[GIẢI ĐÁP] Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?

Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?

Răng sâu bị vỡ là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tùy vào vết nứt vỡ nhỏ hay lớn mà bác sĩ có những chỉ định điều trị phù hợp. Vậy răng sâu bị vỡ có nên nhổ không, hãy cùng nha khoa My Auris giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây nhé. 

Tìm hiểu răng sâu bị vỡ 

Răng sâu bị vỡ là thân răng xuất hiện các vết nứt, nếu để lâu ngày có thể xuất hiện những lỗ trống lớn trên răng. Các răng này có đặc điểm là rất giòn, dễ bị nứt vỡ khi tác động ăn nhai hay có sự tác động bên ngoài. 

Khi mà chiếc răng sâu nặng không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có trong ổ răng kết hợp với vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng sẽ tấn công thêm răng sâu khiến chúng càng vỡ, nứt nhiều hơn. Các răng này dần bị ăn mòn, nứt vỡ chỉ còn chân răng.  

răng sâu bị vỡ có nên nhổ không
Tìm hiểu răng sâu bị vỡ

Khi sâu răng bị vỡ, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Do đó, nên theo dõi sức khỏe răng miệng, cần thăm khám ngay để kiểm tra xem tình trạng có bị sâu vỡ hay không. Nếu như phát hiện kịp thời, răng sâu sẽ không được trám kịp thời, ngăn ngừa vỡ lớn. 

  • Đau nhức biểu hiện rõ ràng, kéo dài dai dẳng không hết. Đặc biệt, cơn đau biểu hiện rõ nhất khi ăn uống. 
  • Có thể quan sát các lỗ, vết nứt trên thân răng. Chiếc răng sâu bị vỡ thường có màu ngả vàng, bề mặt có màu đen do vi khuẩn tấn công phần men răng, khiến răng mất đi cấu trúc, trở nên giòn và dễ gãy hơn. 
  • Nướu bị sưng và có hiện tượng chảy máu. Vi khuẩn có trong ở sâu và khoang miệng khiến cho phần nướu trở nên nhạy cảm, dễ bị sưng viêm hơn. 

Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?

Tùy tình mức độ sâu và vỡ của răng mà bác sĩ xác định phương pháp điều trị phù hợp. Vậy răng sâu bị vỡ có nên nhổ không

  • Trám răng: đối với những chiếc răng vỡ ít, vỡ nhỏ thì bác sĩ không chỉ định nhổ răng mà sẽ chỉ định trám răng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ vệ sinh phần răng sâu, vệ sinh răng miệng rồi trám lỗ trống sâu răng lại, phục hình lại hình dáng của răng. 
  • Bọc răng sứ: đây cũng là phương pháp được áp dụng cho răng sâu bị vỡ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng sâu lớn hơn nhưng vẫn còn giữ được cấu trúc mô răng. Bác sĩ loại bỏ phần răng bị sâu, vệ sinh sạch sẽ, rồi tiến hành mài răng để bọc sứ lên trên. Lớp mão sứ này là vật liệu trơ, hạn chế mảng bám và chống lại vi khuẩn tấn công răng thật bên trong.
  • Nhổ răng và trồng răng. Với những trường hợp răng sâu vỡ quá nặng, sâu ăn mòn hết răng chỉ còn chân răng, đôi khi đã ảnh hưởng đến tủy. Ở trường hợp này, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu để tránh ổ sâu lây lan đến các răng lân cận, làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn hàm. Sau khi nhổ bỏ răng, tùy vào tình trạng, điều kiện của mỗi người mà bác sĩ tư vấn trồng răng bằng cầu sứ hay trồng răng implant. 
răng sâu bị vỡ có nên nhổ không
Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?

Hậu quả nếu không điều trị răng sâu bị vỡ 

Nếu như chủ quan, không quan tâm đến các răng sâu trên cung hàm đến khi chúng chuyển nặng thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Sau đây là một số hậu quả do răng sâu vỡ gây nên đó là: 

  • Mất thẩm mỹ: răng sâu vỡ khiến cho cấu trúc của răng không còn nguyên vẹn, nếu là các răng chính diện sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ. Từ đó, ngại giao tiếp, mất đi sự tự tin. 
  • Cơn đau nhức kéo dài: Răng sâu gây nên những cơn đau kéo dài và dai dẳng. Không chỉ gây đau răng mà còn gây nên những cơn đau đầu. Nguyên nhân là do tủy răng là nơi chứa các dây thần kinh kết nối trực tiếp với dây thần kinh não bộ. Khi răng bị vỡ, tủy răng sẽ mất đi lớn bảo vệ, vi khuẩn dễ dàng tân công dẫn đến đau nhức, thậm chí ăn sâu gây nhiễm trùng. Dây thần kinh não bộ kết nối với dây thần kinh tủy sẽ gửi tín hiệu để xuất hiện triệu chứng đau đầu. 
  • Gây hôi miệng: vi khuẩn từ ổ sâu răng cùng với vi khuẩn có trong khoang miệng phát triển sinh ra mùi hôi trong hơi thở. 
  • Làm mòn miếng trám răng: miếng trám thường nằm ở vị trí bề mặt, có tác dụng bảo vệ răng khỏi tác động. Tuy nhiên, nếu sâu càng nặng khiến cho miếng trám rơi ra làm răng càng vỡ lớn hơn. Nguyên nhân do cấu trúc răng đã bị thay đổi, răng không còn đủ để miếng trám khít chặt vào răng. Qua các tác động ăn nhai, miếng trám sẽ bị bung khỏi vị trí. 
  • Áp xe răng: đây là tình trạng thường xảy ra khi răng bị sâu vỡ. Răng vỡ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào răng, hình thành các túi mủ ở vùng nướu quanh răng bị sâu hoặc trong răng hoặc vùng xương quanh răng. 
  • Nhiễm trùng: nếu như không chăm sóc và điều trị răng sâu vỡ kịp thời, sâu ngày càng tệ, có thể ăn mòn răng đến phần tủy, thậm chí là chân răng. Nặng hơn là gây nhiễm trùng, nhiễm trùng quanh xương răng, làm có phần xương đó bị tiêu đi. 
  • Hỏng răng hoặc mất răng: răng bị sâu quá nặng có thể khiến chiếc răng bị mất đi cấu trúc. Nếu không khắc phục sớm thì buộc phải bỏ răng đó. 
  • Gây nên nhiều bệnh lý khác: răng sâu chứa nhiều vi khuẩn, nếu không điều trị, vi khuẩn sẽ gây nên nhiều bệnh lý khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 
  • Ung thư liên quan đến nha khoa: nghiên cứu chỉ ra rằng, sâu răng chiếm đến 62% trong tổng số nguyên nhân dẫn đến ung thư răng miệng như ung thư vòm họng, ung thư xương, ung thư tủy. 
  • Viêm xoang: mũi và họng thông với nhau, do đó, nếu vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng thì sẽ có thể lan đến vùng mũi ảnh hưởng đến bộ phận này. 
răng sâu bị vỡ
Hậu quả nếu không điều trị răng sâu bị vỡ

Vì thế, nếu như phát hiện răng đau nhức, bạn nên đến bệnh viện/ nha khoa để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng. Từ đó, nếu phát hiện răng sâu, bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục, chặn ổ sâu nhanh chóng, kịp thời. Điều này tránh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. 

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, răng cứng chắc, khỏe mạnh, mọi người cũng nên có cách chăm sóc và vệ sinh thật tốt:

  • Tuân thủ đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần/ ngày. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ mảng bám, thức ăn giắt kẽ sau ăn 
  • Sử dụng nước súc miệng hay nước muối để diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng 
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn, thức ăn nhiều đường, acid 
răng sâu bị vỡ
Chế độ vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn

Như vậy, với những thông tin trong bài viết về răng sâu bị vỡ có nên nhổ không hy vọng mọi người giải đáp được thắc mắc. Từ đó, có cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt nhất. Hãy liên hệ nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger