Bị nhiệt miệng phải làm sao? 5 mẹo điều trị an toàn

Bị nhiệt miệng phải làm sao? 5 mẹo điều trị an toàn

Nhiệt miệng thường xảy ra khi chúng ta bị nóng trong người, ăn nhiều đồ cay nóng và bị căng thẳng kéo dài,… Việc điều trị nhiệt miệng tái phát thường xuyên sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, giảm thiểu cảm giác đau đớn hay thậm chí còn giúp ngăn ngừa một số bệnh lý khác. Vậy bị nhiệt miệng phải làm sao, để có thể thông tin, mời bạn tham khảo bài viết sau của nha khoa My Auris nhé!

Bị nhiệt miệng phải làm sao – cách điều trị hiệu quả

Nhiệt miệng là bệnh lý không nguy hiểm, chúng có khả năng tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng cứ xuất hiện theo chu kỳ thì bị nhiệt miệng phải làm sao, lúc này bạn buộc phải có cách điều trị tức thì. Nhằm hạn chế cảm giác đau nhói trong khoang miệng:

Bị nhiệt miệng phải làm sao - cách điều trị hiệu quả
Bị nhiệt miệng phải làm sao – cách điều trị hiệu quả

Sử dụng nước muối 

Nước muối có tính sát khuẩn mà còn rất an toàn, lành tính với cơ thể. Việc súc miệng với nước muối mỗi ngày có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng đau rát tại vị trí loét miệng. Đồng thời còn làm khô nhanh nhiệt miệng. Bạn có thể tự pha nước muối súc miệng mỗi ngày tại nhà theo các cách sau:

  • Hòa tan khoảng 5g muối tinh với 230ml nước ấm.
  • Súc miệng với dung dịch nước muối khoảng 15 đến 30 giây và sau đó nhớ nhổ ra.

Bạn cần súc miệng để cho nước muối có thể trôi sâu vào cổ họng, chú ý là không được nuốt. Thực hiện đều 2 đến 3 lần trong ngày để thấy được hiệu quả cao.

Dùng mật ong 

Từ xưa, mật ong đã được biết đến với công dụng cao là chống viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp, kháng khuẩn và giúp cho vết nhiệt không còn sưng đỏ, hay bỏng rát. Có khá nhiều phương pháp trị nhiệt miệng với mật ong mà bạn có thể áp dụng:

  • Bôi trực tiếp mật ong lên vị trí vết loét, khoảng 4 lần trong ngày sẽ thấy ngay hiệu quả.
  • Pha một tách trà nóng thêm chút mật ong để dùng mỗi ngày. Bạn nên nhấp môi từng chút một để dung dịch thẩm thấu vào vết nhiệt.
  • Bên cạnh đó, có thể dùng mật ong kết hợp với bột nghệ để đắp lên vết nhiệt khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Ăn sữa chua 

Ăn sữa chua sẽ giúp giảm bớt tình trạng nhiệt miệng
Ăn sữa chua sẽ giúp giảm bớt tình trạng nhiệt miệng

Theo nghiên cứu, sữa chua có khả năng giúp lợi khuẩn do men vi sinh như lactobacillus. Đôi khi bạn bị nhiệt miệng do vi khuẩn HP hay bệnh viêm ruột gây nên. Nếu có thể đẩy lùi được vi khuẩn này thì nhiệt miệng sẽ không còn nữa. Do đó sữa chua sẽ tốt cho việc tiêu diệt vi khuẩn HP. Bạn có thể ăn sữa chua mỗi ngày, sau bữa ăn, nó không những giúp loại bỏ vết loét mà còn tốt cho sức khỏe dạ dày.

Bổ sung các loại vitamin

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, và đẩy lùi các loại vi khuẩn. Bị nhiệt miệng phải làm sao thì lúc này bạn cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học, bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin:

  • Vitamin B: Thường có trong các thực phẩm như sữa gạo, trứng, cá,… nên bổ sung vào thực đơn.
  • Axit folic: các loại rau có màu xanh đậm như cải xanh, rau chân vịt, măng tây,…
  • Sắt: Với khả năng chữa nhiệt miệng mà còn tăng độ cứng cho xương, cơ. Thực phẩm giàu sắt bao gồm gan gà, ngũ cốc, hàu, trứng,…
  • Nước dừa sẽ giúp làm dịu viêm, nhiễm trùng của miệng vết thương.

Bã chè khô

Hợp chất tanin có trong chè với khả năng điều trị nhiệt miệng được hiệu quả và nhanh chóng. Sau mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại túi trà, đắp trực tiếp lên miệng vết loét. Cách này hỗ trợ giảm đau, sưng tấy và chống viêm được hiệu quả.

Dinh dưỡng cho người bị nhiệt miệng 

Bị nhiệt miệng phải làm sao, như đã nói sẽ không thể bỏ qua việc xây dựng dinh dưỡng khoa học. Một số thực phẩm sau, người nhiệt miệng nên chú ý bổ sung:

Dinh dưỡng cho người bị nhiệt miệng 
Dinh dưỡng cho người bị nhiệt miệng
  • Đồ ăn mềm và dễ nuốt: Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ gặp khó khăn trong ăn nhai. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo ăn uống đầy đủ để cơ thể được cung cấp các dưỡng chất. Do đó, hãy chế biến thực phẩm mềm hơn, ưu tiên ăn các loại canh ít gia vị hay có thể ăn cháo, súp,…
  • Sữa chua: Như đã thông tin, trong quá trình nhiệt miệng thì bạn nên tích cực ăn sữa chua để làm giảm đau tại vùng miệng. Đồng thời nó còn có khả năng kiềm chế được vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Cách ăn sữa chua tốt nhất là ăn vào các bữa phụ, bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Uống rau má: Nước rau má có khả năng giải nhiệt, thải độc tốt cho cơ thể cũng như giúp làm dịu các vết nhiệt miệng. Hoạt chất Triterpenoids có trong rau má sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tự lành vết thương, ngăn nhiệt miệng ở môi tái phát. Đồng thời, khi uống nước rau má thường xuyên, đặc biệt là thời tiết nắng nóng sẽ giúp thanh nhiệt cực tốt cho sức khỏe.
  • Uống trà xanh hay trà đen: Trong trà có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chúng có khả năng đẩy nhanh tốc độ phục hồi của các vết thương. Chưa kể khi uống trà còn cung cấp tanin hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm do nhiệt miệng gây ra. Việc uống trà xanh, trà đen mỗi ngày còn giúp cơ thể ngăn ngừa việc bị lão hóa.

Biện pháp giúp phòng ngừa nhiệt miệng được hiệu quả

Phòng ngừa cẩn thận sẽ giúp bạn không cần với hoang mang việc bị nhiệt miệng phải làm sao khi gặp tình trạng này nữa. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát được các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng:

Biện pháp giúp phòng ngừa nhiệt miệng được hiệu quả
Biện pháp giúp phòng ngừa nhiệt miệng được hiệu quả
  • Giảm tổn thương cho răng miệng bằng cách dùng các loại bàn chải có phần lông mềm. Nên ăn chậm nhai kỹ với các loại thực phẩm không quá cứng để làm giảm nguy cơ cắn vào lưỡi, hay bên trong má.
  • Bổ sung đủ các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B, sắt, kẽm,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng như đồ ăn cay, các loại quả có tính nóng, bia, rượu,…
  • Giảm căng thẳng, tránh ngủ muộn, mệt mỏi, thức khuya với những bài tập yoga, thái cực quyền, tập hít thở sâu,…
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày với việc đánh răng, ngoài ra nên dùng thêm nước muối, hoặc nước súc miệng.
  • Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe, khả năng cân bằng, cơ bắp, sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng với những thông tin trên, có thể giúp bạn biết được bị nhiệt miệng phải làm sao. Nhiệt miệng có thể tự hết mà không cần dùng thuốc, bạn nên chú ý làm theo các cách trên để tình trạng thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu vẫn không khỏi, tốt nhất hãy thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ kiểm tra và sử dụng thuốc cải thiện hiệu quả hơn nhé!

Yến Nhi

chat zalo
messenger