dày buộc phải co bóp nhiều hơn. Việc hoạt động liên tục trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị quá tải nên dễ bị tổn thương; từ đó gây ra tình trạng đau bao tử.
Hàm giả tháo là giải pháp khôi phục răng mất tạm thời, không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương và lực ăn nhai của hàm giả cũng không tốt. Hiện tại, trồng răng Implant đang là phương pháp khôi phục răng mất hiệu quả nhất, với cấu tạo như một chiếc răng hoàn chỉnh gồm cả thân răng và chân răng. Tuy nhiên, chị cần đưa bác đến nha khoa để tôi trực tiếp kiểm tra tình trạng như thế nào để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bác.
Chị có thể tham khảo về những tác hại của việc mất răng ở link dưới đây:
Câu hỏi 3:
“Em chào bác sĩ, em bị mất cái răng ở hàm dưới cũng gần 1 năm rồi. Lúc đầu nhiều người khuyên em đi làm cầu sứ nhưng em nghe nói là cầu sứ phải mài thêm hai cái hai bên nên em thấy sợ lỡ bị gì lại mất thêm 2 cái nữa. Dạo gần đây em cũng tìm tòi khá nhiều thì thấy có cái phương pháp trồng răng Implant. Bác sĩ cho em hỏi trồng răng Implant có tốt không và chi phí khoảng bao nhiêu ạ? Em cám ơn.” – chị Liễu (30 tuổi)
Bác sĩ My Auris trả lời:
Xin chào chị Liễu, cám ơn chị đã nhắn tin cho My Auris. Với câu hỏi của chị thì tôi xin trả lời như sau: Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng độc lập với đủ các bộ phận chân răng và thân răng nên khi áp dụng sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu xương; đồng thời răng kế cận cũng không bị ảnh hưởng gì. Cấy ghép Implant hiện đang là giải pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay, không chỉ khôi phục lại răng mất mà còn đảm bảo chức năng ăn nhai tốt như răng thật. Chị hoàn toàn có thể an tâm khi chọn lựa phương pháp này.
Hiện tại, chi phí trồng răng Implant khoảng 13.000.000 – 31.000.000/ răng. Mức giá này bao gồm cả trụ Implant và răng sứ giả đặt bên trên. Tùy vào chất liệu Implant mà chị chọn sẽ có mức giá tương ứng. Ngoài ra, nha khoa đang có chương trình trả góp 0%, chị có thể ghé đến nha khoa để tìm hiểu thêm và được tư vấn cụ thể về tình trạng cũng như mức chi phí phù hợp nhất với chị.
Tham khảo thêm về những ưu điểm của Trồng răng Implant
Câu hỏi 4:
“Chào bác sĩ. Năm nay em 18 tuổi. Em có một cái răng mọc lệch vào trong. Có lần em ăn bánh hơi cứng nên cái răng bên ngoài răng lệch bị vỡ. Lúc đầu chỉ bị mẻ một tí nhưng dần dần bị bể nhiều hơn. Hiện tại em bị bể hơn 1 nửa rồi ạ. Em có đến thử nha khoa khác thì được tư vấn là nhổ bỏ và niềng lại. Nhưng buộc phải nhổ thêm răng để cho đều hai bên. Em thấy dạo này trên Facebook đang quảng cáo trồng răng Implant khá nhiều nhưng em thấy toàn người lớn tuổi thì không biết em có trồng được không ạ? Vì ba mẹ em không muốn em nhổ nhiều răng sợ ảnh hưởng sức khỏe. Em cám ơn bác sĩ nhiều ạ.” – Tùng (18 tuổi)
Bác sĩ My Auris trả lời:
Chào bạn Tùng, cám ơn bạn đã liên hệ đến nha khoa. Với trường hợp của bạn thì vẫn áp dụng trồng răng Implant được. Cắm Implant phù hợp với mọi đối tượng mất răng, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cấy ghép cần có sự thăm khám của bác sĩ để xem xét bạn có đủ sức khỏe để làm hay không; tình trạng xương hàm như thế nào… Vì vậy, bạn nên ghé đến nha khoa để được kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của mình.
Mời bạn theo dõi thêm những trường hợp nên cắm Implant tại đây
Câu hỏi 5:
“Chào bác sĩ. Em đang dự định trồng lại cái răng mất ở hàm dưới trái nhưng em không biết trồng răng có đau không ạ. Vì em cũng khá nhát và sợ đau. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cám ơn.” – chị Ngân (28 tuổi)
Bác sĩ My Auris trả lời:
“Chào chị Ngân, cám ơn chị đã gửi tin nhắn đến nha khoa. Với thắc mắc trồng răng Implant có đau không của chị thì tôi xin trả lời như sau: Thực chất quá trình cắm Implant không đau như chị đã nghĩ vì thực tế trước khi thực hiện bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cho chị. Lượng thuốc tê được chỉ định sẽ dựa vào kết quả kiểm tra tổng quát để giúp chị cảm thấy thoải mái, an tâm trong điều trị.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị hiện đại nên quá trình cắm trụ Implant chính xác vào xương hàm, ít tác động đến các dây thần kinh; nhờ đó giúp hạn chế tối đa đau đớn, khó chịu cho chị.
Ngoài ra, bác sĩ điều trị Implant được đòi hỏi rất nhiều yếu tố gắt gao, không chỉ về trình độ tay nghề mà còn cả về kinh nghiệm để xử lý nhanh chóng những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra khi cấy ghép Implant. Và ở nha khoa My Auris, đội ngũ bác sĩ chúng tôi đều đáp ứng được yêu cầu đó nên chị hoàn toàn có thể yên tâm, không cần lo lắng nhiều khi thực hiện trồng răng tại đây.
Câu hỏi 6:
“Bác sĩ cho em hỏi là trồng răng Implant diễn ra như thế nào ạ? Để em chuẩn bị tâm lý ạ. Em cám ơn.” – Chị Lan Anh (25 tuổi)
Bác sĩ My Auris trả lời:
Chào chị Lan Anh, cám ơn chị đã gửi câu hỏi cho nha khoa My Auris. Quy trình trồng răng Implant sẽ gồm 6 bước sau đây:
- Thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng, điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có), sau đó tôi sẽ lên lên phác đồ đặt trụ Implant cho chị. Bước này mất khoảng 1 giờ.
- Thực hiện đặt trụ Implant vào bên trong xương hàm (25 phút/ răng).
- Sau 7 – 10 ngày, chị đến tái khám và cắt chỉ (thời gian cắt chỉ khoảng 20 phút).
- Sau 3 tháng đến tái khám bên chúng tôi sẽ kiểm tra kết quả tích hợp xương hàm với trụ Implant và lấy dấu răng sứ trên Implant (mất khoảng 25 phút).
- 3 ngày sau, chị sẽ được gắn mão sứ và Abutment lên trên Implant. Thời gian gắn khoảng 60 phút.
- Sau 3 – 5 ngày, tôi sẽ kiểm tra lần cuối, sau đó gắn mão sứ chính thức trên Implant để kết thúc quá trình cấy ghép Implant (công đoạn này mất khoảng 60 phút).
Trên đây là một số câu hỏi về tình trạng mất răng mà tôi nhận được trong thời gian gần đây.
Nếu anh/ chị có bất kỳ câu hỏi gì với sức khỏe răng miệng của mình hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi qua số 0896 164 568 để nhận được lời giải đáp tốt nhất.