Thời điểm sau khi say xỉn là nỗi kinh hoàng của nhiều người. Một số người sau khi say rượu sẽ rơi vào trạng thái nôn mửa, thần trí không được tỉnh táo, chóng mặt,… Những lúc thế này, các loại thực phẩm, đồ uống có công dụng giải rượu sẽ thật sự rất cần thiết. Vậy cách giải rượu sau khi ngủ dậy là gì? Hãy cùng My Auris tìm hiểu qua một số thông tin cần thiết sau. Đồng thời, giải đáp đến bạn một số thắc mắc.
Mục Lục
Lý do nên biết cách giải rượu sau khi ngủ dậy
Những cơn say kéo dài có thể diễn ra trong nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày sau khi uống. Di chứng của những cơn say còn phụ thuộc vào lượng rượu bia bạn tiêu thụ, tình trạng dinh dưỡng, giới tính và tình trạng gan của bạn.
Với người uống bia rượu, chức năng đào thải độc tố trong cơ thể bị hoạt động quá mức. Dẫn đến việc không thể loại bỏ hoàn toàn các độc tố do rượu bia gây ra. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như xơ gan, viêm gan, bệnh lý về tim, thần kinh, thậm chí là ung thư không thể cứu chữa.
Hầu hết các di chứng say xỉn kết thúc trong 24 giờ. Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch uống bia. Hãy nhớ uống có trách nhiệm, nếu không bạn sẽ không thể tránh được các biến chứng không mong muốn đến sức khỏe.
Một số cách giải rượu hiệu quả cần biết
Dưới đây sẽ là thông tin của một số cách giải rượu sau khi ngủ dậy mà bạn cần nắm. Áp dụng nhanh để cải thiện tình trạng khó chịu được tốt nhất.
Nước chanh, hoặc cam, đường và muối
Công thức pha nước cam hoặc chanh, muối và đường được coi là giải pháp giúp giảm cảm giác nôn nao, khó chịu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cách giải rượu tại nhà không nên áp dụng đối với người đang gặp vấn đề liên quan đến dạ dày, ruột.
Để chuẩn bị, bạn nên dùng một lượng tương đương nhau của cam hoặc chanh, đường và muối. Tiếp đến thêm ít nước ấm, khuấy đều các thành phần trong nước và uống trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng hôm sau.
Giải rượu với trà gừng
Gừng là một trong các nguyên liệu hỗ trợ tiêu hóa rượu bia nhanh chóng. Bạn nên cắt vài lát gừng bỏ vào cốc nước ấm, để ngâm trong 10 phút. Sau đó, bạn có thể thêm ít lá bạc hà hoặc ít nước chanh nhằm giúp tăng thêm hương vị.
Bên cạnh đó, cho một ít mật ong vào ly trà sau đó khuấy đều để dễ uống hơn. Nước từ gừng sẽ hỗ trợ tiêu hóa thức uống có cồn. Đồng thời còn giúp xua tan cảm giác khó chịu, nôn nao khi đã uống quá nhiều rượu, bia.
Ăn cháo loãng nóng
Người say rượu sau khi tỉnh dậy thường có cảm giác rất mệt mỏi, chán ăn. Nếu bỏ ăn sẽ gặp tình trạng say rượu hạ đường huyết khá nguy hiểm. Những đồ ăn cứng, thông thường rất khó tiêu nên một bát cháo loãng nóng chính là cách giải rượu sau khi ngủ dậy hợp lý.
Cháo loãng cung cấp năng lượng, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nếu thêm một ít muối sẽ có tác dụng bù nước, bù điện giải giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Cháo loãng cũng rất dễ tiêu, nó còn giúp giảm tình trạng cồn ruột, đau dạ dày. Bạn có thể thêm tía tô vào cháo nóng để giúp cơ thể tăng cường bài tiết mồ hôi, đào thải các độc tố được tốt nhất.
Ăn trái cây giải rượu
Ăn trái cây là cách giải rượu sau khi bạn ngủ dậy dễ áp dụng và tiện lợi. Các loại trái cây mọng nước, giàu hàm lượng vitamin C như bưởi, cam,… giúp bổ sung nước, cung cấp các vitamin và khoáng chất. Đồng thời nó còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể. Các loại trái cây khác như chuối cũng có tác dụng cung cấp năng lượng, chất điện giải và duy trì sự tỉnh táo cho cơ thể.
Nước dừa
Uống nước dừa tươi sau khi uống say hoặc vào ngày hôm sau có thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn. Nước dừa cung cấp chất điện giải và giúp bù nước trong cơ thể, hỗ trợ bạn cảm thấy tinh thần minh mẫn, khỏe khoắn hơn sau ngày mệt mỏi do say xỉn.
Nước đậu xanh giải rượu
Có thể giải rượu bằng nước đậu xanh, đây là một cách dân gian mà nhiều người áp dụng. Cụ thể, bạn sử dụng một ít đậu xanh, nước và ít muối. Cho tất cả vào nồi, đun trên lửa nhỏ cho đến khi đậu được nấu chín. Tiếp đến, bạn có thể lọc nước uống hoặc ăn cả đậu, vì trong đậu có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nước đậu xanh sẽ giúp bạn giải độc rượu được nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
Nước ép rau cần
Rau cần có chứa nhiều vitamin B, hỗ trợ phá vỡ những phân tử cồn trong cơ thể nhanh chóng. Để chuẩn bị, bạn có thể lấy một nắm rau cần rửa sạch, xay nhuyễn cùng một ít nước ấm và đường, tiếp đến lọc bỏ xác và chí lấy phần nước cốt.
Bạn nên uống từ từ nước cốt rau cần, nó không chỉ giúp giải rượu mà còn ngăn chặn các triệu chứng đau đầu và chóng mặt sau khi tỉnh dậy do uống rượu.
Lưu ý một số sai lầm khi giải rượu
Có nhiều điều mà mọi người lầm tưởng khi chăm sóc người sau rượu, làm sức khỏe họ giảm sút và thậm chí dẫn đến tình trạng nguy hiểm:
Gây nôn
Gây nôn cho người say nếu không được chú ý sẽ dẫn đến các hậu quả đáng tiếc. Trường hợp sau khi uống rượu vẫn tỉnh táo, có thể nói chuyện bình thường thì có thể gây nôn. Tuy nhiên, với người đã hôn mê, nếu gây nôn sẽ cực kỳ nguy hiểm. Làm vậy khiến người say dễ sặc, chất nôn nhiều sẽ tràn vào phổi gây tình trạng viêm phổi. Bên cạnh đó, ngay sau khi uống rượu cần phải hạn chế ra ngoài. Đặc biệt khi thời tiết lạnh dễ làm giãn mạch máu và hạ thân nhiệt đột ngột.
Lạm dụng các loại sản phẩm bổ gan, giải độc
Không nên cố tìm đến các loại thuốc có khả năng bổ gan để giải rượu. Thuốc giải rượu chỉ có thể bù đắp phần nào số muối, vitamin, đường,… chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn triệu chứng như hôn mê, suy nhược thần kinh do ngộ độc rượu. Khi các biển hiện chóng mặt, đau đầu,… trong nhiều giờ sau khi uống cần đến bệnh viện tiến hành kiểm tra sớm.
Dùng thuốc giảm đau
Triệu chứng phổ biến nhất khi say rượu là đau đầu. Nhiều người có thói quen bổ sung vitamin B1, B6, axit folic…hay các loại thuốc đau đầu trong khi say. Thế nhưng, paracetamol, aspirin và các loại thuốc giảm đau, hạ sốt uống cùng rượu sẽ có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa và tổn thương gan nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin mà My Auris muốn cung cấp đến bạn khi tìm hiểu cách giải rượu sau khi ngủ dậy. Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất bạn nên áp dụng giải rượu ngay khi vừa tỉnh dậy. Đồng thời, hãy chú ý bảo vệ sức khỏe nhiều hơn, hạn chia bia rượu, chất kích thích khi không cần thiết nhé!
Yến Nhi