[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp, không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bệnh cũng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ và người lớn. Ở giai đoạn đầu, bệnh có biểu hiện nhẹ và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên có khá nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Để giải đáp trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Trào ngược dạ dày là gì? 

Trào ngược dạ dày còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản – GERD hay trào ngược acid dạ dày. Đây là tình trạng acid dạ dày bị trào ngược từng lúc hay thường xuyên vào trong thực quản ( ống nối giữa miệng và dạ dày). Trào ngược dạ dày thực quản có thể không gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của cơ thể nhưng cũng có thể gây nên một số bệnh lý suy dinh dưỡng, viêm thực quản cùng một số biến chứng hô hấp khác. 

Trào ngược dạ dày là gì? 
Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh này có thể gặp cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, tuy nhiên, người lớn là đối tượng thường dễ mắc bệnh nhất. Theo thống kê, có khoảng 10-20% người lớn từng có những triệu chứng trào ngược dạ dày 1 lần trong đời. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản 

Cơ thể khỏe mạnh, bình thường là sau khi thức ăn được đưa qua miệng, cơ vòng sẽ mở cửa để thức ăn đi vào dạ dày và sau đó đóng lại. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, cơ vòng lại không đóng kín khiến cho 1 phần dịch của dạ dày trào ngược. Do đó, gây nên nhiều triệu chứng điển hình như sau: 

  • Ợ chua: đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày, nhất là sau khi ăn no, khó tiêu, thời gian nghỉ ngơi. Khi bị ợ chua sẽ cảm nhận được vị chua trong miệng. Triệu chứng này còn thường xảy ra vào ban đêm gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt của người bệnh. 
  • Ợ hơi: là triệu chứng thường gặp khi đói. Triệu chứng này cũng xảy ra nhiều khi no, khó tiêu. 
  • Nôn, buồn nôn: triệu chứng này cũng xảy ra khi ăn quá no. Lúc này, dịch vụ trong dạ dày sẽ kích thích cổ họng, khiến cho người bệnh cảm giác buồn nôn và có thể nôn thức ăn, dịch vị ra ngoài. Tình trạng này càng kéo dài sẽ dẫn đến chán ăn.
  • Ăn không ngon, nghẹn, khó nuốt: trào ngược dạ dày kéo dài kéo theo trào ngược dịch mật, từ đó mang đến cảm giác đắng miệng. Ngoài ra, acid dạ dày trào lên gây sưng thực quản, dẫn đến cảm giác nuốt nghẹn, khó khăn trong nuốt thức ăn. Từ đó, dẫn đến cảm giác ăn không ngon, chán ăn, sụt cân,… 
  • Đau tức vùng thượng vị: lượng acid trào ngược từ dạ dày gây kích thích những đầu mút sợi thần kinh ở niêm mạc thực quản, khiến cho người bệnh có cảm giác đau tức ngực. Không chỉ vậy, cơn đau có thể lan đến ngực, vùng lưng và cánh tay khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. 
  • Đau họng, khàn giọng và ho thường xuyên do lượng acid bị trào ngược gây tổn thương dây thanh quản. 
  • Tăng tiết nước bọt: bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến cho độ pH ở vùng miệng cũng giảm gây kích thích hoạt động của các cơ quan tiết nước bọt nhằm mục đích trung hòa acid dạ dày. Đây cũng chính là nguyên nhân người mắc bệnh này tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. 
Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản 
Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài các triệu chứng phổ biến kể trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như khó thở, hen suyễn, hôi miệng, mòn men răng,… 

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? 

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không là điều mà nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ, đây là bệnh thường gặp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị sớm, bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng. 

  • Viêm loét thực quản: khi bị acid dạ dày tác động thường xuyên, thực quản có thể bị tổn thương, ăn mòn niêm mạc dẫn đến tình trạng viêm loét. Lúc này, sẽ xuất hiện một số biểu hiện như khó nuốt, buồn nôn, đau ngực, chán ăn,… Tuy nhiên, viêm loét thực quản vẫn có thể được cải thiện hiệu quả nếu điều trị sớm. 
  • Hẹp thực quản: Khi các vết loét ở thực quản phát triển lâu dài gây nên các vết sẹo. Từ đó, thực quản sẽ hẹp dần gây khó nuốt, đau ngực. 
  • Một số vấn đề về hô hấp: trường hợp dịch acid dạ dày trào ngược lên đường hô hấp, người bệnh sẽ phải đối mặt với 1 số vấn đề sức khỏe như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản, hay mắc tình trạng viêm phổi,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên gặp phải vấn đề chảy nước mũi thường xuyên, khàn giọng, ho nhiều, khò khè,… 
  • Barrett thực quản: trào ngược acid dạ dày cũng có thể khiến cho các tế bào trong lớp mô lót thực quản bị đỏ và dày hơn. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ ung thư thực quản. Tuy nhiên, rất khó để nhận biết triệu chứng bệnh. Thông thường, bệnh được chẩn đoán qua nội soi và sinh thiết. 
  • Ung thư thực quản: đây là biến chứng vô cùng nặng và nguy hiểm nhất, thường xảy ra với bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên. Ung thư thực quản đe dọa đến tính mạng người bệnh hơn nữa, còn khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như chảy máu thực quản, đau xương, khàn giọng, giảm cân không rõ nguyên nhân,… cần thăm khám sớm.
Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? 
Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản 

Để phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản, mọi người nên thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý một số điều sau: 

  • Kiểm soát cân nặng: việc duy trì mức cân nặng ổn định, lý tưởng có thể phòng ngừa nhiều loại bệnh tật khác nhau bao gồm cả trào ngược dạ dày. Khi bị thừa cân, béo phì, áp lực vùng bụng sẽ tăng lên nhiều khiến dạ dày đẩy lên cao, từ đó gia tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày. 
  • Bỏ thuốc lá: những chất độc hại trong thuốc lá không chỉ gây bệnh về phổi, tim mạch mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt thực quản và làm tăng nguy cơ bị trào ngược. 
  • Gối đầu cao hơn hoặc nâng đầu giường để nâng cao phần cơ thể từ thắt lưng trở lên. 
  • Tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn. Bữa tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng 
  • Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày, tránh các bệnh về đường tiêu hóa. 
  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, các loại nước uống có gas hay caffeine
  • Tăng cường những chất có tác dụng trung hòa acid như các sản phẩm từ tinh bột: bột ngũ cốc, bột yến mạch, các loại bánh mì,… 
  • Nên ăn nhiều đạm, các loại thịt ít mỡ, dễ tiêu như thịt nạc heo, thịt gia cầm,… 
  • Bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể: các loại rau xanh, củ quả, trái cây, các loại đậu,… 
  • Nên ăn nhiều sữa chua: sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tạo cảm giác ngon miệng. 
  • Sử dụng các sản phẩm có lợi cho dạ dày như nghệ, mật ong,… 
  • Thường xuyên luyện tập thể thao thường xuyên
  • Hạn chế dùng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn,… 
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm chua, cay,… 
Hạn chế ăn thực phẩm nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ - Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản 
Hạn chế ăn thực phẩm nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ – Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không, giúp mọi người hiểu hơn về bệnh. Từ đó, thay đổi thói quen sống để tốt hơn cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger