[Giải đáp] Bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao?

[Giải đáp] Bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao?

Không chỉ nôn nghén trong khoảng thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu còn bị sâu răng do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng khác nhau. Tình trạng sâu răng không những làm ảnh hưởng đến ăn uống mà còn dễ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao? Trong bài viết này sẽ gợi ý đến bạn một số cách điều trị răng sâu an toàn tại nhà cho bà bầu, nó khá dễ thực hiện. Tham khảo cũng My Auris để biết đó là những cách gì nhé!

Tìm hiểu bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao? 

Mang thai có thể khiến người mẹ phải thận trọng hơn đối với sức khỏe của mình. Khi nói đến điều trị những vấn đề sức khỏe răng miệng, điển hình bà bầu bị đau răng phải làm sao cũng có áp dụng sử dụng một số phương pháp sau:

Tìm hiểu bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao? 
Tìm hiểu bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao?

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên điều trị tại nhà

  • Đinh hương – Một biện pháp hỗ trợ lí tưởng trong việc điều trị đau răng cho mẹ bầu. Bạn có thể nhai một ít lá hay bôi dầu đinh hương lên răng đang bị ảnh hưởng, sau đó chỉ cần chờ cho cơn đau dịu xuống.
  • Nhai rau chân vịt cũng là cách hỗ trợ giảm đau răng sâu cho các mẹ bầu.
  • Nhai tỏi: Thành phần Allicin có trong tỏi sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn gây tình trạng sâu răng. Bên cạnh đó, bà bầu ăn tỏi còn đem lại nhiều lợi ích khác nếu biết cách sử dụng với hàm lượng vừa phải.
  • Súc miệng với nước đã được đun sôi với lá ổi hay có thể nhai trực tiếp lá ổi để giúp điều trị đau răng trong quá trình mang lại. Đây là một trong những mẹo dân gian được sử dụng nhiều nhất.
  • Dùng nước muối ấm để súc miệng: Mẹ bầu đang bị đau răng nên sử dụng nước muối ấm để súc miệng sau khi đánh răng. Ngậm hỗn hợp trong khoảng miệng khoảng 30 giây, muối có thể khử trùng và giảm bớt cơn đau do sâu răng gây ra tạm thời.

Đây đều là những cách trị sâu răng tại nhà dành cho mẹ bầu khá đơn giản và dễ thực hiện. Các loại nguyên liệu này cũng có thể tìm thấy nhanh chóng trong tủ lạnh hay dễ mua tại các siêu thị. Mong rằng với những cách này có thể giúp cho các mẹ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiêm trong quá trình chăm sóc răng miệng của bản thân, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Điều trị trong nha khoa 

Tuy rằng bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao có thể áp dụng các mẹo tại nhà kể trên, nhưng thực tế nó chỉ có khả năng hỗ trợ tạm thời. Đồng thời có trường hợp không thấy được hiệu quả tuyệt đối, mặt khác còn có thể gây cho mẹ bầu dị ứng với một số thành phần kể trên.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nha khoa để điều trị an toàn
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nha khoa để điều trị an toàn

Do đó, mẹ bầu cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo tính an toàn cho cả hai mẹ con. Một số trường hợp mẹ có thể không cần điều trị nha khoa đến khi sinh, nhưng sẽ cần có một số can thiệp nhằm tránh các biến chứng không mong muốn.

  • Chụp X-quang: Phương thức xác định mức độ hư hỏng của các răng. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, lúc thăm khám bạn cần nêu rõ với bác sĩ để được cung cấp các dụng cụ hỗ trợ cần thiết. Bảo vệ em bé tránh khỏi những tác động của tia X-quang.
  • Trám răng – Được chỉ định thực hiện khi mẹ bầu bị đau nhức bởi những chiếc răng sâu. Bác sĩ cũng tiến hành nạo sạch chỗ sâu, sau đó trám bít lỗ sâu răng.
  • Cạo vôi răng và làm sạch khoang miệng: Thường dành cho các mẹ bầu bị đau răng do viêm nướu. Bác sĩ sẽ cạo vôi răng, xử lý bề mặt gốc răng nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Việc dùng thuốc sẽ cần có chỉ định đến từ bác sĩ chuyên môn bởi có những loại thuốc sẽ không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, điều này có thể dẫn đến dị tật thai nhi. Mẹ bầu có thể cần điều trị kháng sinh, với trường hợp bị nhiễm trùng nướu hay răng.

Mẹ bầu bị sâu răng có ảnh hưởng đến con không?

Việc bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao sẽ cần có hướng xử lý sớm. Bởi nếu để lâu sẽ vừa làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và em bé trong bụng:

Mẹ bầu bị sâu răng có ảnh hưởng đến con không?
Mẹ bầu bị sâu răng có ảnh hưởng đến con không?

Tăng tỷ lệ người mẹ sinh non 

Khi đang có em bé, cơ thể của người mẹ sẽ có sự thay đổi về hormon nội tiết tố. Do đó, người mẹ rất dễ bị viêm nướu, chảy máu chân răng lúc mang thai, hay sâu răng. Theo chia sẻ của chuyên gia My Auris, sâu răng trong quá trình mang thai sẽ làm gia tăng tỷ lệ sinh non và dễ bị sảy thai hơn. Nghiêm trọng hơn là mẹ bầu còn dễ bị tiền sản giật và em bé sinh ra cũng bị nhẹ cân.

Trẻ sơ sinh dễ sâu răng 

Thời gian phát triển trong bụng mẹ, mầm răng của các bé đã được hình thành. Vào tuần thứ 16 của thai kỳ, men răng và ngà răng của bé đã phát triển. Vì vậy, ỏ tháng thứ 6 hay 7 sau khi sinh, các bé bắt đầu quá trình mọc răng sữa. Do đó, khi người mẹ bị sâu răng trong lúc mang thai thì con cũng sẽ bị ảnh hưởng, các răng sữa mọc ra cũng dễ bị sâu hơn.

Bí quyết vệ sinh răng miệng khi mang thai 

Bí quyết vệ sinh răng miệng khi mang thai 
Bí quyết vệ sinh răng miệng khi mang thai

Một số lưu ý đề vấn đề mẹ bầu vệ sinh răng miệng nhằm giảm bớt nguy cơ sâu răng và hỗ trợ cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn được tốt hơn:

  • Đánh răng chậm rãi và thực hiện thao tác nhẹ nhàng 
  • Nên sử dụng các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm 
  • Nên dùng loại bàn chải có đầu nhỏ, bởi trong khoảng thời gian này cả nướu và lợi của người mẹ tương đối nhạy cảm, cũng như dễ bị tổn thương hơn
  • Mỗi lần đánh răng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, do đó hãy thử đánh lạc hướng sự chú ý bằng cách nghe nhạc hay suy nghĩ đến một vấn đề nào khác nhé!
  • Sau khi nôn hãy lưu ý súc miệng lại để không gây sinh sôi vi khuẩn gây hại trong môi trường khoang miệng.

Sâu răng trong giai đoạn mang thai cũng nằm trong các vấn đề mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc răng miệng khoa học, thăm khám định kỳ thì các vấn đề răng miệng sẽ được giải quyết nhanh chóng. Đồng thời, bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao cũng được điều trị dứt điểm. Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám răng miệng, hãy đến với My Auris để được trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời, máy móc hiện đại hỗ trợ và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao thăm khám nhé!

Yến Nhi

chat zalo
messenger