Thời điểm mang thai là khoảng thời gian mà phụ nữ rất nhạy cảm. Chính vì thế, tình trạng ho là một trong những bệnh lý thường gặp. Theo khuyến cáo của chuyên gia, ở thời điểm này, phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng các loại thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy cách trị ho cho bà bầu như thế nào. Cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ở bà bầu
Ho là một hiện tượng rất dễ gặp ở nhiều người. Bản chất này chính là làm sạch đường hô hấp khỏi các chất gây kích thích. Hơn thế nữa, tình trạng ho có thể xảy ra bất cứ khi nào bằng những biểu hiện ho khan, ho có đờm,..
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi nhất định, cụ thể hơn là thay đổi nội tiết tố. Với những biến đổi này sẽ làm cho bà bầu cảm lạnh hoặc ho kéo dài. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ở bà bầu, gồm:
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Chẳng hạn môi trường nhiều khói bụi, hay tiếp xúc với nhiều khói thuốc lá hay làm việc trong phòng kín có điều hòa,..
- Bị dị ứng: Do cơ địa của người phụ nữ rất nhạy cảm. Chính vì thế, họ sẽ bị dị ứng bời lông thú cưng, phấn hóa hoặc sự thay đổi thời tiết bất thường,..Mặc dù, trước khi mang bầu họ không có tiền sử dị ứng với các thành phần này.
- Sức đề kháng kém: Sức đề kháng kém có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi, viêm họng hay viêm phế quản – đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho. Hơn thế nữa, giai đoạn này của bà bầu rất nhạy cảm khiến cơ thể tương đối yếu nhằm loại bỏ các virus tấn công.
- Lưu lượng máu tăng: Bắt đầu từ tuần thứ 4 trong gian đầu thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao. Điều này sẽ gây áp lực cho các mạch máu tại khoang mũi, khiến cho bà bầu bị nghẹt mũi và xuất hiện tình trạng ho kéo dài.
- Ảnh hưởng do sự phát triển của thai nhi: Trong quá trình phát triển của thai nhi, khoang bụng sẽ bị tạo áp lực bởi sự phình to của tử cung. Từ đó, khiến tình trạng trào ngược dạ dày khiến mẹ bầu bị ngứa rát cổ họng và ho khan.
Tình trạng ho có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tình trạng ho là một hiện tượng bình thường ở mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng. Theo các chuyên gia chẩn đoán, ho ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa của thai phụ và các nguyên nhân gây bệnh.
Về cơ bản, các mẹ bầu sẽ cảm nhận được bụng di chuyển lên xuống khi ho. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi vì nước ối có trong bụng được ví như một lớp đệm chống sốc cho bé tránh bị tác động mạnh hoặc tránh những âm thanh bị tác động như ho. Trường hợp mẹ bầu ho quá mạnh và lâu, các mẹ cũng có thể dùng tay giữ giúp ổn định vùng bụng để tránh bị rung lắc quá nhiều.
Tuy nhiên, nếu thai phụ gặp phải tình trạng ho nhiều kèm theo những triệu chứng bất thường cần phải đi thăm khám kịp thời, vì đây có thể là những dấu hiệu cho một vài căn bệnh nguy hiểm. Tuyệt đối, không sử dụng thuốc giảm ho, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Trong nhiều trường hợp, ho nhiều có thể gây ra tình trạng co thắt vùng ngực, tạo cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. Dẫn đến tình trạng chán ăn, đồng thời ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thai nhi. Ngoài ra, nếu mẹ bầu đang trong giai đoạn cuối thai kỳ, tần suất ho kéo dài dẫn đến tình trạng co thắt tử cung, khiến động thai hoặc dọa sinh non. Hơn thế nữa, nếu ho quá nhiều xuất phát từ cơ thể bị nhiễm trùng. Nếu không thăm khám kịp thời có thể dẫn đến mất tim thai.
Gợi ý 3 cách trị ho cho bà bầu cực kỳ hiệu quả
Với mục đích giúp làm giảm cắt cơn ho và các triệu chứng mệt mỏi khi đi kèm, mẹ bầu có thể áp dụng những cách trị ho cực kỳ hiệu quả tại nhà:
Kết hợp chanh và mật ong
Chanh tươi khi kết hợp với mật ong là “vũ khí” chữa được bách bệnh. Đối với các mẹ bầu không thể uống được các loại thuốc kháng sinh, thì mật ong và chanh sẽ là kết hợp hiệu quả giúp ngăn chặn những cơ ho khó chịu. Vì trong chanh có lượng vitamin C dồi dào, đồng thời đóng vai trò như chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn và chống virus.
Mẹ bầu có thể pha một ly nước chanh cùng với 1 thìa nhỏ mật ong. Uống 1 – 2 lần mỗi ngày để sớm đạt kết quả. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống khi đói bụng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Sử dụng lá hẹ hấp
Với công thức lá hẹ hấp cách thủy là cách giảm ho cho bà bầu tại nhà rất hiệu quả. Vì trong hẹ tươi có các chất kháng khuẩn như Saponin và Odorin, giúp ức chế hoạt động của loại virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Hơn thế nữa, lá hẹ còn là vị thuốc có khả năng làm dịu cổ họng, tiêu đờm cắt cơn ho hiệu quả. Dưới đây là các bước làm hẹ hấp cách thủy:
- Rửa sạch lá hẹ và để ráo nước. Sau đó, cắt thành từng đoạn nhỏ.
- Cho lá nhẹ vào bát nhỏ và hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút.
- Lấy phần nước cốt hẹ để uống hoặc ăn trực tiếp cả lá hẹ sau khi đã hấp chín.
Sử dụng chanh đào
Chanh đào là nguồn cung cấp lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng tiêu viêm và chữa ho vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, chanh đào còn chứa nhiều thành phần kali có chức năng lọc thận. Hơn thế nữa, khi sử dụng chanh đào còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người mẹ trong thai kỳ. Thông thường, cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng chanh đào sẽ được thực hiện gồm các bước sau:
- Rửa sạch chanh đào bằng nước muối pha loãng;
- Thái chanh đoàn thành từng lát móng hoặc bổ đôi. Lưu ý hãy giữ nguyên phần hạt.
- Ngâm chanh đào trong hũ thủy tinh cùng với mật ong rừng nguyên chất.
- Sau khoảng 15 – 30 ngày, chị em có thể trực tiếp với chanh đào hoặc pha cùng với nước ấm để uống hằng ngày.
Một số cách phòng tránh tình trạng ho ở bà bầu
Trong thời gian suốt thai kỳ, việc nâng cao sức đề kháng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật là yếu tố quan trọng nhất. Dùng thuốc điều trị bệnh nhân khi mang thai thường được bác sĩ khuyến cáo hạn chế tối đa tránh gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Vì thế, người bầu cần phải chủ động áp dụng các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa cúm và ho thông qua một số lời khuyên sau:
- Bổ sung vitamin tổng hợp giúp cung cấp các chất dinh dưỡng khi không nạp đầy đủ qua chế độ ăn uống;
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời tránh lao động quá sức. Đặc biệt chú trọng giấc ngủ giúp tăng sức khỏe và cân bằng cho cơ thể.
- Tiêm vacxin theo khuyến nghị của bác sĩ để giúp bảo vệ sức khỏa mẹ và bé trong thai kỳ.
- Giữ ấm cho cơ thể, không tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm virus để tránh lây nhiễm bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách trị ho cho bà bầu. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn cặn kẽ và chi tiết.
Kim Dung