Mài cùi răng có đau hay ảnh hưởng gì không?

mài cùi răng có đau hay ảnh hưởng gì không?

Mài cùi răng là một bước trong quá trình bọc răng sứ. Đây là kỹ thuật khó, yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ của bác sĩ thực hiện vì sẽ gây xâm lấn đến tủy răng, dễ làm chết tủy. Vậy, mài răng nên áp dụng trong trường hợp nào, quy trình mài như thế nào? Có đau không? Cần đảm bảo những yêu cầu gì? Và hết bao nhiêu tiền? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mài cùi răng là gì?

Mài cùi răng là mài nhỏ đi phần răng thật, theo tỷ lệ phù hợp với răng gốc để tạo trụ, rồi lắp mão sứ lên sao cho mão răng và cùi trụ sát khít với nhau, tạo ra một chiếc răng sứ mới, có độ thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như răng thật.

Mài răng là gì?
Mài răng là gì?

Kỹ thuật mài cùi răng phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng dụng cụ chuyên khoa để thực hiện, thao tác cần tỉ mỉ, thật cẩn thận, vừa đảm bảo loại bỏ những tổn thương trên thân răng, nướu, mô mềm… vừa giúp cùi răng đẹp và thuận tiện hơn khi bọc sứ cho răng.

2. Mài răng áp dụng trong những trường hợp nào?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định mài cùi răng đối với những trường hợp sau đây: răng bị hô, vẩu, răng có độ dài, nhọn chênh lệch không đều, răng khểnh,…

Vì mài cùi răng sẽ gây xâm lấn tới răng thật, một phần men răng bị mòn, làm mất phần men răng bên ngoài thân răng. Do đó, nếu mài răng không đúng tỉ lệ sẽ gây đau, buốt mỗi khi bị kích thích bởi đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Vì thế, những khách hàng răng vẩu hay răng có kích cỡ quá to thì không nên mài răng để ngà răng và men răng được bảo vệ.

Nếu có nhu cầu bọc răng sứ thì chắc chắn phải mài răng để tạo cùi răng khớp với mão răng.

Mài cùi răng còn nhằm mục đích giúp răng sứ chắc khỏe như răng thật để đảm nhận chức năng ăn nhai như bình thường.

Mài răng là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện theo thứ tự, chuẩn xác… tránh xâm lấn tới răng thật và các mô mềm, nướu xung quanh vị trí răng cần điều trị.

3. Quy trình mài răng

Có nhiều phương pháp, kỹ thuật mài khác nhau. Để tạo mẫu mài cùi răng đẹp, bác sĩ thường thực hiện qua những bước sau:

  • Dùng lưỡi dao nha khoa để cắt kẽ giữa các răng cần mài

  • Dùng máy để cắt vạch những đường ngang trên cùi răng với mục đích xác định độ dày khi mài răng.

  • Mài răng theo thứ tự: mặt nhai trước, sau đó đến mặt ngoài, mặt bên và mặt trong theo tỷ lệ đã xác định.

  • Dùng mũi khoan mài cùi răng để tạo đường hoàn tất.

  • Chỉnh sửa các thành cạnh và bo tròn các góc của cùi răng.

Quy trình mài răng
Quy trình mài răng

4. Yêu cầu khi mài răng

Khi mài răng, cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:

  • Không xâm lấn quá nhiều đến răng thật, mài không vượt quá 2mm, tùy vào loại răng và phương pháp làm răng sứ.
  • Nếu mài răng quá nhiều sẽ bị ê buốt, dễ làm hỏng, gãy răng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây tổn thương tủy răng.
  • Đảm bảo chuẩn khớp cắn khi lắp răng sứ và tạo độ cứng khi phục hình.
  • Cần đảm bảo về diện tích bề mặt nhai, chiều dài của thân răng.
  • Cùi răng thật sau khi mài phải cứng để không bị uốn cong và gãy vỡ.
  • Thông thường, mão răng sứ kim loại sẽ phải mài nhiều hơn răng sứ toàn sứ (khoảng 0,2mm) vì mão sứ kim loại có cấu tạo dày hơn.
  • Đường hoàn tất (đường giao nhau giữa cùi răng thật và mão răng sứ) là đường gờ lên kết nối với mão sứ và cách nướu răng khoảng 5mm cần đảm bảo 3 yếu tố: độ dày, vị trí và trạng thái.
  • Trong quá trình mài cùi răng, tuyệt đối không được xâm lấn tới các mô nha chu xung quanh như: lợi, dây thần kinh, mạch máu… để hạn chế ảnh hưởng đến răng bên cạnh.

5. Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không?

Việc mài răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay không sẽ phụ thuộc vào trình độ và kỹ thuật của bác sĩ. Vì nếu mài không đúng kỹ thuật sẽ gây tổn thương răng, viêm tủy, răng sớm bị rụng hoặc lung lay…

Trên thực tế, có những bác sĩ vẫn chỉ định bọc răng sứ cho những bệnh nhân bị hô, móm…nặng. Dẫn đến hậu quả phải mài đi quá nhiều răng thật, dẫn đến tổn thương nặng nề cho hàm răng.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc khi bọc răng sứ, trước khi thực hiện, bạn nên đến Nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn và tay nghề tốt mài răng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật vì nếu được tính toán mài răng theo tỷ lệ hợp lý và thực hiện mài đúng kỹ thuật thì thủ thuật mài răng bọc sứ sẽ không gây tác hại cho răng.

6. Mài răng có đau không?

Vì là thao tác trực tiếp tác động lên men răng, nên khi mài răng bọc sứ, bạn sẽ thấy cảm giác khó chịu khi mài răng. Tuy nhiên, trước khi mài răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để quá trình mài răng diễn ra thoải mái hơn.

7. Mài răng hết bao nhiêu tiền?

Mài răng bọc sứ hết bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng và mức độ mài cùi nhiều hay ít mà giá mài răng sẽ có sự khác nhau.

Trường hợp răng cửa bị hô nhiều, kích thước lớn… thì chi phí mài răng cửa bọc sứ sẽ cao hơn so với các trường hợp khác.

Nếu mài răng nhưng không có biện pháp bảo vệ sẽ làm răng dễ bị tổn thương nên khi mài răng, bạn nên kết hợp việc bọc sứ để bảo vệ răng. Vì thế, giá mài răng bao nhiêu còn phụ thuộc vào số lượng và loại mão sứ mà bạn lựa chọn. Tại các phòng nha, chi phí mài răng sẽ được tính chung với răng sứ phục hình.

8. Bọc răng sứ không cần mài

Trước đây, với kỹ thuật bọc răng sứ truyền thống răng thật buộc sẽ phải mài nhỏ để lắp mão sứ, nhưng không vượt quá 2mm. Thế nhưng, nếu thực hiện không đúng sẽ xâm phạm vào mô răng bên trong, gây tổn thương, đau nhức và tổn hại đến tuổi thọ của cùi răng thật. Vì thế, kỹ thuật bọc sứ không mài nhỏ ra đời (chỉ phải mài 0,5 mm – 0,8 mm) đã giúp khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm trên. Với tỷ lệ mài răng này sẽ không gây bất kỳ xâm lấn nào, bạn có thể sở hữu hàm răng đều màu, hài hòa mà không cần phải mài răng quá nhiều.

Mài răng không cần mài
Mài răng không cần mài

Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao và an toàn trong quá trình mài cùi răng phục hình răng sứ, bạn nên tìm đến một trung tâm, phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng để được khám, tư vấn và mài cùi răng chính xác, phù hợp với tình trạng răng và mong muốn của mình nhé!

Để lại một bình luận

chat zalo
messenger