Các cơn đau ở răng, nướu thường gây khó chịu cho mọi người. Nhất là những cơn đau từ răng khôn – nỗi ám ảnh của hầu hết mọi người. Đau nướu răng khôn có nhiều nguyên nhân, không chỉ là dấu hiệu của răng khôn trồi lên mà còn báo hiệu nướu có thể mắc một số bệnh lý về răng miệng. Do đó, mọi người không chỉ cảm thấy phiền toái vì những cơn đau nhức mà còn lo lắng liệu rằng báo hiệu nguy hiểm không?
Mục Lục
Răng khôn là gì?
Răng khôn cũng có hình dáng bên ngoài tương tự như nhóm răng hàm lớn. Răng có mặt răng phẳng, diện tích cùng hình dáng cũng như chân răng cũng khá phức tạp. Thông thường, đến độ tuổi trưởng thành từ 18-25, mọi người bắt đầu mọc răng khôn, có một số người sẽ mọc trễ hay sớm hơn.
Răng khôn có bề mặt nhai lớn, nhiều hố rãnh nên dễ đọng thức ăn và nằm sâu bên trong khó vệ sinh. Do đó, là nguyên nhân của nhiều cơn đau, nhức, viêm ở răng khôn.
Theo lý thuyết, hàm răng của người trưởng thành sẽ gồm 32 chiếc răng. Trong đó, 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm trước, 8 răng hàm sau và 4 răng khôn. Tuy nhiên, tùy vào mỗi người mà số răng khôn mọc khác nhau, có người chỉ mọc 1 hoặc 2 răng khôn, thậm chí có người không mọc.
Đau nướu răng khôn có nguy hiểm không?
Đau nướu răng khôn gây khó chịu cùng các cơn đau nhức dữ dội, dai dẳng. Nếu răng khôn đang đâm xuyên nướu để trồi lên và sau đó răng mọc thẳng thì trường hợp này không nguy hiểm. Chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kỹ hạn chế sâu răng cũng như các bệnh lý khác thì răng khôn sẽ không gây ảnh hưởng.
Tuy nhiên, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc đâm vào các răng khác thì cần phải xử lý kịp thời vì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm. Trường hợp răng khôn mọc lệch nặng, mà không được can thiệp và để lâu dài khiến xương xung quanh răng bị phá hủy, tệ hơn là làm xô cả hàm răng còn lại.
Trường hợp đau nhức do viêm nướu răng khôn cũng nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Trường hợp này càng kéo dài thời gian sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Ổ viêm có thể chuyển thành áp xe mủ, ăn mòn vào xương hàm, cũng như lan vào phần chân răng bên cạnh và dây thần kinh
- Gây ra nhiễm trùng
- Viêm đau lâu ngày dẫn đến việc hạn chế vệ sinh răng miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn hàm.
Vì sao lại bị đau nướu răng khôn?
Nướu răng khôn bị đau, nhức do nhiều nguyên nhân. Thông thường đau nhức là dấu hiệu cho bạn biết răng khôn sắp trồi lên hoặc mắc phải các bệnh lý về răng miệng.
Đau nướu răng khôn do mọc răng
Khi răng khôn mọc thường gây cảm giác đau nhức rất khó chịu cho mọi người. Cảm giác đau nhức dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của mọi người. Các cơn đau hành bạn không thể ăn, không thể ngủ ngon giấc, khó há miệng, không nói chuyện được và luôn cảm thấy đau ở vị trí nướu răng khó chịu.
Tình trạng đau nhức này có thể xảy ra ở cả lúc mọc thẳng lẫn mọc ngầm. Đồng thời, bạn có thể kiểm tra một số triệu chứng đi kèm để biết mình đang mọc răng khôn hay mắc bệnh lý nguy hiểm.
Ngoài đau nhức, khó chịu thì một số triệu chứng đi kèm khi răng khôn mọc lên: nướu sưng hoặc đỏ, sưng má, sốt, có hình thành mủ ở nướu, hơi thở có mùi hôi,…
Răng khôn bị đau do viêm nướu
Viêm nướu răng khôn là tình trạng cũng thường gặp và cũng gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Răng khôn bị viêm nướu gây ra các đau khó chịu. Tình trạng này là nướu quanh răng khôn đang bị mọc viêm. Viêm lợi ở răng khôn xảy ra khi răng khô chỉ mới nhú một phần ra khỏi nướu, có thể quan sát thấy răng hoặc một số trường hợp bị che lấp thì khó quan sát hơn.
Thường thì thời gian mọc răng khôn kéo dài, nên phần nướu trùm lên răng lâu ngày có thể bị vụn thức ăn li ti còn sót lại và vi khuẩn tích tụ bên dưới gây nên tình trạng viêm nướu. Viêm nướu răng khôn thường xảy ra với những trường hợp mọc răng khôn hàm dưới.
Răng khôn bị đau do bệnh lý về răng miệng
Nếu răng khôn xuất hiện một số dấu hiệu này, có lẽ báo hiệu đang có vấn đề cần được kiểm tra và xử lý kịp thời:
- Thực phẩm nóng, lạnh: răng khôn nhai những thực phẩm này sẽ trở nên nhạy cảm, ê buốt, đau nhức.
- Cảm giác đau nhức càng gia tăng khi mà ăn nhai trúng vào vị trí răng khôn
- Sâu răng: có thể thấy những vệt đen, nâu trên răng
Nên làm gì khi đau nướu răng khôn?
Để đau nướu răng khôn dai dẳng không phải điều tốt, do đó, khi có dấu hiệu nên:
- Kiểm tra tại nha khoa/ bệnh viện: bệnh nhân nên chọn nha khoa/ bệnh viện uy tín, chất lượng để được kiểm tra. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng, cho chụp X-quang để xem tình trạng ở răng khôn rồi mới đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất cho từng người.
- Vệ sinh răng miệng kỹ: đây là yếu tố quan trọng để nâng cao sức khỏe răng miệng, tránh các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu,… xảy ra. Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, kết hợp với dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, nước muối,… để làm sạch răng miệng, sát khuẩn, hạn chế mảng bám, thức ăn vụn còn sót lại.
- Thay đổi chế độ ăn uống: tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi giúp răng chắc khỏe, cùng với đó là chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau củ quả, thịt cá tươi,… Hạn chế thức ăn giàu tinh bột, giàu đường, quá nóng hay lạnh vì có thể gia tăng các bệnh bất lợi cho răng.
Như vậy, bài viết đã đưa ra câu trả lời cho vấn đề đau nướu răng khôn có phải dấu hiệu nguy hiểm. Để biết thêm thông tin hay có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ nha khoa My Auris để được giải đáp, tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất nhé.
Anh Thy