Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng và mọi người cho rằng đây là chiếc răng dư thừa vì không đem đến lợi ích mà còn phiền toái. Đau nhức răng không từ lúc mọc hay lúc có vấn đề như sâu răng đều là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người. Các cơn đau thường dai dẳng, kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây mất ăn, mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược,…
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể nhổ bổ. Do đó, tìm cách giảm đau chính là giải pháp. Trong bài viết sẽ chia sẻ cho các bạn về những cách giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả, cùng theo dõi nhé.
Mục Lục
Đau răng khôn bị sâu?
Để có cách giảm đau răng khôn bị sâu hiệu quả, mọi người nên tìm hiểu đau răng khôn bị sâu như thế nào. Sâu răng khôn thường gặp do răng này nằm sâu trong cung hàm gây khó khăn trong việc vệ sinh. Thức ăn thường dễ mắc vào kẽ răng hay hố rãnh của răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo thời gian, vi khuẩn tiết acid ăn mòn men răng dẫn đến sâu. Nếu không điều kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến răng cối cũng như nướu và các răng lân cận.
Những cơn đau nhức từ răng khôn thường nghiêm trọng, rất khó chịu. Hầu như mọi người khi bị đều không thể ăn ngủ mà phải tìm đến các cách giảm đau tạm thời nếu chưa đến bác sĩ được.
Một số dấu hiệu của răng khôn bị sâu:
- Trên răng xuất hiện các lỗ sâu với kích thước lớn hay nhỏ màu đen hoặc nâu
- Màu sắc răng thay đổi, vàng sậm hơn các răng xung quanh
- Đau nhức khó chịu, và cơn đau càng tăng khi ăn thực phẩm nóng, lạnh, nhiều đường hay khi ăn nhai thức ăn.
Cách giảm đau răng khôn bị sâu tại nhà
Dưới đây là một số cách giảm đau răng khôn bị sâu đơn giản, có thể thực hiện tại nhà để làm giảm triệu chứng:
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là cách mà các bác sĩ thường khuyên thực hiện tại nhà để bảo vệ răng cũng như ngăn chặn các cơn đau nhức răng. Nước muối có tác dụng sát khuẩn tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ mảng bám, làm sạch khoang miệng.
Để thực hiện chỉ cần pha ly nước ấm rồi cho vào 2 thìa cà phê muối sau đó hòa tan cho đến khi tan hết. Lúc này, có thể ngậm trong vòng 30 giây, hoặc cho đến khi không chịu được vị mặn thì nhổ ra. Thực hiện nhiều lần trong ngày để cơn đau thuyên giảm.
Dùng đá lạnh
Nếu răng khôn sưng tấy, đau nhức, có thể dùng đá lạnh để chườm để giảm đau. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng túi chườm đá hay khăn rồi bọc đá lại chườm lên vị trí bị sưng, đau. Nhiệt độ lạnh làm tê vùng bị ảnh hưởng, có thể làm giảm đau và dịu, giảm sưng viêm.
Sử dụng túi trà
Thành phần của trà rất tốt cho sức khỏe, nhất là khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn. Để thực hiện, pha nước nóng với túi trà sau khi ra trà không lấy túi ra ra mà để cả ly vào tủ lạnh. Khi trà nguội, lấy túi trà để lên phần nướu đang sưng đau để thuyên giảm cơn đau và chống viêm.
Tỏi
Thành phần tỏi có chứa hợp chất ajoene nên có tính kháng khuẩn cao. Tỏi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm cơn đau nhức do răng khôn bị sâu gây ra.
Lấy 1 tép tỏi đập nát rồi chà lên vị trí răng đau và xung quanh nướu. Nên thực hiện 2-3 lần/ ngày để cơn giảm dịu hiệu quả.
Bạc hà
Bạc hà là nguyên liệu được xem là “vị thuốc” trong nhiều bài thuốc dân gian tốt cho sức khỏe. Đây là “vị cứu tinh” giúp giảm cơn đau cho răng khôn tuyệt vời. Tính chất của bạc hà gây tê, giúp làm dịu cơn đau và loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng. Mặt khác, bạc hà còn đem đến hương thơm thanh mát, tự nhiên, dễ chịu cho người sử dụng.
Để thoa bạc hà lên răng có 2 cách thực hiện. Có thể dùng lá tươi và đáp vào vùng bị đau ít nhất 20 phút để làm dịu cơn đau, sưng. Nếu không dùng lá tươi thì có thể vắt lấy chất chiết xuất từ bạc hà và cho vào tăm bông rồi bôi lên răng sưng đau. Để trong vài phút sẽ cảm thấy giảm cơn đau rất nhiều.
Tuy nhiên, đây chỉ là những cách giảm đau răng khôn bị sâu tạm thời, không được can thiệp y khoa sẽ không loại được ổ sâu viêm, vi khuẩn. Do đó, tình trạng đau và sâu tiếp tục phát triển nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, khi giảm đau để xoa dịu cảm giác tốt hơn tại nhà thì hãy đến bệnh viện/ phòng khám để kiểm tra và điều trị.
Cách giảm đau răng khôn bị sâu tại nha khoa
Tùy vào tình trạng sâu mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục cơn đau và điều trị. Mọi người đều nghĩ răng khôn chỉ cần nhổ bỏ là được. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được nhổ bổ. Nhổ bổ chỉ là trường hợp nặng mà không có phương pháp nào khắc phục được. Dưới đây là một số phương pháp điều trị răng khôn bị sâu:
- Gel Florua: biện pháp này áp dụng cho những trường hợp bị sâu răng ở giai đoạn đầu. Bác sĩ dùng gel Florua để hỗ trợ tăng cường men răng. Từ đó, tăng khả năng chống lại acid từ mảng bám, ngăn chặn sâu răng hiệu quả.
- Trám răng: răng khôn xuất hiện các lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy thì bác sĩ sẽ làm sạch ổ vi khuẩn rồi bắt đầu trám lại bằng vật liệu nha khoa.
- Nạo tủy: Phương pháp được áp dụng với trường hợp sâu xâm nhập vào bên trong tủy. Do chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nên phương pháp này gây khó chịu khi thực hiện.
- Nhổ bỏ răng: nếu tình trạng sâu quá nặng, hư hỏng cấu trúc răng nặng và có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận thì bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng. Điều này giúp ngăn sâu tiếp tục phát triển và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân.
Mẹo giảm đau răng khôn bị sâu
Để giảm đau răng khôn thì bạn cũng nên thay đổi một số thói quen:
- Hạn chế ăn thực phẩm cứng hoặc nhiều đường. Vì dùng lực nhai nhiều sẽ gia tăng áp lực lên răng càng gây ra đau nhức. Còn những thực phẩm nhiều đường tạo nên độ bám dính lên răng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công nhiều dẫn đến sâu năng và tăng đau nhức.
- Uống đủ nước để nướu luôn đỏ, miệng không bị khô, tăng tiết nước bọt hạn chế vi khuẩn tấn công.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhất là sau mỗi bữa ăn vì thức ăn dễ mắc vào các kẽ và hố rãnh của răng. Có thể kết hợp dùng chỉ nha khoa, súc miệng nước muối để gia tăng hiệu quả.
Trên đây là những cách giảm đau răng khôn bị sâu phổ biến mà nha khoa My Auris chia sẻ trong bài viết. Tuy nhiên, mỗi cơ địa mỗi khác nên để hiệu quả và an toàn nên đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời. Không chỉ khắc phục cơn đau nhanh chóng mà còn đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt.