[Hướng dẫn] 7 cách cầm máu nhanh an toàn, hiệu quả

[Hướng dẫn] 7 cách cầm máu nhanh an toàn, hiệu quả

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, việc bạn gặp các tai nạn dẫn đến vết thương chảy máu là điều khó có thể tránh khỏi. Dưới đây là một số cách cầm máu nhanh được hướng dẫn bởi bác sĩ áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ nên áp dụng đối với vết thương nhỏ, vết trần xước trên da. Do đó, My Auris khuyến cáo gia đình cần trang bị một tủ thuốc y tế, có đủ các trang thiết bị dùng để cầm máu đúng chuẩn.

Top các cách cầm máu nhanh thực hiện tại nhà mà bạn cần biết

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của từng vết thương mà bạn gặp phải để lựa chọn cách cầm máu nhanh ngay tại chỗ hay đến bệnh viện. Với những vết thương chảy máu nhẹ, mọi người có xu hướng tự sơ cứu. Điều quan trọng là việc cầm máu phải đảm bảo an toàn và được thực hiện càng nhanh càng tốt. Người thực hiện cầm máu cần tuân thủ vệ sinh sạch sẽ, cần đeo găng tay cao su trước quá trình thực hiện.

Giữ chặt miệng vết thương

Cách cầm máu nhanh thực hiện tại nhà - Giữ chặt miệng vết thương
Cách cầm máu nhanh thực hiện tại nhà – Giữ chặt miệng vết thương

Cách sơ cứu được đánh giá là một trong những cách cầm máu nhanh, hiệu quả cao. Người thực hiện cần giữ chặt vết thương trong vài phút. Cách sơ cứu này phù hợp với trường hợp bị vết cắt nhỏ như trầy xuocs, đứt tay,…

Hãy sử dụng một miếng gạc hay băng y tế khô, sạch đặt lên vị trí vết thương. Dùng ngón tay ấn mạnh và giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy thì cố định miếng băng lại. Bạn cần đảm bảo vết thương đã ngừng chảy máu hoàn toàn trước khi thả tay. Việc gỡ miếng gạc ra quá sớm cũng có thể làm vết thương chảy máu lại, ảnh hưởng đến kết quả sơ cứu.

Nâng cao vị trí đang bị thương 

Nâng cao khu vực cơ thể đang bị chảy máu có tác dụng giảm lưu lượng máu tại vết thương. Đây là một trong những cách cầm máu nhanh mà bạn nên thử. Trường hợp chấn thương xảy ra tại vị trí cánh tay, bạn cần nâng cao nó lên phía đầu. Nếu chấn thương ở chi dưới, hãy nằm xuống và thực hiện nâng vùng bị thương lên đến trên mức tim của bạn.

Dùng đá lạnh giúp cầm máu 

Dùng đá lạnh để chườm lên vết thương sẽ có khả năng giúp mạch máu được co lại. Vì vậy. nó sẽ thúc đẩy quá trình hình thành cục máu đông một cách nhanh chóng hơn so với bình thường. Sử dụng đá lạnh được đánh giá là cách cầm máu nhanh được nhiều người tin tưởng, áp dụng.

Tuy nhiên, một điểm lưu ý khi sử dụng cách sơ cứu này, thay vì dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên bề mặt vết thương. Bạn cần bọc viên đá trong một chiếc khăn vải mềm, sạch rồi mới chườm lên vết thương.

Dùng trà hay rau má để cầm máu 

Dùng trà hay rau má để cầm máu 
Dùng trà hay rau má để cầm máu

Vào giai đoạn y học chưa phát triển, ông bà ta đã sử dụng các loại cây thảo dược làm mẹo điều trị bệnh, cầm máu cũng không phải vấn đề ngoại lệ. Trà xanh, rau má,… đều là những cái tên với khả năng sát khuẩn, cầm máu hiệu quả.

Tùy vào vết thương lớn hay nhỏ mà bạn dùng với lượng vừa đủ, tiến hành rửa sạch, vò nát và đắp trực tiếp lên vết thương và dùng tấm gạc để giúp cố định lại. Việc dùng trà xanh, rau má này không những giúp cầm máu nhanh chóng mà còn giúp vết thương có thể nhanh chóng lành lại.

Dùng dầu bôi trơn cầm máu 

Dầu bôi trơn cũng là một mẹo hữu ích giúp sơ cứu cầm máu trên các vết thương nông. Nhiều loại mỹ phẩm, bao gồm son dưỡng môi và các sản phẩm dưỡng ẩm nhà Vaseline đều có chứa thành phần này. Đây thường là hỗn hợp chứa các loại dầu, và sáp có thể được dùng để bảo vệ da, dưỡng cho da luôn mềm mịn.

Dầu bôi trơn dùng để cầm máu do vết cắt nông khá hiệu quả. Khi máu đã ngưng chảy, bạn cần lau khô da và loại bỏ hết phần dầu thừa còn són lại. Nhằm tránh bụi bẩn có thể bám vào vào lớp dầu và gây tình trạng viêm nhiễm.

Dùng nước súc miệng cầm máu 

Phần chất cồn có trong nước súc miệng có cơ chế hoạt động như chất làm co mạch máu, và khi bôi lên vết thương sẽ giúp máu nhanh chóng đông lại. Bên cạnh đó, axit aminocaproic bên trong nước súc miệng cũng giúp điều trị chảy máu trong miệng sai khi thực hiện các điều trị trên răng. 

Dùng nước súc miệng cầm máu 
Dùng nước súc miệng cầm máu

Tuy nhiên, nếu bị chảy máu miệng, bạn nên cố gắng không thực hiện động tác súc họng. Bởi điều này có thể đánh bật cục máu đông ra khỏi vị trí đang chảy máu trong răng, đồng thời làm miệng tiếp tục chảy máu.

Dùng thuốc chống mồ hôi để cầm máu 

Nhiệm vụ chính của loại thuốc này là làm cho các tuyến mồ hôi co lại, giảm bớt tần suất tiết mồ hôi. Tương tự, thành phần nhôm clorua trong thuốc chống mồ hôi cũng có khả năng làm co thắt các mạch máu. Từ đó vết thương nhanh chóng ngừng chảy máu.

Lưu ý: Các cách cầm máu trên đây tốt nhất chỉ nên áp dụng với những trường hợp vết thương ở mức độ nhẹ, mức độ chảy máu ít. Dù bạn lựa chọn cách nào thì nguyên tắc không được bỏ qua đó là sát trùng trước khi sơ cứu, và sau khi cầm máu.

Thậm chí ngay cả khi việc cầm máu đã đạt được mục đích thì bạn vẫn phải đảm bảo giữ sạch sẽ cho vết thương. Bởi nếu vết thương không được thực hiện thì sẽ khó ngăn chặn được nguy cơ nhiễm trùng.

Tình trạng chảy máu như thế nào thì cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các tình trạng chảy máu từ vết thương nhỏ hoặc chấn thương nhẹ đều sẽ tự ngừng lại sau khi bạn áp dụng các cách cầm máu nhanh đúng cách. Tuy nhiên, có một số loại chảy máu có khả năng đe dọa đến tính mạng. Khi gặp các sự cố sau, nạn nhân cần đến bệnh viện để được sơ cứu ngay lập tức:

Tình trạng chảy máu khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng chảy máu khi nào cần gặp bác sĩ?
  • Máu không ngừng chảy ra từ vết thương, bất kể bạn đã áp dụng nhiều cách để cầm máu khác nhau.
  • Chảy máu từ chấn thương làm ướt đẫm quần áo hoặc thấm đẫm băng gạc.
  • Chấn thương làm mất toàn bộ hoặc một phần của bộ phận nào đó trên cơ thể.
  • Người bị chảy máu bị ngất xỉu hoặc bối rối và mất tỉnh táo sau đó. 

Ngay cả khi máu đã ngừng chảy, nạn chân cũng cần được gặp bác sĩ nếu:

  • Vết thương cần phải khâu lại.
  • Bụi bẩn và mảnh vụn, dị vật trong vết thương không thể loại bỏ hết.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Không tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm.

Đại đa số trường hợp bị chảy máu ở phần mao mạch, nếu biết cách cầm máu nhanh và vệ sinh sạch sẽ đều sẽ ổn. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan bởi nếu mất máu quá nhiều, thì đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Do đó, nếu vết thương quá lớn và quá sâu, bạn cần phải cầm máu tạm thời và chú ý vào khâu sát trùng. Tiếp đến bạn cần phải sớm đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được xử trí an toàn, tránh nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm.

Yến Nhi

chat zalo
messenger