Răng sâu bị vỡ có trám được không – 2 cách điều trị

Răng sâu bị vỡ có trám được không

Trám răng là phương pháp thường gặp và thường được chỉ định trong điều trị răng sâu. Sau khi trám răng, vết sâu được ngăn chặn, giúp mọi ăn uống tốt hơn, hạn chế đau nhức. Tuy nhiên, với các trường hợp răng sâu bị vỡ có trám được không? Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Tại sao răng sâu bị vỡ? 

Răng sâu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng, trong đó, đặc trưng là các cơn đau nhức dai dẳng, vô cùng khó chịu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ vậy, nếu không phát hiện, răng sâu có đặc điểm giòn, dễ gãy nên vì nguyên nhân nào đó mà bị vỡ, nứt. Khi vỡ nứt càng để lại hậu quả nghiêm trọng.  

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến răng sâu bị vỡ, cụ thể là: 

  • Viêm tủy răng: khi tủy bị tổn thương thì răng dễ bị sâu và vỡ ra, thậm chí là chết tủy răng và gây mất răng vĩnh viễn. 
  • Thói quen vệ sinh răng miệng: khi răng miệng không được vệ sinh sạch, kỹ, thừa ăn thừa, mảng bám tích tụ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến sâu răng, ăn mòn răng gây nứt, vỡ răng. 
  • Tác động từ bên ngoài: các tác động bên nhau như lực va đập, nhai thức ăn quá cứng cũng khiến cho răng sâu giòn, dễ nứt gãy. 
  • Do tác động của vi khuẩn:  thường xuyên bổ sung đồ ăn, thức uống nhiều đường và tinh bột thì các chất này tồn tại trong khoang miệng được chuyển hóa thành acid bám vào thành răng dẫn đến sâu răng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ bào mòn men răng khiến răng dễ vỡ. 
  • Thói quen ăn uống: khi chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày không đủ chất cũng khiến cho các răng không được chắc khỏe, dễ bị thiếu hụt dưỡng chất. Điều này không chỉ dễ bị phát sinh bệnh lý sâu răng mà còn dễ vỡ, nứt răng. 
  • Các bệnh lý khác: chẳng hạn như bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện triệu chứng ợ chua, dịch tiết từ dạ dày trào lên miệng khiến cho men răng bị bào mòn dễ tăng nguy cơ sâu răng và gãy vỡ. 
 răng sâu bị vỡ có trám được không
Tại sao răng sâu bị vỡ?

Răng sâu bị vỡ có trám được không? 

Khi răng sâu bị vỡ, chức năng ăn nhai của răng bị suy giảm, kèm theo đó là tần suất đau nhức ngày càng nhiều. Điều này khiến cho người bệnh mất ăn, ăn uống không ngon, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. 

Trám răng là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị sâu răng. Do đó, nhiều người băn khoăn răng sâu bị vỡ có trám được không. Trám răng là phương pháp giúp phục hình các răng sâu bị vỡ nhanh chóng, hiệu quả. Miếng trám này có tác dụng như miếng chắn bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài, đảm bảo ăn nhai sau khi trám. 

Một số ưu điểm của phương pháp trám răng sâu bị vỡ: 

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, nếu răng vỡ nhỏ chỉ thực hiện trong 1 lần, nếu răng vỡ lớn sẽ thực hiện từ 2-3 lần. Mỗi lần thực hiện chỉ khoảng 15-20 phút. 
  • Chi phí tiết kiệm, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. 
  • Không ảnh hưởng đến các răng lân cận
  • Bảo vệ răng thật tối ưu 
 răng sâu bị vỡ có trám được không
Răng sâu bị vỡ có trám được không?

Tuy nhiên, phương pháp trám răng vẫn có nhược điểm. Bởi phương pháp này chỉ hiệu quả với những trường hợp vỡ nhỏ, nếu như quá nặng, quá lớn thì cần phải dùng phương pháp điều trị khác. Hơn nữa, miếng trám răng không sử dụng lâu dài, chỉ bị bong tróc chỉ sau thời gian ngắn do tác động ăn nhai.

Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ kiểm tra độ nứt, vỡ của răng sâu mà xem xét điều trị bằng phương pháp nào: 

  • Bọc răng sứ: khi răng nứt vỡ lớn hơn, nhưng vẫn còn nguyên cấu trúc của răng thì sẽ thực hiện bọc sứ để bảo vệ cùi răng thật. Bác sĩ sẽ vệ sinh vết sâu, rồi tiến hành mài răng đến tỷ lệ phù hợp. Sau đó, lắp mão sứ lên trên thân răng để bảo vệ thân răng khỏi vi khuẩn tấn công. 
  • Nhổ răng và trồng răng: với những trường hợp sâu, vỡ quá nặng, có thể là ảnh hưởng đến tủy và vỡ chỉ còn chân răng thì bác sĩ, bắt buộc nhổ răng để tránh sâu ăn luồng ảnh hưởng đến các răng còn lại trên cung hàm. Sau khi nhổ răng, tùy vào tình trạng, điều kiện kinh tế của mỗi khách hàng mà bác sĩ tự vấn trồng cầu răng sứ hay trồng răng implant để phục hình.
 răng sâu bị vỡ có trám được không
Nhổ bỏ răng sâu bảo vệ sức khỏe răng miệng

Lưu ý sau khi trám răng sâu bị vỡ 

Cách chăm sóc răng sau khi trám là yếu tố quyết định đến thời gian sử dụng miếng trám có lâu dài hay không cũng như sâu răng có tái phát. Do đó, sau khi trám răng, mọi người cần chú ý cách vệ sinh và chăm sóc thật kỹ: 

  • Chỉ ăn sau khi trám răng tối thiểu 2 tiếng đồng hồ: trước khi đến trám răng, mọi người nên ăn uống để no bụng vì sau đó phải chờ đến 2 tiếng. Đảm bảo thời gian này để vật liệu trám có thời gian cứng hoàn toàn. Điều này kéo dài tuổi thọ của miếng trám và đảm bảo ăn nhai sau này tốt hơn. 
  • Tránh các thức ăn quá cứng, quá nóng hay quá lạnh: vì chỗ trám mới chưa chịu được lực tác động mạnh nên cần hạn chế các thực phẩm có thể gây bám dính, thay đổi hình dáng miếng trám,… Đồng thời, dù miếng trám có khô, cứng chắc lại thì mọi người ăn uống cũng nên hạn chế thực phẩm quá cứng, quá dai bởi có thể gây vỡ miếng trám, hoặc miếng trám bung ra khỏi hàm. 
  • Tránh các thực phẩm gây hại cho men răng: các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo,… hay các thực phẩm nhiều acid như nước ngọt có gas,… đều khiến cho men răng bị ảnh hưởng, mài mòn nhanh chóng. 
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: chăm sóc răng miệng tốt là điều kiện quan trọng giúp răng ngăn ngừa sâu tái phát, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Thực hiện đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần trong ngày. Đặc biệt nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng để tránh làm bong vết trám. Kết hợp cùng với đánh răng là sử dụng chỉ nha khoa, tăm  nước hay nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám tích tụ, thức ăn giắt kẽ và diệt khuẩn trong khoang miệng. Điều này ngăn chặn tối đa vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công gây bệnh lý. 
  • Thăm khám định kỳ: ngay khi răng miệng không có vấn đề, mọi người vẫn nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. Điều này giúp nâng cao sức khỏe răng miệng và có thể phát hiện sớm bệnh lý để có biện pháp khắc phục kịp thời. 
 răng sâu bị vỡ có trám được không
Lưu ý sau khi trám răng sâu bị vỡ

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về răng sâu bị vỡ có trám được không giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Nếu như tình trạng răng sâu đang có vấn đề, mọi người nên đến nha khoa/ bệnh viện thăm khám, kiểm tra sớm nhé. Bởi răng sâu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger