Tim mạch là bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, hoạt động của tim giúp bạn duy trì sự sống cho toàn cơ thể. Theo chia sẻ của bác sĩ, nhịp tim là phần chỉ số khá quan trọng phản ảnh về tình trạng sức khỏe của con người. Vậy câu hỏi nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Nhịp đập như thế nào là an toàn? Bài viết sau đây nha khoa My Auris sẽ cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết, giải đáp các vấn đề liên quan đến nhịp tim và chế độ chăm sóc sức khỏe tim mạch phù hợp nhất.
Mục Lục
Tìm hiểu thông tin nhịp tim và chu kỳ tim
Thông tin về nhịp tim bình thường là bao nhiêu sẽ được giải đáp đến bạn sau khi cung cấp các thông tin cơ bản về nhịp tim. Thông qua đó, giúp bạn có cái nhìn toàn diện và có cách chăm sóc sức khỏe của mình được tốt hơn.
Nhịp tim là gì?
Nhịp tim là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng đối với sức khỏe của con người, chúng được đo bằng số lần tim đập trong một phút. Nhịp tim của người bình thường nó sẽ thay đổi tùy vào trạng thái cơ thể của bạn đang vận động hay nghỉ ngơi, mức độ căng thẳng của hệ thần kinh và những biến đổi của sức khỏe, tuổi tác cũng là yếu tố làm nhịp tim của bạn bị biến động.
Vì vậy mà câu hỏi nhịp tim bình thường là bao nhiêu luôn là câu hỏi của nhiều người cần lời giải đáp.
Chu kỳ tim là gì?
Nhịp tim người bình thường luôn tính theo chu kỳ và đều đặn trong một đời người tim sẽ đập khoảng 3000 triệu lần. Mỗi chu kỳ tim hoạt động độc lập, riêng lẻ sẽ được tính bằng khoảng thời gian từ đầu của tiếng tim này đến đầu của tiếng tim tiếp theo. Khoảng thời gian tính giữ tiếp tim đập thứ nhất đến tiếng thứ hai được gọi là một nhịp tim.
Thông thường, một chu kỳ tim được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn đổ đầy thất, giai đoạn co (tâm thu), giai đoạn giãn (tâm trương). Khi nhịp tim có sự thay đổi, thời gian giữa tâm thu và tâm trường cùng có sự thay đổi. Hiện tượng nhịp tim nhanh, tâm trương sẽ ngắn hơn nhiều so với tâm thu và ngược lại.
Giải đáp nhịp tim bình thường là bao nhiêu?
Câu hỏi nhịp tim bình thường là bao nhiêu luôn là thắc mắc chung của nhiều người và cần lời giải đáp từ các chuyên gia. Một vài thông tin sau đây sẽ trở thành câu trả lời giải đáp đến bạn.
Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên môn thì không có chỉ số nhịp tim bình thường cố định đối với từng người. Vào mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe và trạng thái khác nhau mà nhịp tim bình thường của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Ngoài ra, tâm trạng, hành động và nhiệt độ trong môi trường cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim của bạn.
Nhịp tim bình thường là bao nhiêu khi bạn nghỉ ngơi
Với câu hỏi nhịp tim bình thường là bao nhiêu khi ở trạng thái nghỉ ngơi và vận động mà các nhà nghiên cứu chỉ ra sẽ có sự khác nhau. Nếu bạn đang ở trạng thái nghỉ ngơi thì nhịp tim của người lớn từ 10 tuổi trở lên sẽ có sự dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút.
Trường hợp những người thường xuyên vận động, tập thể thao thì câu hỏi nhịp tim bình thường bao nhiêu sẽ có câu trả lời là thấp hơn. Chúng sẽ thường dao động mức thấp từ 60 nhịp/phút, thậm chí chỉ có 40 nhịp/phút.
Nhịp tim bình thường của mỗi người khi ở trạng thái nghỉ ngơi sẽ được tổng kết thông qua bảng sau:
Độ tuổi |
Chỉ số nhịp tim đập (nhịp/phút) |
Trẻ em dưới 1 tháng tuổi | 70 – 190 |
Trẻ từ 1 đến 11 tháng tuổi | 80 – 160 |
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi | 80 – 130 |
Trẻ từ 3 đến 4 tuổi | 80 – 120 |
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi | 75 – 115 |
Trẻ từ 7 đến 9 tuổi | 70 – 110 |
Trẻ từ 10 tuổi trở lên | 60 – 100 |
Nhịp tim bình thường của mỗi người khi chơi thể thao
Khi bạn vận động thì cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn khiến tim phải hoạt động nhanh và mạnh hơn. Điều này diễn ra với mục đích cung cấp lượng oxy cần thiết cũng như năng lượng cho các cơ quan hoạt động tốt nhất. Vì vậy với câu hỏi nhịp tim bình thường là bao nhiêu đối với người tập thể dục sẽ nhanh hơn mức bạn nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý nếu thực hiện hoạt động quá sức có thể gây tình trạng ép tim, ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Khi thực hiện hoạt động thì nhịp tim của bạn có thể duy trì trong khoảng sau:
Độ tuổi | Nhịp tim khi vận động từ 50% đến 85%
(nhịp/phút) |
Nhịp tim khi vận động từ 100%
(nhịp/phút) |
20 | 100 – 170 | 200 |
30 | 95 -162 | 190 |
35 | 93 – 157 | 185 |
40 | 90 – 153 | 180 |
45 | 88 – 149 | 175 |
50 | 85 – 145 | 170 |
55 | 83 – 140 | 165 |
60 | 80 – 136 | 160 |
65 | 78 – 132 | 155 |
70 | 75 – 128 | 150 |
Cách chăm sóc sức khỏe tim mạch bạn cần biết
Sau khi tìm hiểu thông tin về nhịp tim bình thường là bao nhiêu, bạn cũng nên tham khảo qua những cách chăm sóc sức khỏe để phòng tránh những bệnh lý liên quan một cách tốt nhất.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày là yếu tố góp phần cải thiện sức khỏe được tốt hơn, đặc biệt đối với tim mạch. Cụ thể:
- Bổ sung các thực phẩm giàu Canxi, Magie, Kali như: Rau xanh, ngũ cốc, trái cây, các loại hạt,… Những khoáng chất cần thiết sẽ được cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể và tim mạch. Nếu bị thiếu những khoáng chất này có thể làm ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega-3 như: Cá hồi, hạt chia, hàu, cá thu, quả óc chó,…Vì theo các nghiên cứu thì Omega-3 có nhiều tác dụng với sức khỏe của tim mạch, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và tử vong của người bệnh.
Tăng cường thời gian luyện tập thể dục thể thao
Tập thể dục luôn là biện pháp giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả. Thường xuyên vận động có thể giúp cơ thể được khỏe mạnh, làm giảm mọi áp lực cho tim mạch. Giúp tim có thể khỏe hơn và duy trì tốt nhịp đập bình thường.
Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh
Khi bạn xây dựng được một thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cho tim mạch hoạt động ổn định hơn. Vì khi bạn căng thẳng thì tim của bạn cũng bị ảnh hưởng. Vì thế bạn có thể thay đổi thói quen bằng các cách sau:
- Không sử dụng các chất kích thích dễ gây nghiện như: Rượu, bia, thuốc lá,…
- Có cho mình một chế độ làm việc phù hợp, hạn chế căng thẳng quá mức.
- Không nên thức quá khuya và cần ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn trong việc tham khảo về nhịp tim bình thường là bao nhiêu. Xây dựng thói quen tốt cũng như chế độ ăn uống và làm việc tốt có thể giúp bạn trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch được tốt hơn. Hạn chế các bệnh lý xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
Yến Nhi