Đội Ngũ Bác Sĩ
Nha Khoa My Auris
Đã thực hiện hơn 8.000 ca Bọc răng sứ - Implant thành công
Đã xét duyệt!
Mài răng đau không là thắc mắc phổ biến khi thực hiện các phương pháp điều trị nha khoa liên quan đến thẩm mỹ. Vậy mài răng bọc sứ có đau không? Cùng My Auris tìm hiểu!
Mục Lục
Mài răng là gì?
Mài răng là kỹ thuật nha khoa dùng máy mài làm răng nhỏ lại theo tỷ lệ nhất định, mài bớt men răng rồi bọc mão sứ lên để bảo vệ răng hiệu quả, an toàn.

Khi nào nên mài răng?
Mài cùi răng là kỹ thuật nha khoa được chỉ định trong nhiều trường hợp nhằm điều chỉnh hình dáng răng theo tỷ lệ chuẩn và bảo vệ răng thật. Dưới đây là các tình huống phổ biến cần thực hiện:

Bọc răng sứ thẩm mỹ
Với các trường hợp răng thưa, răng xô lệch, răng gãy, răng nứt, răng vỡ, răng tối màu hoặc răng bị sâu nặng gây viêm tủy, bác sĩ sẽ mài nhỏ răng theo tỷ lệ phù hợp để phục hình bằng sứ, vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa bảo vệ răng thật khỏi tác động bên ngoài.

Dán sứ Veneer
Kỹ thuật dán sứ Veneer thường áp dụng với răng thưa, răng bị nứt, răng tối màu hay răng có hình dáng không đều. Khác với bọc sứ, phương pháp này chỉ mài lớp rất mỏng ở mặt ngoài hoặc không cần mài, giúp bảo tồn mô răng gốc tối đa mà vẫn đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Cải thiện hình dáng răng mất cân đối
Khi răng có hình dáng không đều như răng quá dài, răng bị nứt dọc, răng xô lệch, việc mài răng giúp cân chỉnh lại cấu trúc, mang lại sự hài hòa cho hàm răng. Tuy nhiên, với mài răng không bọc sứ, cần đảm bảo tỷ lệ mài nhất định để tránh tác động đến tủy răng và và duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
Làm cầu răng sứ
Trong trường hợp phục hình răng cố định bằng cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ hai răng trụ bên cạnh để tạo khoảng gắn chụp mão răng sứ, từ đó nâng đỡ răng mất ở giữa. Phương pháp này giúp khôi phục hình dáng thân răng đã mất một cách tự nhiên và chắc chắn.
Khi nào không nên mài răng?
Việc mài răng tuy có thể cải thiện thẩm mỹ và hỗ trợ một số kỹ thuật nha khoa, nhưng không nên mài răng trong các trường hợp sau vì nguy cơ gây tổn thương răng và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng:
Răng bị yếu: Nếu mài răng trong tình trạng răng bị yếu, khả năng cao sẽ dẫn đến gãy răng thật, thậm chí gây tổn thương nướu và làm giảm tuổi thọ răng tự nhiên.
Răng bị hô nặng, móm nặng, lệch lạc nặng: Những trường hợp này thường đòi hỏi phải mài răng tỷ lệ lớn. Nếu mài không chuẩn, rất dễ khiến cấu trúc răng thật bị hư hỏng, dẫn đến gãy vỡ răng hoặc mất răng vĩnh viễn.
Mài răng có đau không?
Cô Chú – Anh Chị hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện mài răng, vì kỹ thuật này không gây đau nhức, ê buốt hay cảm giác khó chịu như nhiều người vẫn nghĩ.
Gây tê tại chỗ là bước bắt buộc trước khi mài. Bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc tê vừa đủ để đảm bảo Cô Chú – Anh Chị không cảm nhận bất kỳ đau nhức nào trong suốt quá trình thực hiện.
Ngoài ra, nha khoa hiện nay sử dụng thiết bị mài hiện đại với tốc độ mài nhanh và độ chính xác cao, giúp hạn chế xâm lấn, tránh tổn thương răng và tổn thương nướu. Nhờ đó, quá trình thực hiện nhanh chóng hơn và cảm giác ê buốt cũng được giảm thiểu đáng kể so với máy mài trước đây.
Tuy nhiên, do cần phải mở to miệng trong một khoảng thời gian nhất định, Cô Chú – Anh Chị có thể cảm thấy mỏi miệng. Nếu cảm thấy không thoải mái, Cô Chú – Anh Chị hoàn toàn có thể ra hiệu để bác sĩ nghỉ tay trong 5 – 10 phút, giúp thư giãn cơ hàm.

Mài răng sứ có đau không?
Nhiều người khi nghe đến mài răng sứ thường lo lắng rằng quá trình này sẽ gây đau hoặc ê răng. Tuy nhiên, nhờ công nghệ tân tiến và phương pháp mài răng đúng chuẩn, cảm giác khó chịu gần như không xảy ra.
Cụ thể, trước khi mài răng bọc sứ, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ bằng lượng thuốc tê vừa đủ, giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu trong suốt quy trình. Đồng thời, nhờ sử dụng thiết bị mài răng hiện đại với tốc độ mài nhanh và độ chính xác cao, quy trình diễn ra nhanh chóng, không xâm lấn, không tổn thương nướu, hạn chế ê buốt tối đa so với các thiết bị cũ.
Dù đau khi mài răng hay ê răng hiếm khi xảy ra, nhưng khách hàng có thể cảm thấy mỏi miệng do phải há miệng lâu. Trong trường hợp này, Cô Chú – Anh Chị nên ra hiệu để được nghỉ ngơi khi mài răng từ 5–10 phút.
Về mặt chuyên môn, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, mài răng sứ hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe răng, tuổi thọ răng hay chức năng ăn nhai. Bác sĩ chỉ mài một lớp mỏng men răng từ 0,5 – 1,5mm nhằm tái tạo cùi răng làm trụ nâng đỡ cho mão răng sứ mới. Mão sứ này đóng vai trò bảo vệ cùi răng thật khỏi các tác động bên ngoài.
Trường hợp khách hàng có răng sâu nặng lan vào tủy, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy trước khi mài, giúp bảo toàn tuổi thọ lâu dài của răng sau phục hình.
Mài răng có ảnh hưởng gì không?
Mài răng bọc sứ có thể gây đau nếu gặp các trường hợp sau:
Bác sĩ tay nghề kém, mài quá sâu làm tổn thương ngà răng, ảnh hưởng đến tủy răng gây ê buốt hoặc đau nhức kéo dài. Vì vậy, cần ưu tiên nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên môn giỏi và thiết bị hiện đại.
Trang thiết bị lỗi thời, sử dụng máy mài răng kém chất lượng, khiến độ ma sát cao giữa mũi khoan và mô răng, dễ ảnh hưởng đến tủy gây đau đớn.
Để tránh ảnh hưởng mài răng không mong muốn, hãy lựa chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao, sử dụng trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn.
Những lưu ý quan trọng khi mài răng bọc sứ để tránh ê buốt kéo dài
Việc mài răng bọc sứ nếu không thực hiện đúng cách có thể dẫn đến biến chứng ê buốt răng và đau nhức kéo dài. Vì vậy, trước khi thực hiện, bệnh nhân cần ghi nhớ những điều sau:
Không tự ý quyết định bọc răng sứ. Người có cơ địa răng nhạy cảm dễ bị răng yếu và ê buốt nếu mài không đúng kỹ thuật. Do đó, hãy tham khảo tư vấn bác sĩ và chỉ tiến hành khi được bác sĩ có chuyên môn đánh giá kỹ lưỡng.
Ưu tiên lựa chọn nha khoa uy tín, nha khoa chất lượng, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả phục hình.
Sau khi mài răng, cần duy trì chế độ ăn uống khoa học. Hạn chế đồ cứng, đồ dai, đồ lạnh, đồ chua, đồ cay để tránh kích ứng răng. Thay vào đó, nên bổ sung thực phẩm như rau xanh, trái cây, cá, trứng, sữa chua để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng sứ và phát hiện sớm các vấn đề phát sinh.
Với việc hiểu rõ nguyên nhân ê buốt và tuân thủ đúng cách giảm ê buốt, người bệnh sẽ có cơ hội sở hữu hàm răng sứ chắc khỏe và bền đẹp lâu dài. Hãy luôn quan tâm chăm sóc răng miệng và chọn đúng nha khoa ngay từ đầu để an tâm trong suốt quá trình điều trị.