Trong các kỹ thuật trồng răng, trồng răng implant là kỹ thuật tiên tiến và đem đến sự thành công cao trong phục hình răng đã mất. Không chỉ mang đến sự vượt trội về thẩm mỹ, ăn nhai, cấy implant thực hiện một lần và sử dụng trọn đời. Nhưng khi nào cấy implant thì phù hợp. Hãy cùng My Auris tìm hiểu về khi nào cần cấy implant qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Vì sao cần cấy implant sau khi mất răng?
Mất răng là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Bởi mất răng gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống, công việc lẫn sinh hoạt. Đặc biệt, càng kéo dài thời gian mất răng sẽ càng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nhất là tình trạng tiêu xương hàm khiến mặt hóp má, răng tụt nướu và bị móm.
Trong số các phương pháp trồng răng, cấy ghép implant đem đến nhiều lợi ích và ưu điểm hơn cả. Vì thế, phương pháp này được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên cấy ghép sau khi mất răng.
Thứ nhất, trồng răng implant giúp bảo tồn hoàn toàn các răng thật, không gây xâm lấn đến các răng lân cận. Trồng răng implant diễn ra độc lập, mà không cần mài răng như cầu răng sứ hay không cần sử dụng móc kim loại neo giữ như hàm giả tháo lắp. Trụ implant sẽ được đặt nhẹ nhàng vào xương hàm tại ổ răng mất mà không gây đau đớn cũng như ảnh hưởng các răng xung quanh.
Thứ hai, cấy ghép implant đem đến tính thẩm mỹ và ăn nhai cao. Răng có cấu tạo hoàn chỉnh như răng thật nên khó nhận biết răng giả. Đặc biệt, răng khôi phục khả năng ăn nhai cao, lên đến 98-99% lực ăn nhai răng thật. Được biết, cầu răng sứ chỉ khôi phục khoảng 60-70% và hàm giả tháo lắp chỉ khôi phục 30-40% lực ăn nhai của răng thật.
Thứ ba, trồng răng implant ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm mà không phải phương pháp trồng răng nào cũng thực hiện được. Khoảng trống mất răng trên cung hàm khiến răng không chỉ xô lệch mà lâu ngày không tác động lực khiến xương hàm tại vị trí đó tiêu biến dẫn đến mặt biến dạng, lão hóa. Cầu sứ và hàm giả tháo lắp chỉ phục hình thân răng nên không thể ngăn được tình trạng này, còn trụ implant thay thế chân răng thật trong xương hàm và tích hợp cứng chắc nên ngăn được tình trạng này.
Cuối cùng, trồng răng implant sau mất răng sẽ thoải mái hơn trong việc vệ sinh và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Răng tồn tại độc lập và cứng chắc trên cung hàm nên vệ sinh như chiếc răng thật, hạn chế tình trạng giắt kẽ thức ăn bên dưới răng sứ như cầu sứ hay không cần phải tháo lắp khi vệ sinh như hàm giả tháo lắp.
Có thể thấy, trồng răng implant mang đến rất nhiều lợi ích và ưu điểm phục hình răng đã mất. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phù hợp và cũng cần cân đối thời gian trồng răng để nâng cao tỷ lệ thành công và an toàn cho cơ thể.
Trường hợp nên và không nên cấy ghép implant
Như đã đề cập, không phải trường hợp nào cũng phù hợp cấy ghép implant, do đó, mọi người nên đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám để có được những tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Trường hợp phù hợp cấy implant
- Mất 1 răng ở vị trí bất kỳ trên cung hàm, có thể là răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Mất 2 hay nhiều răng ở các vị trí riêng lẻ trên cung hàm
- Mất 2 hay nhiều răng ở vị trí liền kề
- Mất răng toàn hàm
- Mất răng lâu ngày và đã bị tiêu xương
Các trường hợp này đều có thể phục hình implant để cải thiện tình trạng. Song, cũng tùy vào tình trạng, sức khỏe răng miệng của từng người mà bác sĩ chỉ định loại trụ và phác đồ điều trị khác nhau.
Trường hợp không phù hợp cấy implant
Người trồng răng implant thường phải đạt điều kiện về sức khỏe răng miệng và toàn thân. Do đó, với những trường hợp dưới đây, bác sĩ khuyến cáo không nên cấy Implant để đảm bảo an toàn điều trị.
- Người dưới 18 tuổi, xương hàm chưa phát triển hoàn thiện, cứng cáp nếu can thiệp trồng răng implant sẽ dẫn đến sự phát triển sai lệch của cấu trúc xương hàm.
- Phụ nữ đang mang thai không nên cấy ghép Implant, vì trong quá trình này sẽ phải gây tê, gây mê, sử dụng kháng sinh,… ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Những người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, máu khó đông… Các bệnh nhân này khó cầm máu, khó kiểm soát khi cấy ghép Implant.
- Người mắc bệnh tâm thần, khó kiểm soát được hành vi của mình.
- Người nghiện rượu, nghiện thuốc lá và các chất kích thích.
- Người đang trị xạ/hóa trị không thể thực hiện cấy ghép Implant.
Những đối tượng kể trên được bác sĩ chỉ định không phù hợp. Tuy nhiên, nếu bị mất răng, những người này nên đến gặp bác sĩ, thông báo tình trạng sức khỏe hiện tại cho bác sĩ, có mắc bất kỳ bệnh lý mãn tính nào không, có mang thai không,… để bác sĩ có kế hoạch điều trị phù hợp.
Ngoài ra, với những người nghiện rượu, thuốc lá, bác sĩ sẽ chỉ định kiêng rượu bia, thuốc lá từ khoảng 2 – 4 tuần trước và sau cấy ghép Implant để tăng tỷ lệ thành công, ngăn sự đào thải trụ.
Khi nào cần cấy implant?
Bên cạnh đối tượng phù hợp cấy implant, cũng có nhiều băn khoăn về thời gian, khi nào cần cấy implant. Theo bác sĩ nha khoa, thời gian tốt nhất để cấy Implant đó là sau khoảng 3 – 6 tháng, kể từ lúc mất răng vĩnh viễn. Lúc này, vị trí mất răng đã lành thương và xương hàm chưa bị tiêu giảm, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn để đặt trụ Implant. Tuy nhiên, cũng tùy vào tình trạng, sức khỏe răng miệng của mỗi người mà có thời gian trồng răng phù hợp. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi tình trạng định kỳ.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng sức khỏe cơ thể, răng miệng tốt, đủ điều kiện cũng có thể tiến hành cấy implant tức thì ngay sau khi mất răng.
Song, không nên để răng mất quá lâu bởi xương hàm sẽ tiêu dần đi theo quy luật tự nhiên. Lúc này, mật độ xương hàm không còn đủ thể tích để đặt và giữ được trụ implant. Nếu muốn trồng implant sẽ phải bắt buộc phải ghép xương và chờ đợi thời gian xương ghép tương thích, mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí hơn rất nhiều lần.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về khi nào cần cấy implant giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Để có thời gian trồng răng phù hợp, hãy đến nha khoa thăm khám ngay sau khi mất răng. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy