Làm cùi giả răng sứ là giai đoạn được thực hiện trước khi phục hồi những răng trước đây đã điều trị nội nha, bị mất nhiều mô răng do sâu răng hoặc chấn thương để làm răng sứ.
Vậy cùi giả là gì? cùi giả được sử dụng trong trường hợp nào? ưu nhược điểm ra sao? có nên gắn cùi giả không?
Mục Lục
1. Cùi răng giả là gì?
Cùi răng giả (là một dạng mô phỏng lại trụ răng, gắn vào răng trước khi bọc sứ) để thay thế cùi răng thật với mục đích làm răng chắc chắn hơn, tăng tuổi thọ và khả năng lưu giữ răng sứ.
Vì điều kiện để bọc răng sứ là chân răng phải chắc chắn, không bị gãy vỡ, các mô răng cần khỏe mạnh, để giữa răng tốt. Trường hợp trụ răng bị mẻ hoặc vỡ, bề mặt tiếp xúc với mão sứ không đủ, thì bắt buộc phải làm cùi răng giả
2. Các loại cùi răng giả – cùi răng giả được sử dụng trong trường hợp nào?
Hiện nay, có 2 dạng cùi giả: cùi giả bằng kim loại và cùi giả toàn sứ. Mỗi loại cùi giả sẽ có những ưu nhược điểm riêng.
-
Cùi giả kim loại:
Trường hợp răng bị mất quá nhiều, phần thân răng còn lại không đủ dài để cố định răng sứ, bác sĩ sẽ gắn thêm cùi giả để kéo dài thân răng
Cùi giả kim loại có cấu tạo gồm hai lớp: khung sườn được làm từ hợp kim Cr – Cb, Cr – Ni hoặc Titan và vỏ sứ Ceramco III
Có ưu điểm là: Chi phí thấp, Khả năng chịu lực ăn nhai cao, độ cứng chắc gấp 1 đến 2 lần răng thật, màu sắc tương đối giống với răng thật, tuổi thọ trung bình khoảng 5 đến 10 năm
Tuy có độ cứng chắc cao, nhưng cùi giả kim loại không thẩm mỹ bằng cùi toàn sứ, thường bị đen sau một thời gian sử dụng.
-
Cùi giả toàn sứ:
Cùi giả toàn sứ là dạng mô phỏng trụ răng thật được mài sẵn (bằng sứ nguyên chất) để bọc răng sứ.
Loại cùi này có đặc tính tự nhiên như trụ răng thật, giúp phục hình răng trong trường hợp khách hàng bị gãy vỡ răng lớn.
Cùi giả toàn sứ đang là lựa chọn tối ưu dành cho khách hàng muốn bọc răng sứ thẩm mỹ, mà cấu trúc răng chưa được đảm bảo, có khả năng thích ứng với môi trường khoang miệng rất tốt vì làm từ sứ 100%. Không gây kích ứng, đảm bảo an toàn cho khách hàng sử dụng. Cùi giả toàn sứ có khả năng lưu giữ mão sứ tốt và đạt tính thẩm mỹ rất cao.
Cùi giả được gắn trước khi bọc răng sứ khi:
-
Răng bị mất phần lớn mô răng, cần đặt chốt và tái tạo lại cùi.
-
Răng bị mất phần lớn mô răng, có chỉ định bọc mão răng.
Một số trường hợp không thể áp dụng làm cùi giả là:
-
Răng mất quá lớn, mô răng và chân răng quá yếu
-
Răng bị viêm nha chu, viêm chân răng, viêm xương ổ quanh chân răng. Chân răng lung lay, không chắc chắn.
-
Mô nha chu yếu
3. Ưu – nhược điểm của cùi răng giả
Gắn cùi giả cho răng là giải pháp tiện lợi để phục hình khuyết điểm răng. Chỉ cần phủ mão sứ lên trên cùi, sau đó đóng chặt vào chân răng là bạn đã sở hữu một cấu trúc răng hoàn chỉnh. Ngoài ra, cùi răng giả còn có những ưu điểm sau:
Chi phí phải chăng: giá cùi răng giả chỉ dao động từ 200 ngàn đến 1 triệu/ cùi tùy loại cùi kim loại hay cùi toàn sứ.
Phục hình nhanh chóng, an toàn vì quy trình không quá phức tạp. Chỉ cần tạo cùi, rồi lắp mão sứ lên là đã có răng sứ hoàn chỉnh.
Hạn chế tình trạng tiêu xương vì không phải nhổ răng, ngăn ngừa bệnh lý hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Không xâm lấn hay ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
Nhược điểm của gắn cùi giả so với các phương pháp khác là độ bền thấp, tuổi thọ không cao.
4. Gắn cùi giả có đau không?
Việc gắn cùi giả vào răng có đau không còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề. Kỹ thuật gắn cùi giả sẽ gây đau cho bệnh nhân vì tác động vào tới xương hàm và nướu.
Tuy nhiên, gắn cùi giả có đau không còn tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ và tình trạng răng cụ thể của khách hàng,… mức độ đau sẽ khác nhau vì còn liên quan đến kỹ thuật cắm trụ răng có chuẩn không, mức độ xâm lấn và tách nướu nhiều hay không,…
Tuy nhiên, nếu phải gắn cùi giả thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng, vì hiện nay, mọi kỹ thuật nha khoa đều có sự hỗ trợ thuốc gây tê, giúp quy trình gắn cùi giả diễn ra an toàn và không hề gây đau đớn..
Nếu đang có nhu cầu làm răng sứ và muốn tìm hiểu về phương pháp này, bạn hãy trực tiếp đến phòng khám Nha khoa uy tín để bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn về vấn đề làm cùi giả cho răng. Tránh những biến chứng hay hậu quả về sau.