Nguyên nhân rối loạn tiền đình – Cách giảm triệu chứng

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh gây nên nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh rất nhiều. Việc tìm hiểu về bệnh cũng như nguyên nhân rối loạn tiền đình sẽ giúp mọi người hiểu hơn bệnh này mà có cách thuyên giảm, phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Tìm hiểu về rối loạn tiền đình 

Cơ quan tiền đình là một trong những cơ quan tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể. Tiền đình thuộc hệ thần kinh, với vị trí sau 2 bên ốc tai. Tiền đình có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, điệu bộ, phối hợp cử động đều, mắt và thân mình. Khi cơ thể thực hiện bất kỳ động tác nào thì tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo để giúp cơ thể được thăng bằng. 

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của cơ quan tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Điều này do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương. Hơn nữa, đôi khi cũng do các tổn thương ở khu vực tai trong và não gây nên. 

Tìm hiểu về rối loạn tiền đình 
Tìm hiểu về rối loạn tiền đình

Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ mất đi khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Lúc này, cơ thể loạng choạng, dễ bị té ngã. Đi kèm với mất thăng bằng là chóng mặt, quay cuồng, ù tai, nôn, buồn nôn,… Các triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và khả năng làm việc của người bệnh. 

Có 2 loại rối loạn tiền đình:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: đây là tình trạng gây ra do sự tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình hoặc có bệnh lý tắc mạch máu vùng sau cổ. Lúc này, người bệnh thường bị chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế nhưng vẫn khá tỉnh táo khi di chuyển. 
  • Rối loạn tiền đình trung ương: đây là hội chứng do nhân tiền đình, đường dây liên hệ của nhân tiền đình, tiểu não và thân não tổn thương. Người bệnh khi mắc loại này thường bị sa sầm mặt mày, chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế nên khó di chuyển và đi lại. 

Nguyên nhân rối loạn tiền đình 

Từ trước đến nay, nguyên nhân rối loạn tiền đình vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân rối loạn tiền đình đến từ:

  • Nhiễm khuẩn hoặc virus ở tai 
  • Rối loạn tuần hoàn máu tác động đến não hay tai 
  • Chấn thương ở đầu gây tổn thương cơ quan tiền đình tiểu não 

Ngoài ra, sau đây cũng là một số yếu tố nguyên nhân rối loạn tiền đình góp phần gia tăng bệnh:  

  • Tuổi tác: người lớn tuổi dễ mất cảm giác mất thăng bằng, thường xuyên đau đầu , chóng mặt nhiều hơn 
  • Tiền sử bị chóng mặt: những người từng có tiền sử chóng mặt thì có nhiều khả năng sau này sẽ mắc phải. 
  • Do dùng nhiều thuốc giảm đau trong thời gian kéo dài
  • Do thói quen, môi trường sống: stress, nhiều tiếng ồn, kém dinh dưỡng, ít vận động,… 
Nguyên nhân rối loạn tiền đình 
Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Biểu hiện của rối loạn tiền đình 

Rối loạn tiền đình có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với một số tình trạng hay bệnh lý khác do đó nhiều người không phát hiện bệnh. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình của rối loạn tiền đình, việc nhận biết sớm dấu hiệu giúp mọi người có cách điều trị và chăm sóc cơ thể hiệu quả, tốt hơn hơn:

  • Chóng mặt: người bệnh có cảm giác chao đảo, quay cuồng, khó khăn trong việc đi lại, đứng lên ngồi xuống. 
  • Mất thăng bằng: người bệnh cảm thấy chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, cảm giác luôn lân lân và khó di chuyển. Nhiều lúc muốn di chuyển phải bám được vào vật hay người khác. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do sự tắc nghẽn tiểu não, toàn bộ tiền đình, mắt và ngoại tháp. 
  • Mất ngủ, có vấn đề về tâm lý, nhận thức: người mắc rối loạn tiền đình luôn cảm thấy lo lắng, khó tập trung, giảm khả năng chú ý và ghi nhớ. Đầu óc của người bệnh luôn ở trạng thái mơ hồ, hay bị mất tập trung. 
Biểu hiện của rối loạn tiền đình 
Biểu hiện của rối loạn tiền đình

Bên cạnh đó, khi mắc rối loạn tiền đình, người bệnh còn gặp phải các tình trạng như giảm thị lực, hoa mắt, ù tai, nôn, buồn nôn, chỉ số huyết áp tăng/ giảm, đánh trống ngực, hồi hộp,… Ngoài ra, một số bệnh nhân còn bị tê chân tay, đau đầu dữ dội,.. 

Cách giảm triệu chứng rối loạn tiền đình 

Khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu kể trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh việc dùng thuốc, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, để giảm triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh còn cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn:

  • Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc khi đang di chuyển bằng ô tô, xe bus, tàu lửa. Khi xuất hiện triệu chứng chóng mặt, cần nằm xuống và hít thở đều, có thể nhắm mắt lại để giảm kích thích của ánh sáng. 
  • Mang kính mát và đội mũ nếu tình trạng rối loạn tiền đình của người bệnh xuất phát từ nguyên nhân nhạy cảm với ánh sáng. 
  • Tránh đi máy bay nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hay tai bị tắc nghẽn. Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn. 
  • Tránh ra ngoài trời nắng mà không có vật che chắn. 
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể thao, rèn luyện cơ thể để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, tăng tuần hoàn máu não. Tuy nhiên, thận trọng các bài tập quá sức, các tác động vùng đầu cổ. 
  • Tránh căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ. Nên phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ quả để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, hạn chế mỡ động vật. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày, mỗi ngày ít nhất 1,5-2 lít nước để cơ thể trao đổi chất, tuần hoàn tốt hơn. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá
  • Tránh thức khuya 
  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và sức khỏe. Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa các bệnh lý nặng như u não, tai biến mạch máu não,… 
Thăm khám bác sĩ -Cách giảm triệu chứng rối loạn tiền đình 
Thăm khám bác sĩ -Cách giảm triệu chứng rối loạn tiền đình

Mong rằng với những thông tin về nguyên nhân rối loạn tiền đình trong bài viết giúp mọi người hiểu hơn về bệnh này. Từ đó, biết cách chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt, nên thay đổi lối sống, dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, chống lại các tác nhận gây bệnh. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger