Nhận biết dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới

dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới

Khi mọc răng khôn sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Những triệu chứng thường kéo dài vì răng khôn không mọc một lần mà mọc theo từng đợt có thể là vài ngày, vài tuần, hay vài tháng. Trong bài viết, sẽ cung cấp cho mọi người thông tin nhận biết dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới.

Răng khôn bắt đầu mọc lên khi nào?

Răng khôn là răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3. Đây là chiếc răng mọc cuối cùng khi người đến độ tuổi trưởng thành từ 18-25. Tuy nhiên, vẫn có người mọc sớm hay chậm hơn so với độ tuổi này. 

Răng khôn có thể mọc bình thường, mọc lệch góc 45 độ, 90 độ hay mọc ngầm, mọc ngược về phía xương hàm gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng: đau nhức, sưng lợi, sốt,… 

Răng khôn bắt đầu mọc lên khi nào? - Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới
Răng khôn bắt đầu mọc lên khi nào? 

Về lý thuyết, có tổng 4 răng khôn mọc vào 4 góc cuối của hàm. Tuy nhiên, số răng này có thể chênh lệch tùy người, vì có người sẽ chỉ mọc 1 cái, hay 2 cái, thậm chí có người không mọc bất kỳ răng khôn nào. 

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới

6 dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới thường gặp như đau nhức, sưng nướu, hàm cử động khó khăn, sốt nhức đầu, ăn không ngon, hơi thở có mùi. Quá trình mọc răng khôn không diễn ra liên tục, nên là các triệu chứng sẽ theo từng đợt gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

Đau nhức

Đây là dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất. Những cơn đau có thể gây khó chịu và không thể ăn nhai bình thường hay đau dai dẳng sẽ mất ngủ. Thông thường, cơn đau này sẽ kéo dài đến khi răng nhú lên khỏi nướu. 

Nếu răng mọc thẳng thì sau khi mọc thẳng lên sẽ bình thường, không gây đau nhức. Đối với những răng mọc lệch, mọc xiên, mọc ngầm sẽ gây đau dai dẳng. 

Sưng nướu

Nướu quanh chân răng khôn sẽ bị sưng, và tình trạng này kéo dài cho đến khi răng mọc ổn định. Vì khi đến độ tuổi trưởng thành, xương hàm dần trở nên cứng chắc và không còn phát triển nên khi mọc răng nướu bị giãn ra khiến sưng đau nhiều hơn.

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới

Hàm cử động khó khăn

Răng khôn khi mọc lên, sẽ có cảm giác hàm trở nên cứng, nặng nề, khó khăn trong cử động cơ miệng hoặc nói cười, ăn nhai, há miệng,…

Sốt, nhức đầu 

Thường gặp khi răng bắt đầu mọc. Nguyên nhân gây sốt là do lúc mọc răng khôn nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với bình thường. Răng khôn có liên quan đến dây thần kinh nên khi mọc nhất là răng mọc lệch sẽ chèn ép dẫn đến đau nửa đầu bên mọc răng. 

Chán ăn, ăn không ngon miệng

Khi mọc răng khôn, sẽ cảm giác đau khi nuốt nước bọt, không há được miệng. Cùng với đó là các cơn đau nhức răng, mệt mỏi, sốt làm ăn không ngon và không muốn ăn. 

Hơi thở có mùi hôi

Răng khôn trồi lên sẽ khiến vùng nướu bị tổn thương. Đồng thời, vi khuẩn và mảng bám thức ăn tích tụ, răng khôn ở vị trí khó vệ sinh dẫn đến tình trạng hôi miệng. 

Cần làm gì khi mọc răng khôn hàm dưới

Răng khôn khi mọc lên không chỉ gây đau nhức kéo dài mà còn gây nhiều cảm giác khó chịu. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên, mọi người nên: 

Kiểm tra răng

Răng khôn nằm khuất bên trong nên khó quan sát, nhất là các răng mọc lệch, mọc ngầm. Chính vì thế, khi xuất hiện dấu hiệu bất thường nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể và định hướng điều trị phù hợp.

Nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xem xét tình trạng răng. Và bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để khắc phục cảm giác đau nhức, trả lại chức năng ăn nhai, cũng như bảo vệ các răng khác.

Cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới
Cần làm gì khi phát hiện có dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới

Vệ sinh răng miệng tốt hơn

Khi đau nhức, mọi người nên súc nước muối để sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng. Khi tình trạng giảm đau nhức, vẫn đánh răng đúng quy định, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn và mảng bám,…

Chế độ ăn uống hợp lý

Khi có dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới để giảm đau nhức nên bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, nhất là bổ sung rau xanh, trái cây để cơ thể được cung cấp vitamin, khoáng chất giúp tăng đề kháng cơ thể, chống lại quá trình viêm nhiễm. 

Hạn chế ăn thức ăn quá cứng, quá dai khi mọc răng khôn vì không chỉ đau nhức nhiều hơn mà còn còn dễ giắt vào răng khó vệ sinh. Từ đó, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, sâu răng. 

Hạn chế ăn thực phẩm có nhiệt độ cao, tính cay nóng như lẩu, canh, cháo hoặc các thực phẩm lạnh khi mọc răng khôn. 

Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không?

Răng khôn gây nhiều phiền phức cho mọi người khi mọc lên. Tuy nhiên, mọi người lại mang tâm lý e ngại và lo lắng vì nhổ răng khôn nguy hiểm. Thực tế, điều mọi người lo lắng là hoàn toàn có cơ sở vì chân răng khôn có nhiều dây thần kinh đi qua. 

Thông thường, răng khôn mọc thẳng không gây ảnh hưởng, xâm lấn, thì bác sĩ sẽ khuyên giữ răng khôn. Còn nếu các răng mọc lệch, mọc xiên, mọc ngầm, mọc đam vào răng số 7, đâm vào má,… bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. 

Việc nhổ bỏ giúp khắc phục tình trạng đau cũng như bảo vệ các răng còn lại không bị ảnh hưởng. Thế nhưng, nhổ răng khôn phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ cũng như chất lượng nha khoa, phòng khám, và trang thiết bị máy móc. 

Có nên nhổ răng khôn hàm dưới hay không?
Có nên nhổ răng khôn hàm dưới hay không?

Nếu bác sĩ tay nghề kém, không đúng kỹ thuật sẽ làm tổn thương các răng lân cận cũng như để lại biến chứng cao. Đồng thời, nhổ răng tại nha khoa không đảm bảo chất lượng, phòng khám, dụng cụ không được khử khuẩn, vô trùng kỹ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo, nhiễm trùng, rất nguy hiểm. 

Những thông tin trong bài viết, giúp mọi người nắm được thông tin để nhận biết dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới. Từ đó, giúp mọi người có cách xử lý kịp thời khi mọc răng khôn để giảm đau nhức cũng như các biến chứng sớm nhất có thể. Vì nếu để răng khôn xuất hiện biến chứng về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ với sức khỏe răng miệng mà còn sức khỏe tổng thể. Để biết chính xác về thông tin, tình trạng, hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay nhé. 

 

Trả lời

chat zalo
messenger