Đội Ngũ Bác Sĩ
Nha Khoa My Auris
Đã thực hiện hơn 8.000 ca Bọc răng sứ - Implant thành công
Đã xét duyệt!
Mài kẽ răng thường được chỉ định trong một số trường hợp niềng răng để tạo khoảng trống dịch chuyển răng. Vậy kỹ thuật mài kẽ răng có gây hư tổn men răng, ảnh hưởng sức khỏe không? Cùng My Auris tìm hiểu và lưu ý sau khi mài kẽ răng!
Mục Lục
Mài kẽ răng là gì?
Mài kẽ răng là một kỹ thuật phổ biến trong chỉnh nha, giúp hỗ trợ quá trình dịch chuyển răng hiệu quả hơn. Khác với phương pháp mài răng bọc sứ – vốn yêu cầu mài bề mặt răng, thì mài kẽ răng chỉ tác động nhẹ lên hai bên răng, nhằm tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích đối với những trường hợp răng to, giúp răng trở nên thon gọn và hài hòa hơn sau điều chỉnh.
Để đảm bảo an toàn, mài kẽ răng cần tuân thủ tỉ lệ mài đúng nhằm hạn chế xâm lấn, tránh gây tổn thương tủy hoặc cảm giác ê buốt. Do đó, kỹ thuật này phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, vì nếu thao tác không chuẩn xác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng và gây hại đến sức khỏe răng miệng tổng thể.
Việc hiểu rõ về mài kẽ răng giúp Anh – Chị chủ động hơn khi chỉnh nha, đồng thời lựa chọn được phương pháp phù hợp và an toàn nhất cho nụ cười khỏe đẹp.

Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không?
Mài răng là kỹ thuật hỗ trợ hiệu quả trong quá trình niềng răng, giúp tạo khoảng trống để răng dịch chuyển, từ đó nâng cao tính thẩm mỹ. Mài răng khi niềng có ảnh hưởng gì không? Nếu tuân thủ đúng tỉ lệ, kỹ thuật mài kẽ răng sẽ không gây tổn hại đến răng thật hay ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo chuyên môn hoặc chất lượng dịch vụ kém, việc mài kẽ răng sai cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Mài răng quá nhiều dễ xâm lấn tủy răng
Một trong những ảnh hưởng mài kẽ răng nghiêm trọng nhất là tình trạng xâm lấn tủy răng. Khi bác sĩ thực hiện mài răng quá nhiều, không đúng kỹ thuật, có thể gây viêm tủy, viêm lợi, và đau nhức kéo dài gây tổn thương nặng nề cho sức khỏe răng miệng.
Gây cảm giác ê buốt kéo dài
Mài quá sâu sẽ khiến khách hàng thường xuyên cảm thấy đau nhức và ê buốt kéo dài. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Làm thay đổi cấu trúc men răng và khuôn mặt
Ảnh hưởng mài kẽ răng còn có thể biểu hiện qua việc cấu trúc men răng bị thay đổi. Dù mục tiêu là tạo khoảng trống răng dịch chuyển, nếu thực hiện không đúng cách, kỹ thuật mài kẽ răng có thể làm thay đổi khuôn răng, từ đó dẫn đến thay đổi khuôn mặt, mất đi sự hài hòa tự nhiên ban đầu.
Mài kẽ răng có tác dụng gì?
Mài kẽ răng là một kỹ thuật nha khoa tuy còn khá mới mẻ với nhiều người, nhưng nếu được thực hiện đúng quy trình, phương pháp này lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Dưới đây là những tác dụng mài kẽ răng không nên bỏ qua:
Tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển dễ dàng, từ đó hỗ trợ quá trình niềng răng suôn sẻ và mang lại hàm răng đều đặn hơn.
Với những trường hợp răng to cần niềng, mài kẽ giúp răng trông nhỏ nhắn, phù hợp với khuôn mặt, nâng cao tính thẩm mỹ tổng thể.
Góp phần loại bỏ mảng bám và đốm đen tích tụ ở kẽ răng, những vị trí khó làm sạch bằng chải răng thông thường hay tẩy trắng răng thông thường.

Tỉ lệ mài kẽ răng chuẩn theo từng vị trí răng
Tỉ lệ mài kẽ răng chuẩn sẽ được bác sĩ xác định dựa trên tình trạng răng cụ thể và phác đồ điều trị phù hợp với từng khách hàng. Dưới đây là một số tỉ lệ mài kẽ răng mẫu thường được áp dụng cho các vị trí răng khác nhau:
Đối với răng cửa và răng nanh, tỉ lệ mài răng tối đa thường như sau:
- Cổ răng: từ 0.6 mm – 0.8 mm
- Thân răng: từ 1 mm – 1.3 mm
- Cạnh rìa cắn: từ 1.2 mm – 1.6 mm
Đối với răng hàm, tỉ lệ mài răng tối đa được áp dụng như sau:
- Cổ răng: từ 0.6 mm – 0.8 mm
- Thân răng: từ 1.3 mm – 1.6 mm
- Cạnh rìa cắn: từ 1.4 mm – 1.8 mm

Những lưu ý sau khi mài kẽ răng
Sau khi mài kẽ răng, các kẽ hở răng mới tạo ra có thể khiến thức ăn dễ mắc vào kẽ răng, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và sâu răng nếu không chăm sóc đúng cách. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, Anh – Chị cần tuân thủ những lưu ý sau mài kẽ răng dưới đây:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng, tăm nước và bàn chải đánh răng mỗi ngày để loại bỏ mảng bám hiệu quả.
Súc miệng đúng cách: Sau mỗi bữa ăn, nên dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, ngăn vi khuẩn tích tụ trong kẽ hở răng.
Chườm đá lạnh nếu ê buốt: Dùng khăn mỏng bọc đá lạnh và chườm nhẹ quanh vùng miệng từ 5 – 10 phút để cải thiện tình trạng ê buốt răng sau khi mài.
Ăn uống nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa: Chỉ nên dùng các loại đồ ăn mềm, mịn, dễ nhai nuốt như cháo, súp, bún, phở trong vòng 2 – 3 ngày đầu để không gây áp lực lên vùng răng mới mài.
Hạn chế đồ ăn, thức uống gây hại: Tránh uống nước đá, nước có ga vì làm men răng yếu, dễ gây ê buốt răng. Không nên dùng đồ ăn quá lạnh, quá nóng, quá dai hoặc quá cứng để tránh làm tổn thương răng.
Việc mài kẽ răng là một phương pháp làm đẹp răng cần được thực hiện cẩn thận. Trước khi quyết định, Anh – Chị nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về tình trạng răng và phương pháp phù hợp.