Nhổ răng là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa nhằm loại bỏ những chiếc răng mọc lệch, răng sâu gây ra cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, quá trình nhổ răng không quá nguy hiểm với người bình thường nhưng với mẹ bỉm sữa, liệu rằng đang cho con bú có nhổ răng được không là vấn đề cần phải tìm hiểu.
Mục Lục
Giải đáp đang cho con bú có nhổ răng được không?
Theo các chuyên gia y tế, trong quá trình nhổ răng, cần nhờ sự hỗ trợ đến thuốc chống tê, chống viêm, thuốc giảm đau,.. để giúp quá trình thực hiện được diễn ra thuận lợi. Tuy vậy, những loại thuốc này có thể hấp thụ vào sữa mẹ gây ảnh hưởng đến trẻ khi trẻ trực tiếp ti sữa hằng ngày.
Trên thực tế cho thấy, lượng thuốc tê này vô cùng nhỏ và nhanh chóng tan hết, đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như chất lượng sữa của bé. Tuy nhiên, để an toàn mẹ bỉm vẫn nên đợi khoảng 8 – 12 tiếng sau khi nhổ răng rồi mới cho con.
Do vậy, đang cho con bú có thể thực hiện nhổ răng bình thường nhưng với trường hợp người mẹ phải có sức khỏe ổn định, đồng thời không mắc các bệnh lý khác:
- Trường hợp bị các bệnh lý về răng miệng như viêm miệng, viêm nướu, viêm quanh cuống răng, viêm quanh thân răng. Trường hợp mắc các bệnh cấp tính này, người mẹ cần phải đợi hết giai đoạn cấp tính rồi mới tiến hành nhổ răng. Điều này, sẽ ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe về răng.
- Người mẹ mắc các bệnh rối loạn về tim mạch, tiểu đường hoặc bị dị ứng. Những người nằm trong những trường hợp này trước khi nhổ răng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa;
- Mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như tâm thần, động kinh. Khi mẹ bỉm mắc các bệnh này đều phải dùng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng. Hơn nữa, thuốc an thần có tác dụng phụ khó lường. Do vậy, trường hợp này người mẹ sẽ được khuyến cáo không được thực hiện nhổ răng.
Lưu ý gì sau khi nhổ răng dành cho mẹ bỉm trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ
Bên cạnh những lưu ý trước khi nhổ răng, mẹ bỉm cần phải lưu lại một số điều dưới đây sau khi nhổ răng để vết thương sớm hồi phục;
Chỉ cho bé bú sau khoảng 8 – 12 giờ điều trị
Khi nhổ răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để đảm bảo quá trình thực hiện không gây đau nhức. Theo đó, thuốc tế có thể có trong sữa và tan hết trong khoảng 4 – 5 giờ sau đó. Do vậy, mẹ bỉm có thể cho trẻ ti trước khi thực hiện gây tê hoặc có thể hút sữa để dành cho bé ăn vào những ngày tiếp theo. Sau khoảng 8 – 12 giờ nhổ răng, mẹ bìm có thể cho trẻ ti sữa bình thường.
Tuy nhiên, cách tốt nhất trước khi tiến hành nhổ răng khôn, mẹ bỉm hãy thông báo chi tiết về tình trạng nuôi con nhỏ của mình để các bác sĩ lựa chọn thuốc tế, thuốc uống và tư vấn giờ giấc dùng thuốc phù hợp nhất.
Uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ
Một số loại thuốc phổ biến như Nurofen, Panadol,..có thể giúp cảm giác đau đớn sau khi nhổ răng. Song, người mẹ không nên tự ý sử dụng mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định của loại thuốc với liều lượng dùng an toàn. Lưu ý, để tránh làm ảnh hưởng đến bé, vậy nên người mẹ nên cho con bú trước khi uống thuốc giảm đau.
Dành thời gian thư giãn
Việc nghỉ ngơi sẽ là cách giúp người mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe để sớm quay lại về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Do vậy, sau khi nhổ răng, người mẹ hãy nhờ thân trông nom con để có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
Chế độ lành mạnh & tránh đồ cay nóng
Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý vừa giúp mẹ bỉm đảm bảo chất lượng sữa cho con bú, đồng thời không làm tổn thương đến các vùng chân răng mới nhổ. Theo đó, vài ngày sau nhổ răng, mẹ bỉm nên ăn các món lỏng và mềm như súp, sữa, cháo,..Đồng thời tránh đồ ăn cay nóng, thức uống có gas, hoặc các thực phẩm cứng như bắp rang, hạt,..vì chúng có thể để lại những mảnh vụn trong ổ răng.
Chăm sóc răng miệng đều đặn và đúng cách
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, mẹ bỉm cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng trước và sau khi ăn bằng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải điện. Đồng thời, người mẹ nên súc miệng bằng nước muối ấm khoảng 5 đến 10 phút sau khi đánh răng. Điều này sẽ giúp giảm đau nhức răng khôn và hỗ trợ làm sạch khoang miệng, nhờ đó ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Một số lưu ý khác cần phải tránh
- Trong thời gian nhổ răng, người mẹ không nên uống rượu bia hoặc sử dụng các đồ uống có cồn;
- Tránh vận động mạnh hoặc làm việc nặng nhọc có thể ảnh hưởng đến vị trí phẫu thuật;
- Không ăn đồ quá nóng hoặc quá cứng sẽ không gây tốt cho vết thương;
- Không được dùng tăm hay vật nhọn vào vị trí đã nhổ răng;
Nhổ răng ở đâu an toàn dành cho mẹ bỉm sữa?
Với thế mạnh cơ sở vật chất cũng như tay nghề của bác sĩ, ứng dụng kỹ thuật vào công nghệ nhổ răng hiện đại. Hiện nay, nha khoa My Auris là địa chỉ mà nhiều khách hàng tin tưởng với chi phí hợp lý, thực hiện các ca nhổ răng an toàn và chính xác.
Đến với nha khoa My Auris, khách hàng sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, chụp phim CT 3D hiện đại, đồng thời thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết. Qua đó, các bác sĩ sẽ biết chính xác tình trạng răng để thực hiện đúng cách và hạn chế cơn đau nhức.
Ngoài dịch vụ nhổ răng, My Auris còn đa dạng các loại hình thẩm mỹ như: làm trắng răng, bọc răng sứ, trồng răng implant,..Tất cả các dịch vụ đều được thực hiện với quy trình chuyên nghiệm, đơn giản và đem lại hiệu quả tốt.
Tại nha khoa My Auris chúng tôi không chỉ mang đến một hàm răng khỏe, đẹp. Mà còn hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân. Nhờ đó, góp phần tạo “Hành trình kiến tạo nụ cười” với những nụ cười hạnh phúc và trọn vẹn.
Hy vọng những chia sẻ chi tiết ở trên về đang cho con bú có nhổ răng không. Lúc này, bạn sẽ có quyết định phù hợp cho bản thân để sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích và trò chuyện cùng bác sĩ tại website nha khoa My Auris cũng như sức khỏe răng miệng nhé.
Kim Dung