Làm răng sứ có cần lấy tủy không? Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng hay không. Trong đó, những trường hợp răng sâu, viêm tủy nặng đa phần sẽ được chỉ định lấy tủy để bọc răng sứ. Vì phương pháp bọc răng sứ không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho hàm răng, mà còn đảm bảo cấu trúc cho men răng thật. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu chi tiết về phương pháp bọc răng sứ trong trường hợp lấy tủy trước khi thực hiện qua bài viết dưới đây:
Mục Lục
Làm răng sứ có cần lấy tủy không?
Có phải những trường hợp nào cần phải lấy tủy răng hay không? Yếu tố sẽ được định khi dựa vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Thông thường, những trường hợp lấy tủy chỉ áp dụng khi tủy bị tổn thương nặng, viêm nhiễm do tình trạng sâu răng diễn biến nặng.
Nếu trường hợp tủy răng không được làm sạch để gây đau nhức nghiêm trọng, thậm chí phải nhổ răng. Nếu tủy răng của bạn bình thường, bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ theo đúng quy trình mà không cần xử lý tủy răng.
Những trường hợp làm răng sứ cần lấy tủy răng
Làm răng sứ lấy tủy khi răng bị sâu nặng
Khi răng bị sâu nặng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong tủy răng, khiến tủy răng bị viêm tủy và cấu trúc răng bị phá hủy rất nhiều. Trong trường hợp men răng chưa bị hư hỏng nhiều, các bác sĩ sẽ ưu tiên trám răng trước.
Làm răng sứ lấy tủy khi răng hô, lệch nặng
Trong trường hợp răng hô, khấp khểnh nặng thì việc lấy tủy răng là điều cần thiết. Bởi vì, lúc này độ nghiêng của răng khá lớn, khi làm răng sứ bác sĩ sẽ buộc phải lấy tủy để thực hiện. Vì có thể nguy cơ xâm lấn đến tủy răng. Thế nên, để tránh trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng trước khi bọc sứ.
Những trường hợp làm răng sứ không cần lấy tủy răng
Trong trường hợp khách hàng muốn cải thiện các khuyết điểm về răng như: răng bị thưa, mọc lệch lạc, mẻ vỡ hay xỉn màu,.. Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng và bọc răng sứ và không cần phải lấy tủy răng.
Việc có lấy tủy răng hay không sẽ còn phù thuộc sau khi bác sĩ chỉ định việc thăm khám răng kỹ càng. Hơn thế nữa, các bác sĩ nha khoa sẽ luôn ưu tiên các giải pháp bảo toàn mô răng thật và hạn chế lấy tủy răng.
Phương pháp lấy tủy răng là một quá trình cần phải đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn lẫn kinh nghiệm để có thể thực hiện chuẩn xác. Việc lấy tủy nhanh hay chậm, đặc biệt có an toàn hay không sẽ phụ thuộc vào tay nghề mà bác sĩ mà bạn đã lựa chọn.
Làm răng sứ lấy tủy an toàn tại My Auris
Việc làm răng sứ lấy tủy sẽ được quyết định sau khi bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng cụ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng chính xác, thực hiện nhanh chóng. Đồng thời hạn chế những cảm giác đau nhức cho bệnh nhân.
Quy trình làm răng sứ lấy tủy an toàn tại nha khoa My Auris, gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra răng cụ thể
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định Conebeam 3D để kiểm tra cấu trúc răng, xương và mức độ nhiễm trùng của tủy răng,..
Khi có kết quả, bác sĩ sẽ trực tiếp trao đổi với khách hàng về tình trạng răng, cũng như số lượng răng cần điều trị tủy, chi phí điều trị. Nếu khách hàng đồng ý, bác sĩ sẽ lên kế hoạch và phác đồ điều trị cụ thể.
Bước 2: Gây tê
Việc gây tê sẽ giúp quá trình điều trị tủy trở nên nhẹ nhàng, đặc biệt không cảm thấy đau hay ê buốt trong khi thực hiện.
Bước 3: Đặt đế cao su
Bác sĩ sẽ đặt một miếng đệm cao su để bọc răng sứ để cần điều trị tủy răng. Mục đích đặt đế cao su chính là cách ly răng với nướu và khoang miệng. Đồng thời tránh thuốc chữa tủy rơi vào khoang miệng, đường thở hay đường tiêu hóa.
Bước 4: Thực hiện lấy tủy
Bác sĩ sẽ khoang 1 đường nhỏ trên mặt nhai của răng để thông xuống ống tủy, lấy sạch mô tủy bị nhiễm trùng, bơm rửa ống tủy để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau khi làm sạch tủy, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy bằng vật liệu trám chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập viêm tủy trở lại. Cuối cùng, để bảo vệ răng sau khi điều trị tủy, sẽ tiến hành bọc răng sứ. Vì phục hình răng sứ sẽ giúp bảo tồn và nâng cao tuổi thọ của răng đã chữa tủy. Từ đó, đảm bảo chức năng chứa năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho răng.
Bước 6: Lấy dấu răng và gắn răng tạm
Trước tiên, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để gửi toàn bộ thông tin cho phòng labo. Các kỹ thuật viên tại phòng labo sẽ bắt tay vào công đoạn thiết kế răng sứ dựa trên phần mềm CAD/CAM hiện đại. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành gắn tạm răng sứ trong thời gian chờ đợi mão răng thật.
Bước 7: Gắn mão răng sứ cố định
Sau khi hoàn thành những chiến răng bọc sứ, bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám và kiểm tra khả năng tương thích của mão răng sứ với cùi răng thật. Tại nha khoa My Auris, khách hàng sẽ được cấp thẻ bảo hành chính hãng với thời hạn lên đến 15 năm.
Lợi ích của bọc răng sứ khi lấy tủy
Làm răng sứ sau khi lấy tủy răng sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
Bảo vệ tuyệt đối mô răng thật
Răng sau khi lấy tủy răng sẽ trở nên yếu ớt và dễ dàng lung lay. Thế nên, làm răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng thật, đồng thời cải thiện ăn nhai và không bị nhạy cảm bởi nhiệt độ của thức ăn.
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Răng sứ được chế tác từ phôi sứ cao cấp. Do có mão răng sứ có hình dáng và màu sắc răng giống với răng thật, nên răng sứ đảm bảo về khả năng sử dụng cũng như tính thẩm mỹ. Răng sau khi phục hình sẽ rất giống với tự nhiên, đặc biệt rất khó phân biệt răng thật và răng sứ.
Ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Như đã đề cập, việc bọc răng sứ được xem là “chiếc áo giáp” bảo vệ mô răng thật nên vi khuẩn không thể bị xâm nhập. Do vậy, bạn chỉ cần làm sạch phần chân răng gần nướu và hạn chế tình trạng sâu răng tối đa.
Làm răng sứ lấy tủy vẫn còn tồn tại song song giữ lợi ích và hạn chế. Để bảo vệ răng thật tối ưu bạn cần phải nghe lời khuyên của bác sĩ để tránh trường hợp lấy tủy răng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Khi có tình trạng đau nhức, hay bị sâu bạn cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa.
Trên đây là những giải mã về làm răng sứ có cần lấy tủy không. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn cặn kẽ và chi tiết.
Kim Dung